Cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn Hải Dương 2025

Tải về

Cấu trúc đề Văn vào 10 Hải Dương 2025

Mới đây tỉnh Hải Dương đã có dự thảo xây dựng cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn THPT 2025. Theo đó, trong năm học tới đây các em học sinh lớp 9 sẽ thi vào lớp 10 theo cấu trúc của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn của tỉnh Hải Dương 2025 mới nhất để các em cùng nắm được và có những định hướng ôn tập môn Văn vào 10 sao cho tốt.

Dự thảo cấu trúc đề Văn vào 10 Hải Dương

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

Môn: NGỮ VĂN

A. Yêu cầu chung

1. Cấu trúc

1.1. Phần Đọc hiểu: Gồm 05 câu khai thác các kiến thức về nội dung, nghệ thuật, chi tiết… từ ngữ liệu đã cho và có sự vận dụng, liên hệ.

1.2. Phần Viết: Gồm 02 câu

Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận văn học

- Nghị luận về một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn trích/tác phẩm (thơ, truyện)

Câu 2. Viết bài văn nghị luận xã hội

- Bàn về một vần đề cần giải quyết.

2. Yêu cầu chung về ngữ liệu

- Phạm vi ngữ liệu: Thơ Việt Nam hiện đại, truyện ngắn Việt Nam hiện đại (ngữ liệu ngoài ba bộ sách giáo khoa theo Chương trình GDPT 2018 bậc THCS.)

- Nội dung ngữ liệu:

+ Phù hợp với đặc điểm tâm lí, lứa tuổi của học sinh THCS; mang tính giáo dục, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.

+ Chọn những văn bản có tính điển hình về thể loại hoặc loại hình.

- Dung lượng của ngữ liệu: Bảo đảm học sinh có thời gian đọc và làm bài (tổng độ dài của các ngữ liệu không quá 1000 chữ)

- Nguồn dẫn: Chọn văn bản của các tác giả đã được kiểm duyệt bởi các NXB có uy tín hoặc website chính thống (ghi rõ nguồn)

+ Nếu ngữ liệu là đoạn trích (truyện), cần có tóm tắt bối cảnh của đoạn trích, trích đúng nguồn.

+ Chú thích những từ ngữ khó; giới thiệu tác giả (nếu cần)

+ Ghi xuất xứ rõ ràng, đầy đủ.

3. Yêu cầu về câu hỏi

* Yêu cầu chung

- Câu hỏi đảm bảo chính xác, khoa học, phân hóa được trình độ học sinh; đáp ứng yêu cầu đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh.

- Không sao chép y nguyên những câu hỏi, đề thi đã sử dụng ở các đơn vị khác.

* Yêu cầu cụ thể

+ Phần đọc hiểu

- Theo 3 mức độ (Biết, Hiểu, Vận dụng).

- Số lượng câu hỏi: 05 câu (có 01 câu hỏi tiếng Việt).

- Các câu hỏi đảm bảo đánh giá được năng lực hiểu của HS về những yếu tố hình thức tiêu biểu theo đặc trưng thể loại và nội dung chính của văn bản.

+ Phần Viết

- Viết đoạn văn nghị luận văn học.

- Viết bài văn nghị luận xã hội.

4. Thời gian làm bài: 120 phút

5. Hình thức: Tự luận

6. Cách thức ra đề: Theo hướng mở và tinh thần đổi mới của Bộ GD và ĐT

B. CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT

I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI

Năng lực

Câu hỏi

Cấp độ tư duy

Tỉ lệ

Biết

Hiểu

Vận dụng

Năng lực Đọc hiểu

(4,0 điểm)

Câu 1

x

5%

Câu 2

x

5%

Câu 3

x

10%

Câu 4

x

10%

Câu 5

x

10%

Năng lực Viết

(6,0 điểm)

Câu 1

x

x

x

20%

Câu 2

x

x

x

40%

TỔNG

100%

II. BẢNG ĐẶC TẢ

Phần

Năng lực

Yêu cầu

Mức độ đánh giá

Điểm

I

1. Đọc hiểu

(4,0 điểm)

Câu 1, 2: Kiến thức về đặc trưng thể loại văn bản

Nhận biết

- Xác định thể thơ của văn bản.

- Nhận biết nhân vật trữ tình trong đoạn thơ, bài thơ

- Nhận biết/liệt kê/gọi tên/trình bày/xác định các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ.

- Nêu nội dung của một số câu thơ.

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học; ngôi kể, lời kể, người kể chuyện, nhận biết cốt truyện.

1,0

Câu 3: Kiến thức về Tiếng Việt

Câu 4: Khái quát nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của ngữ liệu

Thông hiểu

- Hiểu các kiến thức Tiếng Việt: kiến thức về câu (thành phần câu, các kiểu câu); tác dụng biện pháp tu từ.

- Nhận xét nội dung, chủ đề của đoạn thơ, bài thơ.

- Giải nghĩa từ ngữ trong đoạn thơ, bài thơ.

- Nêu đặc điểm của nhân vật trữ tình trong bài thơ

- Hiểu được giá trị của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Xác định, phân tích ngôi kể, người kể, các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật …

- Tóm tắt các ý chính của một đoạn, nội dung văn bản...

2,0

Câu 5. Nêu quan điểm, ý kiến, cảm nhận của bản thân về vấn đề được rút ra từ ngữ liệu

Vận dụng

- So sánh nhân vật, văn bản,...

- Liên hệ văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,...

- Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, bài học…

1,0

II

Viết

(6,0 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận văn học.

- Nghị luận về một khía cạnh nội dung hoặc nghệ thuật đoạn trích/tác phẩm (thơ, truyện)

Nhận biết

- Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận văn học.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận trong đoạn văn.

- Giới thiệu được nội dung cần bàn và mô tả được những dấu hiệu nghệ thuật trong đoạn ngữ liệu.

- Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận văn học.

Thông hiểu:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung, cảm xúc chủ đạo của đoạn ngữ liệu.

- Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ngữ liệu văn học.

- Phân tích chủ đề, thông điệp, tình cảm, cảm xúc của người viết, …

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

- Cảm nhận, đánh giá, liên hệ từ ý nghĩa của ngữ liệu văn học.

- Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, bài học…

2,0

Câu 2. Viết bài văn nghị luận xã hội

- Bàn về một vấn đề cần giải quyết.

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận xã hội.

- Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận xã hội.

Thông hiểu:

- Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

- Trình bày được các giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Vận dụng các kĩ năng, thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt.

- Thể hiện sâu sắc quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội.

- Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

4,0

Tổng điểm

10

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 401
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm