Đề thi Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo giữa kì 1

Tải về

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân lớp 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 9 sách mới CTST được các thầy cô giáo biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập giữa kì bổ ích cho các em học sinh. Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo có đầy đủ ma trận và đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo

TT

Nội dung
kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

CH

Điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài 1: Sống có lí tưởng

5

1,25

0

0

1

0

1

5

1

1,25

1

22,5

2

Bài 2: Khoan dung

4

0,75

1

0

3

0

0

3

1

0,75

3

37,5

3

Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

3

1

1

3

4

1

1

3

40

Tổng

12

0

3

0

0

1

0

3

0

1

0

3

0

1

0

1

12

3

3

7

100

Tỷ lệ %

30

30

30

10

15

10

2. Đề thi Giáo dục công dân lớp 9 giữa học kì 1 có đáp án

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xác định được mục đích cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại là biểu hiện của khái niệm nào dưới đây?

A. Sống vì bản thân.

B. Sống có lý tưởng

C. Sống vụ lợi.

D. Sống tư lợi.

Câu 2: Người sống có lý tưởng là người xác định được mục đích sống

A. vụ lợi.

B. tư lợi.

C. cho mình.

D. cao đẹp.

Câu 3: Việc mỗi cá nhân xác định được mục đích sống cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Sống có lý tưởng.

B. Sống có kế hoạch.

C. Sống có nội dung.

D. Sống có hưởng thụ.

Câu 4: Sống có lý tưởng giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành

A. thủ đoạn của bản thân.

B. mục tiêu của bản thân.

C. âm mưu của bản thân.

D. các thủ đoạn để vụ lợi.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc sống có lý tưởng?

A. Được xã hội công nhận.

B. Được mọi người tin tưởng.

C. Được bổ nhiệm mọi chức vụ.

D. Được mọi người tôn trọng.

Câu 6: Một người có hành vi rộng lòng tha thứ cho lỗi lầm của người khác là biểu hiện của người có đức tính

A. khoan dung.

B. sáng tạo.

C. năng động.

D. cần cù.

Câu 7: Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người có đức tính nào sau đây?

A. Người biết khoan dung.

B. Người sống giản dị.

C. Người trung thực.

D. Người tự trọng

Câu 8: Người luôn lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến là biểu hiện của

A. giản dị.

B. trung thực.

C. khoan dung.

D. khiêm tốn.

Câu 9: Nhờ có lòng khoan dung sẽ làm cho cuộc sống và mối quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái và

A. phụ thuộc nhau hơn.

B. ngày càng xa cách.

C. tốt đẹp hơn.

D. xấu xí hơn.

Câu 10: Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân hoặc tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Hoạt động ngoại giao.

B. Hoạt động kinh tế.

C. Hoạt động cộng đồng.

D. Hoạt động khoa học.

Câu 11: Đối với cá nhân, hoạt động cộng đồng giúp các cá nhân

A. thu được nhiều lợi nhuận.

B. được thăng quan, tiến chức.

C. được bổ sung quyền lực.

D. được mở rộng hiểu biết.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng đối với mỗi cá nhân?

A. Giúp mở rộng hiểu biết.

B. Gia tăng tài chính cá nhân.

C. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

D. Phát huy tinh thần trách nhiệm.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 ( 3 điểm): Em đồng tình/ không đồng tình với ý kiến nào dưới đây về lòng khoan dung? Vì sao?

a) Khoan dung là bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác.

b) Khoan dung không chỉ là tha thứ cho người khác mà còn là tha thứ cho chính mình.

c) Không bao giờ phê bình người khác là biểu hiện của khoan dung.

d) Khoan dung là chấp nhận mọi sở thích, thói quen của người khác.

Câu 2 ( 3 điểm): Đọc trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi

Hưởng ứng phong trào ủng hộ xây trường học cho học sinh ở vùng cao, trường X đã tổ chức giải chạy. Với mỗi học sinh tham gia cuộc thi, nhà trường sẽ đóng góp 20 nghìn đồng để ủng hộ cho phong trào. Thông qua hoạt động này, tổng số tiền ủng hộ là 30 triệu đồng, trong đó có 10 triệu đồng được nhà trường tài trợ từ 500 học sinh tham gia giải chạy và 20 triệu đồng đến từ các nhà hảo tâm. Mỗi bạn học sinh tham gia giải chạy đều cảm thấy việc làm của mình thật ý nghĩa, góp phần phát huy sức mạnh của cộng đồng.

a) Em hãy cho biết hoạt động cộng đồng nào được thể hiện trong trường hợp trên. Hoạt động đó do chủ thể nào thực hiện?

b) Em hãy cho biết ý nghĩa của hoạt động cộng đồng đó đổi với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo em, các chủ thể tham gia hoạt động cộng đồng trên sẽ mang đến điều gì cho cộng đồng?

Câu 3 ( 1 điểm): Những suy nghĩ, hành động, việc làm của chủ thể nào dưới đây thể hiện lí tưởng sống đúng đắn của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Giải thích vì sao.

Anh K rất say mê nghiên cứu, chế tạo, anh đã chế tạo một chiếc xe tải cũ thành một thư viện lưu động để mang sách đọc đến cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa.

Đáp án

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

A

B

C

A

A

C

C

C

Câu

11

12

Đáp án

D

B

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

- Ý kiến a) Không đồng tình, vì: Chúng ta chỉ nên khoan dung, tha thứ cho người khác, khi họ nhận thức được sai lầm của bản thân và có thái độ, hành động sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó.

- Ý kiến b) Đồng tình: Biểu hiện của khoan dung là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm; Tha thứ cho chính mình; Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

- Ý kiến c) Chúng ta chỉ nên khoan dung, tha thứ cho người khác, khi họ nhận thức được sai lầm của bản thân và có thái độ, hành động sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó. Trước những lỗi sai, thiếu sót của người khác, chúng ta nên phê bình, góp ý với tinh thần xây dựng.

- Ý kiến d) Không đồng tình, vì: Một trong những biểu hiện của khoan dung là tôn trọng sở thích, thói quen tốt của người khác. Đối với những sở thích, thói quen xấu, gây hại cho chính bản thân người đó và xã hội, thì chúng ta cần phê bình, góp ý với tinh thần xây dựng.

3,0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

- Hoạt động cộng đồng và chủ thể thực hiện trong trường hợp trên là

+ Hoạt động: Giải chạy để quyên góp ủng hộ học sinh vùng cao

+ Chủ thể: Nhà trường và các em học sinh thực hiện

- Ý nghĩa

+ Đối với xã hội: Góp phần giúp các trẻ em vùng cao có điều kiện học tập và tiếp cận tri thức để vươn lên. Qua hoạt động này góp phần thực hiện quyền bình đẳng xã hội

+ Đối với cá nhân. Thể hiện tình thương thân thương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống

- Các chủ thể tham gia vào hoạt động cộng đồng sẽ góp phần tạo cơ hội để mỗi cá nhân được giáo lưu, học hỏi và rèn luyện, mở rộng hiểu biết và nâng cao giá trị bản thân,

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- Suy nghĩ, hành động, việc làm thể hiện lý tưởng sống đúng đắn

+ Đam mê nghiên cứu khoa học

+ Không ngững tìm tòi và chế tạo thành công thư viện lưu động để giúp người dân tiếp cận tri thức mới

- Giải thích. Những hành động và việc làm trên đã mang lại giá trị to lớn cho cộng đồng và xã hội đó là góp phần giúp người dân vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận với các tri thức

2,0 điểm

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 132
Đề thi Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo giữa kì 1
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm