4 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Tải về

Đề thi giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 9 sách Kết nối tri thức mới nhất có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh khi ôn tập giữa kì 1 môn KHTN lớp 9. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Khoa học tự nhiên 9 giữa học kì 1 cấu trúc mới, mời các em cùng tham khảo.

Lưu ý: Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 9 Kết nối tri thức bao gồm 4 đề có đầy đủ ma trận, bản đặc tả và đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các đề mời các bạn xem trong file tải về.

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 9 Kết nối tri thức - đề 1

Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 9 KNTT

Mạch nội dung

Chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Số tiết

Mức độ đánh giá

Tổng số câu/ý

%
Điểm

Điểm
(làm tròn)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phần chung

Mở đầu

Bài 1. Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học.

3

3

2

0

0,88

0.75

Vật lí

Năng lượng-Cơ học

Bài 2. Động năng. Thế năng.

2

2

2

0

0,59

0.5

Bài 3. Cơ năng.

2

1 ý

0

1

0,59

0.5

Bài 4. Công và công suất.

2

1 ý

0

1

0,59

0.5

Ánh sáng

Bài 5. Khúc xạ ánh sáng.

2

1 ý

0

1

0,59

0.5

Bài 6. Phản xạ toàn phần.

2

1

1 ý

1

1

0,59

0.75

Bài 7. Lăng kính.

2

1 ý

0

1

0,59

0.5

Bài 8. Thấu kính.

2

1

1 ý

1

1

0,59

0.75

Bài 9. Thực hành đo tiêu cực của thấu kính hội tụ

1

1

1

0

0,29

0.25

Hóa học

Kim loại, sự khác nhau cơ bản giữa Phi kim và Kim loại

Bài 18. Tính chất chung của kim loại.

4

2

1

1 ý

3

1

1,17

1.25

Bài 19. Dãy hoạt động hóa học.

4

2

1

1 ý

3

1

1,17

1.25

Sinh học

Di truyền học Mendel, cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền

Bài 36: Khái quát về di truyền học

2

2

2

0

0,59

0.5

Bài 37: Các quy luật di truyền của Mendel

2

1

1 ý

1

1

0,59

0.75

Bài 38: Nucleic acid và gene

3

2

1 ý

2

1

0,88

1

Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

1

1

1

0

0,29

0.25

Tổng câu/ý

34

16

4

4

0

4

0

2

20

10

10

10

Tổng điểm

4

1

2

0

2

0

1

30

% điểm số

4,0 điểm

3,0 điểm

20 điểm

10 điểm

Đề thi giữa  kì 1 Khoa học tự  nhiên 9 KNTT có đáp án

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1 (NB): Đồng hồ đo điện đa năng không đo được đại lượng nào sau đây:

A. Cường độ dòng điện

C. Công suất

B. Hiệu điện thế

D. Điện trở

Câu 2 (NB): Dụng cụ nào sau đây không thuộc nhóm các dụng cụ thí nghiệm quang học?

A. Cuộn dây dẫn có hai đèn LED

B. Nguồn sáng

C. Bán trụ và bảng chia độ

D. Bộ dụng cụ tìm hiểu tính chất ảnh qua thấu kính

Câu 3 (NB): Lưới tản nhiệt trong thí nghiệm khoa học tự nhiên dùng để làm gì?

A. Tăng nhiệt độ

C. Đo nhiệt độ

B. Giữ nhiệt

D. Phân tán nhiệt

Câu 4 (NB): Chọn câu sai:

A. Công thức tính động năng: Wd = m.v2/2

B. Đơn vị động năng là: kg.m/s2

C. Đơn vị động năng là đơn vị công.

D. Đơn vị động năng là: W.s.

Câu 5 (NB): Thế năng được tính bằng

A. kg.m

B. J.

C. W/s

D. m/s

Câu 6 (NB): Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?

A. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.

B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 7 (NB): Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’

A. là ảnh thật, lớn hơn vật.

B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. ngược chiều với vật.

D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 8(NB): Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:

A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.

B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.

C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.

D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.

Câu 9 (NB): Kim loại nào dẫn điện tốt nhất trong các kim loại sau?

A. Nhôm (Aluminium)

C. Sắt (iron)

B. Bạc (silver)

D. Đồng (copper)

Câu 10 (NB): Một lim loại nhẹ, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, được dùng làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng và vỏ máy bay,...Kim loại đó là

A. Fe

B. Ag

C. Al

D. Mg

Câu 11 (TH): Dãy các kim loại đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Al, Cu, Ag

B. Al, Fe, Mg.

C. Fe, Au, Al

D. Pb, Zn, Ag

Câu 12 (NB): Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại, kim loại mạnh nhất là:

A. K

C. Na

B. Cu

D. Au

Câu 13 (NB): Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học là:

A. Pb, Fe, Ag, Cu

B. Fe, Pb, Ag, Cu

C. Ag, Cu, Pb, Fe

D. Ag, Cu, Fe, Pb

Câu 14 (TH): Để làm sạch dung dịch copper (II) nitrate CuSO4 có lẫn silver nitrate AgNO3 có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Au

B. Ag

C. Cu

D. Fe

Câu 15 (NB): Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng hạt trơn với hạt nhăn. Tính trạng trội là hạt trơn thì kiểu hình ở F1 là:

A. 100% hạt trơn

B. 100% hạt nhăn

C. 50% hạt trơn và 50% hạt nhăn

D. 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn

Câu 16 (NB): Trong di truyền học, kí hiệu ♀ và ♂ là

A. Con cái và con đực

B. Con đực và con cái

C. Thuần chủng và không thuần chủng

D. Không thuần chủng và thuần chủng

Câu 17 (NB): Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều kiểu gene nhất?

A. AaBb × Aabb.

B. AABb × AaBB.

C. AaBB × aabb

D. AABB × Aabb

Câu 18 (TH): Tên gọi đầy đủ của phân tử RNA là:

A. deoxyribonucleic acid.

B. phosphoric acid.

C. ribonucleic acid.

D. nucleotide.

Câu 19 (TH) : Một gene có chiều dài 1360 Å. Trên mạch hai của gene có số nucleotide loại A = 2T; có G = A + T ; có C = 4T . Số nucleotide loại A của gene là bao nhiêu?

A. 120

B. 80

C. 952

D. 408.

Câu 20 (NB): Hình ảnh dưới đây minh họa cho quá trình nào?

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 9 Kết nối tri thức

A. Tái bản DNA

B. Phiên mã.

C. Dịch mã.

D. Tổng hợp protein.

Phần II: Tự luận ( 5 điểm)

Câu 21 (1 điểm):

a. (0,5 điểm) Đập thủy điện có sơ đồ như hình bên. Người ta xây đập để giữ nước ở trên cao. Khi mở cổng điều khiển, dòng nước chảy xuống làm quay tuabin của máy phát điện. Phân tích sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng của dòng nước trong trường hợp này.

Sơ đồ đập thuỷ điện

b. (0,5 điểm) Trong thời gian 25 giây, một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công suất bằng bao nhiêu?

Câu 22 (2 điểm):

a. (0,5 điểm) Tia sáng đỏ chiếu từ không khí đến mặt nước với góc tới i = 600. Biết chiết suất của nước với tia sáng đỏ là 1,325. Tính góc khúc xạ r.

b. (0,5 điểm) Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 hãy nêu điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường này?

c. (0,5 điểm) Thỉnh thoảng sau cơn mưa, ta có thể thấy được cầu vồng khi nhìn về hướng đối diện với Mặt Trời, em hãy giải thích vì sao có hiện tượng đó?

d. (0,5 điểm) Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 15cm, thấu kính có tiêu cự 5cm. Vẽ ảnh của vật sáng AB qua thấu kính trên.

Câu 23 (1 điểm):

a. (0,5 điểm) Một hỗn hợp gồm sắt (iron) và đồng (copper). Hãy trình bày cách tách riêng từng kim loại trong hỗn hợp này bằng phương pháp hoá học.

b. (0,5 điểm) Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi thả mảnh nhôm vào

(1) Dung dịch CuCl2

(2) Dung dịch H2SO4 loãng

Câu 24 (1 điểm):

a. (0,5 điểm) Mô tả thí nghiệm phép lai phân tích của Mendel.

b. (0,5 điểm) Cho các đối tượng sau: da, tóc, tiểu cầu, lục lạp, virus HIV, ti thể. Đối tượng nào có chứa nucleic acid?

Đáp án

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)

Khoanh tròn đúng mỗi ý được (0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

D

B

B

B

D

B

B

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

A

C

C

A

A

A

C

A

B

PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

21

(1đ)

a. Sự chuyển hóa giữa thế năng và động năng của dòng nước:

- Nước được giữ ở trên cao có năng lượng là thế năng lớn nhất.

- Trong quá trình dòng nước chảy xuống: thế năng chuyển hóa thành động năng.

- Khi dòng nước chảy tới ngay trước tuabin của máy phát điện có động năng lớn nhất do được chuyển hóa từ toàn bộ thế năng ban đầu của dòng nước.

b.

- Kéo một vật nặng lên cao nhờ ròng rọc động thì được lợi hai lần về lực nhưng lại thiệt hai lần về đường đi.

- Vật được nâng lên cao 7m thì đầu dây tự do phải kéo đi một đoạn bằng 14m.

- Công do người công nhân thực hiện được là:

A = F.s = 160.14 = 2240 (J)

- Công suất của người công nhân đó là:

0,5

0,5

22

(2đ)

a. Từ biểu thức n =  \frac{\sin i}{\sin r}\(\frac{\sin i}{\sin r}\)

Suy ra:

Vậy tia khúc xạ đi vào trong nước với góc khúc xạ r = 40,80.

b. Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 tới môi trường có chiết suất n2 thì điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường này là: n1 > n2 và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc tới hạn: i ≥ ith

c. - Sau cơn mưa có các giọt nước li ti còn sót lại ở trên không trung, mỗi giọt nước nhỏ này được xem như một lăng kính.

- Ánh sáng trắng của Mặt Trời khi chiếu qua các giọt nước này (chiếu qua lăng kính) đã bị tách ra thành các ánh sáng màu và tạo ra cầu vồng.

d. Trả lời: OF = OF’= f = 5cm

OA = d = 15cm

* Lưu ý: - Hình vẽ đúng tỉ lệ

- Thể hiện đầy đủ dấu mũi tên chỉ đường truyền tia sáng

0,5

0,5

0,5

0,5

23

(1đ)

a. Cho hỗn hợp vào dung dịch HCl:

- Cu không tan, tách riêng được Cu

- Fe tan vào dung dịch: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2

Cho kim loại Zn vào dung dịch FeCl2 và khuấy đều thu được Fe:

Zn + FeCl2 -> ZnCl2 + Fe

b.

(1) Dung dịch CuCl2

- Dự đoán hiện tượng: nhôm tan dần, xuất hiện kim loại màu đỏ bám ngoài mảnh nhôm, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

- Phương trình hoá học xảy ra:

2Al + 3CuCl2 -> 2AlCl3 + 3Cu

(2) Dung dịch H2SO4 loãng

- Dự đoán hiện tượng: Sủi bọt, có khí không màu thoát ra ngoài, mảnh nhôm tan dần,

- Phương trình hoá học xảy ra:

2Al + 3H2SO4 loãng -> Al2(SO4)3 + 3H2

0,5

0,5

24

(1đ)

a. Thí nghiệm phép lai phân tích của Mendel được thực hiện như sau: Cho các cây hoa tím F2 (cây có kiểu hình trội chưa xác định được kiểu gene) lai với cây hoa trắng (có kiểu gene đồng hợp tử lặn) để kiểm tra kiểu gene của các cây hoa tím F2.

b. Các đối tượng có chứa nucleic acid là: da, tiểu cầu, lục lạp, virus HIV, ti thể.

0,5

0,5

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 9 Kết nối tri thức - đề 2

Xem trong file tải về.

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 9 Kết nối tri thức - đề 3

Xem trong file tải về.

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 9 Kết nối tri thức - đề 4

Xem trong file tải về.

Trên đây chỉ là một phần nội dung bộ đề Khoa học tự nhiên 9 giữa kì 1 KNTT. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ chi tiết nội dung bộ đề.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 4.487
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm