Nghị luận về vấn đề cần giải quyết cách ứng xử trước những cám dỗ
Nghị luận về cách ứng xử trước những cám dỗ
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống học sinh hiện nay về cách ứng xử trước những cám dỗ. Đây là một trong những dạng bài các em có thể gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 9 khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. Sau đây là mẫu dàn ý nghị luận về cách ứng xử trước những cám dỗ có kèm theo bài mẫu chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý nghị luận cách ứng xử trước những cám dỗ
A. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nên ứng xử như thế nào để tránh khỏi việc bị cám dỗ bởi những tệ nạn xã hội.
- Ý kiến của bản thân về vấn đề: Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, vậy nên, bên cạnh những điều tốt đẹp, ý nghĩa mà cuộc sống mang lại, thì nó cũng tạo ra những tệ nạn, cám dỗ con người, khiến chúng ta sa ngã. Vì thế, việc học cách ứng xử trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội là điều cần thiết cho mỗi người.
B. Thân bài
1. Làm rõ vấn đề
- Tệ nạn xã hội: Là các hiện tượng xã hội tiêu cực để lại những hậu quả nặng nề đối với cá nhân, cộng đồng.Đó có thể là những hành vi và suy nghĩ sai lệch, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và vi phạm luật pháp..
- Cám dỗ: Là việc khơi dậy, làm thức tỉnh lòng ham muốn, lôi kéo con người vào một việc gì đó khiến chúng ta sa ngã.
- Những cám dỗ của tệ nạn xã hội chính là việc chúng ta bị cuốn hút, lôi kéo, hấp dẫn bởi những hành vi sai lệch, xâm phạm đến các giá trị đạo đức, vi phạm các quy định pháp luật, khiến chúng ta sa ngã, thậm chí rơi vào con đường lao lý.
- Hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề, mỗi người chúng ta cần phải tự học cách ứng xử thông minh để bảo vệ mình trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội.
2. Trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề qua các luận điểm
- Luận điểm 1: Để tự bảo vệ mình và tránh được những cám dỗ của tệ nạn xã hội, trước hết chúng ta cần phải nhận thức rõ được những nguyên nhân, nguồn gốc hình thành và gây ra các tệ nạn xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay.
+ Có rất nhiều nguyên nhân gây ra và khiến các tệ nạn xã hội có điều kiện để hoành hành, xuất phát từ cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan đến từ cá nhân của mỗi con người.
+ Sự phát triển nhanh chóng của xã hội, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thông, dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Bên cạnh những sự phát triển tích cực thì còn có cả những thông tin tiêu cực, độc hại, tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội phát sinh.
+ Bên cạnh đó, sự quản lý của các cơ quan chức năng, chính quyền còn chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ, tạo kẽ hở cho tệ nạn xã hội phát triển.
+ Tệ nạn xã hội còn xảy ra do nhận thức của một bộ phận người dân về nó còn hạn chế. Thiếu hiểu biết về tác hại của tệ nạn xã hội dẫn đến việc người dân chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống, trở thành đối tượng tiếp theo của những tệ nạn này.
+ Không chỉ vậy, tệ nạn xã hội cũng nảy sinh, khởi phát từ lòng tham, ham muốn của con người để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân bằng những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
+ Bằng chứng: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2023 là 2,3%, cao hơn so với năm 2022 (2,1%). Chính vì vậy ở Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng đã ghi nhận nhiều vụ việc trộm cắp, cướp giật xảy ra trên địa bàn do một số thanh niên thất nghiệp, thiếu tiền sinh hoạt, không đáp ứng được nhu cầu sống gây ra.
- Luận điểm 2: Nguồn gốc của tệ nạn xã hội là căn nguyên hình thành nên những mối đe dọa đến đời sống của mỗi người. Chính vì vậy, hiểu được nguồn gốc, chúng ta cũng cần trang bị cho mình nhận thức về tác hại nghiêm trọng và mối nguy hiểm của tệ nạn xã hội đối với chính mình và cộng đồng.
+ Đối với mỗi người, tệ nạn xã hội có thể tạo ra những ảnh hưởng xấu dẫn đến suy giảm sức khỏe, suy nhược tinh thần, thậm chí gây nguy hiểm đến cả tính mạng. Người mắc các tệ nạn xã hội sẽ dễ dẫn đến ảo giác, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi, có thể gây ra các hành vi nguy hiểm cho bản thân và người khác.
+ Tệ nạn xã hội còn là hố sâu gặm nhấm và nuốt chửng đạo đức, nhân phẩm của mỗi con người. Khi tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, trộm cắp,... ta sẽ dần bị sa lầy vào những thói hư tật xấu, dẫn đến đánh mất lòng tin, sự tôn trọng mọi người.
+ Những cá nhân dính và tệ nạn xã hội dần sẽ tự giết chết đi những mối quan hệ, làm rạn nứt tình cảm gia đình, gây ra những gánh nặng cho người thân và bạn bè xung quanh. Họ cũng tự tước đoạt đi ước mơ, hạnh phúc và tương lai của chính mình.
+ Đối với xã hội, các tệ nạn xã hội là nguồn cơn cho sự mất ổn định về trật tự và an toàn xã hội, cản trở sự phát triển. Hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người dân đều do tệ nạn xã hội gây ra.
+ Không chỉ vậy, mức độ gia tăng của các tệ nạn xã hội khiến người dân lo lắng, bức xúc, ảnh hưởng đến niềm tin vào pháp luật và các cơ quan chức năng.
+ Tệ nạn xã hội khiến nhiều thanh niên tha hóa, bỏ học, bỏ việc, lãng phí nguồn lao động trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đặt ra các áp lực và gánh nặng cho hệ thống phúc lợi xã hội.
+ Bằng chứng: Theo thống kê của Bộ Công An, cứ 10 vụ án được đưa ra xét xử liên quan đến các tệ nạn xã hội như ma túy, bạo lực, gây rối thì có đến gần 90% các bị can, bị cáo là thanh thiếu niên. Nhiều bị cáo, nhất là trong các vụ án ma túy, ra tòa chỉ một mình, bởi gia đình đã chối bỏ. Họ cứ thế lầm lũi sống, bất cần đời.
- Luận điểm 3: Nhận thức được tác hại và hệ lụy của tệ nạn xã hội, mỗi người chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, thế hệ thanh niên cần phải có ý thức tự làm chủ được bản thân, hành động và quyết tâm mạnh mẽ để không bị dụ dỗ, sa vào vòng vây của những tệ nạn xã hội.
+ Mỗi cá nhân cần tập trung trong việc học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng và trình độ, đồng thời tham gia các hoạt động vì cộng đồng, nhằm giữ mình tránh xa khỏi việc tiếp xúc với các tệ nạn xã hội.
+ Hãy tìm kiếm cho mình những niềm đam mê, sở thích lành mạnh để phát triển bản thân. Khi ta hành động để đạt tới ước mơ và niềm đam mê, ta sẽ không phí thời gian của mình vào những điều vô bổ, sống bất cần và sa đọa vào các tệ nạn xấu xí.
+ Mỗi người cần có sự kiên định cao độ, lý trí vững vàng khi bị dụ dỗ, lôi kéo dính vào các tệ nạn xã hội. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, không tụ tập, đua đòi, kết thành bè nhóm ăn chơi, sa đọa.
+ Luôn luôn tuân thủ và làm theo các nội quy, quy định của Pháp luật, các cơ quan, nơi làm việc, và nhà trường. Nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng luật pháp và các quy tắc đạo đức xã hội.
+ Bằng chứng: Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2022 cho thấy, 10 – 15% trẻ có dấu hiệu nghiện game. Trong đó, chiếm khoảng 80% là trẻ từ 10 – 15 tuổi. Đa số các bạn trẻ nghiện game đều cho thấy một tình trạng chung là họ không có ước mơ, đam mê, và lơ là trong việc học tập dẫn đến nghiện game điện tử. Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng này, việc học tập, có ý thức làm chủ bản thân, có ước mơ để phấn đấu là điều cần thiết.
- Luận điểm 4: Bên cạnh việc nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân, mỗi người chúng ta cần chung tay với gia đình và cộng đồng để tạo dựng một môi trường sống lành mạnh, nói không với các tệ nạn xã hội.
+ Tệ nạn xã hội không phải là vấn đề có thể giải quyết dứt điểm trong ngày một, ngày hai bởi một vài cá nhân và nó cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng.
+ Mỗi chúng ta nên chia sẻ, cung cấp thông tin với gia đình và mọi người để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ, giúp chúng ta tự bảo vệ mình trước những nguy cơ dính vào các tệ nạn xã hội.
+ Mỗi người cũng cần có ý thức vun vén gia đình. Vì gia đình là nơi đầu tiên quyết định đến nhận thức của con cái về các vấn đề xã hội. Bởi vậy, gia đình hạnh phúc cũng sẽ giúp các thành viên tránh được những nguy cơ rơi vào con đường tệ nạn xã hội nhiều hơn.
+ Tuyên truyền cho bạn bè và cộng đồng nơi mình đang sống về tác hại của các tệ nạn xã hội để mọi người có ý thức và tránh xa.
+ Bằng chứng: Nhằm đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong địa phương nơi mình sinh sống, Hội Phụ nữ thôn Hữu Ái (Gia Bình) đã thành lập ra Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm và Tệ nạn xã hội. Từ khi được thành lập đến nay, Câu lạc bộ đã phối hợp cùng với công an xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng chống tệ nạn. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự trong thôn, xóm cũng được bảo đảm hơn. Mô hình này đã được lan rộng ra các địa phương lân cận khác, nhận được sự hưởng ứng tích cực trong cộng đồng.
3. Một số ý kiến trái chiều
- Có ý kiến cho rằng tệ nạn xã hội là điều khó tránh khỏi, do đó không nên quá lo lắng và đề phòng, thay vào đó hãy chấp nhận sống chung với nó.
- Phản bác:
+ Quan điểm nêu trên hoàn toàn không chính xác. Bởi vì tệ nạn xã hội sinh ra là do con người tạo nên, không phải là một hiện tượng tự nhiên sẵn có như mưa, gió, sấm, sét nên không thể chấp nhận sống chung được.
+ Mặt khác, tệ nạn xã hội sẽ dẫn đến những hệ lụy và hậu họa khôn lường cho xã hội loài người nếu ta không kìm hãm sự lan rộng ngày một lớn hơn của nó.
+ Mỗi cá nhân hoàn toàn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tránh xa tệ nạn xã hội.
+ Khi mỗi cá nhân có ý thức lên án và không sa đà vào các tệ nạn xã hội, những hiện tượng tiêu cực cũng sẽ theo đó ngày một giảm dần và mất đi, làm xã hội ngày càng văn minh, phát triển.
4. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề
- Đối với gia đình, cha mẹ cần nâng cao nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội để có biện pháp giáo dục con em mình một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy trang bị cho con em mình những kỹ năng sống cần thiết để giúp các em có thể chống lại những cám dỗ của tệ nạn xã hội.
- Đối với nhà trường, nhà trường cần chú tâm hơn vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh một cách thường xuyên, tổ chức các hoạt động ngoại khóa lành mạnh, bổ ích để thu hút học sinh tham gia, giúp các em có sân chơi lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Các cơ quan chức năng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, đồng thời tăng cường thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, tăng cường tuyên truyền về hệ quả của các tệ nạn xã hội đến với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên.
- Đối với cộng đồng, chúng ta cần chung tay nói không với tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh, đồng thời giúp đỡ, tạo điều kiện cho những người đã từng mắc tệ nạn xã hội muốn hoàn lương để họ được cải thiện, phát triển và làm những việc có ích.
C. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức và đưa ra cách ứng xử đúng mực trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội: Cần có nhận thức một cách hoàn chỉnh về tác hại của tệ nạn xã hội, nói không với việc “thử” hoặc dính vào các tệ nạn xã hội.
- Liên hệ bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Xã hội luôn có mặt tốt và mặt xấu. Mỗi người chúng ta nên đón nhận những mặt tốt và loại bỏ đi những mặt xấu để xã hội ngày càng tốt đẹp, văn minh. Là một học sinh, tôi luôn tự ý thức được các tác hại của tệ nạn xã hội, và tự làm chủ được bản thân để tránh rơi vào cạm bẫy nguy hiểm này.
Nghị luận cách ứng xử trước những cám dỗ lớp 9
Cuộc sống của chúng ta là một bức tranh muôn hình muôn vẻ. Vậy nên, bên cạnh những mảng sáng - tượng trưng cho những điều tốt đẹp, ý nghĩa mà cuộc sống mang lại, thì còn có những mảng tối ẩn chứa những tệ nạn, cám dỗ con người, khiến chúng ta sa ngã. Vì thế, để tránh việc rơi vào cái bẫy của tệ nạn, việc học cách ứng xử trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội là điều cần thiết cho bản thân mỗi con người.
Vậy trước hết, ta cần hiểu tệ nạn xã hội là gì mà nó lại nguy hiểm đối với chúng ta như thế? Có rất nhiều quan điểm khác nhau để chúng ta nhìn nhận về tệ nạn xã hội. Có người cho rằng đó là những thói hư tật xấu, cũng có người nói rằng đó là những hành động sai trái, gây hại đến an ninh, an toàn của chính chúng ta. Nhìn chung, tệ nạn xã hội được hiểu là các hiện tượng xã hội tiêu cực để lại những hậu quả nặng nề đối với cá nhân, cộng đồng. Tệ nạn xã hội đặc trưng là những hành vi và suy nghĩ sai lệch, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và vi phạm luật pháp, vậy nên nó cần phải được loại bỏ ra khỏi đời sống của chúng ta. Thế nhưng, con người với bản tính của mình thì vẫn luôn có thể bị cám dỗ bởi chúng. Cám dỗ ở đây là việc khơi dậy, làm thức tỉnh lòng ham muốn, lôi kéo con người vào một việc gì đó khiến chúng ta sa ngã. Những cám dỗ của tệ nạn xã hội chính là việc chúng ta bị cuốn hút, lôi kéo, hấp dẫn bởi những hành vi sai lệch, xâm phạm đến các giá trị đạo đức, vi phạm các quy định pháp luật, khiến chúng ta sa ngã, thậm chí rơi vào con đường lao lý. Chính vì vậy, hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề, mỗi người chúng ta cần phải tự học cách ứng xử thông minh để bảo vệ mình trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội.
Để tự bảo vệ mình và tránh được những cám dỗ của tệ nạn xã hội, trước hết chúng ta cần phải nhận thức rõ được những nguyên nhân, nguồn gốc hình thành và gây ra các tệ nạn xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt hiện nay. Có thể thấy, tệ nạn xã hội đã xuất hiện từ rất lâu đời, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Mỗi thời kỳ lịch sử đều có những loại tệ nạn xã hội khác nhau, với mức độ và tính chất phức tạp khác nhau. Trong thời đại ngày nay, các tệ nạn xã hội không chỉ dừng lại ở các tệ nạn truyền thống như: ma túy, cờ bạc, nghiện hút, nghiện rượu, mại dâm, mà còn nảy sinh thêm nhiều hình thức mới như casio online, thuốc lá điện tử, lừa đảo qua mạng… Có rất nhiều nguyên nhân gây ra và khiến các tệ nạn xã hội có điều kiện để hoành hành, xuất phát từ cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan đến từ cá nhân của mỗi con người. Trước hết, sự phát triển nhanh chóng của xã hội, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thông, đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Bên cạnh tác động tích cực thì còn có cả những thông tin tiêu cực, độc hại, tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội phát sinh. Bên cạnh đó, sự quản lý của các cơ quan chức năng, chính quyền còn chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ, tạo kẽ hở cho tệ nạn xã hội phát triển. Chính vì thế mà xã hội trở nên nhiều bất cập, nhiều nơi hình thành những “ổ tập trung” của tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của cộng đồng. Tệ nạn xã hội còn xảy ra do nhận thức của một bộ phận người dân về nó còn hạn chế. Thiếu hiểu biết về tác hại của tệ nạn xã hội dẫn đến việc người dân chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống, trở thành đối tượng tiếp theo của những tệ nạn này. Tệ nạn xã hội cũng nảy sinh, khởi phát từ lòng tham, ham muốn của con người để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân bằng những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật. Họ không nhận được sự giáo dục của gia đình đúng cách hoặc bị dồn đẩy vào bước đường cùng, dẫn đến sa đà vào những tệ nạn, thói đời dân chơi. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2023 là 2,3%, cao hơn so với năm 2022 (2,1%). Chính vì vậy ở Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng đã ghi nhận nhiều vụ việc trộm cắp, cướp giật xảy ra trên địa bàn do một số thanh niên thất nghiệp, thiếu tiền sinh hoạt, không đáp ứng được nhu cầu sống gây ra.
Nguồn gốc của tệ nạn xã hội là căn nguyên hình thành nên những mối đe dọa đến đời sống của mỗi con người. Chính vì vậy, hiểu được nguồn gốc, chúng ta cũng cần trang bị cho mình nhận thức về tác hại nghiêm trọng và mối nguy hiểm của tệ nạn xã hội đối với bản thân và cộng đồng. Đối với mỗi người, tệ nạn xã hội có thể tạo ra những ảnh hưởng xấu dẫn đến suy giảm sức khỏe, suy nhược tinh thần, thậm chí gây nguy hiểm đến cả tính mạng. Người mắc các tệ nạn xã hội sẽ dễ dẫn đến ảo giác, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi, có thể gây ra các hành vi nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh. Tệ nạn xã hội còn là hố sâu gặm nhấm và nuốt chửng đạo đức, nhân phẩm của mỗi con người. Khi tham gia vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, trộm cắp,... ta sẽ dần bị sa lầy vào những thói hư tật xấu, dẫn đến đánh mất lòng tin, sự tôn trọng mọi người. Những cá nhân dính và tệ nạn xã hội dần sẽ tự giết chết đi những mối quan hệ, làm rạn nứt tình cảm gia đình, gây ra những gánh nặng cho người thân và bạn bè xung quanh. Họ cũng tự tước đoạt đi ước mơ, hạnh phúc và tương lai của chính mình. Mất đi lý tưởng sống, mục đích sống, họ lại càng nhấn chìm mình vào các tệ nạn xã hội do thiếu định hướng, lý tưởng sống, mục đích sống tích cực, tạo thành một vòng lặp luân hồi, không lối thoát. Đối với xã hội, các tệ nạn xã hội là nguồn cơn cho sự mất ổn định về trật tự và an toàn xã hội, cản trở sự phát triển. Hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người dân đều do tệ nạn xã hội gây ra. Không chỉ vậy, mức độ gia tăng của các tệ nạn xã hội khiến người dân lo lắng, bức xúc, ảnh hưởng đến niềm tin vào pháp luật và các cơ quan chức năng. Tệ nạn xã hội khiến nhiều thanh niên tha hóa, bỏ học, bỏ việc, lãng phí nguồn lao động trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đặt ra các áp lực và gánh nặng cho hệ thống phúc lợi xã hội. Nó dẫn đến một hệ lụy nghiêm trọng hơn là sự xuất hiện của thành phần tội phạm cực đoan, đe dọa đến an ninh của quốc gia và con người. Theo thống kê của Bộ Công An, cứ 10 vụ án được đưa ra xét xử liên quan đến các tệ nạn xã hội như ma túy, bạo lực, gây rối thì có đến gần 90% các bị can, bị cáo là thanh thiếu niên. Nhiều bị cáo, nhất là trong các vụ án ma túy, ra tòa chỉ một mình, bởi gia đình đã chối bỏ. Họ cứ thế lầm lũi sống, bất cần đời.
Nhận thức được tác hại và hệ lụy của tệ nạn xã hội, mỗi người chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, thế hệ thanh niên cần phải có ý thức tự làm chủ được bản thân, hành động và quyết tâm mạnh mẽ để không bị dụ dỗ, sa vào vòng vây của những tệ nạn xã hội. Mỗi cá nhân cần tập trung trong việc học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng và trình độ, đồng thời tham gia các hoạt động vì cộng đồng, nhằm giữ mình tránh xa khỏi việc tiếp xúc với các tệ nạn xã hội. Khi tham gia các hoạt động đó, ta sẽ tiếp xúc được với những người bạn tốt và trải nghiệm những thú vui lành mạnh, không chỉ giúp ích cho mình mà còn cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, mỗi người hãy tự tìm kiếm cho mình những niềm đam mê, sở thích ý nghĩa để phát triển bản thân. Khi ta hành động để đạt tới ước mơ và niềm đam mê, ta sẽ không lãng phí thời gian của mình vào những điều vô bổ, sống bất cần và sa đọa vào các tệ nạn xấu xí. Sống vì ước mơ và đam mê chính đáng, ta sẽ không để những tệ nạn xã hội hay thói hư tật xấu ngoài kia hủy hoại đi mục đích, ý nghĩa và lý tưởng sống của chính mình. Tuy nhiên, chỉ vậy thôi là chưa đủ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy nên, mỗi người cần có sự kiên định cao độ, lý trí vững vàng, trang bị những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để trong trường hợp phải đối mặt với việc dụ dỗ, lôi kéo dính vào các tệ nạn xã hội. Một trong những kỹ năng cần thiết đó là việc biết chọn bạn mà chơi. Bởi tuổi trẻ chúng ta luôn dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và môi trường xung quanh. Vậy nên, khi chọn bạn hãy nói không với việc tụ tập, đua đòi, kết thành bè nhóm ăn chơi, sa đọa để ngăn những thói hư, tệ nạn thâm nhập vào bản thân mình. Hơn nữa, mỗi người chúng ta cần luôn luôn tuân thủ và làm theo các nội quy, quy định của Pháp luật, các cơ quan, nơi làm việc, và nhà trường. Nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng luật pháp và các quy tắc đạo đức xã hội. Bạn có biết rằng trong thực tế, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2022 cho thấy, 10 – 15% trẻ có dấu hiệu nghiện game. Trong đó, chiếm khoảng 80% là trẻ từ 10 – 15 tuổi. Đa số các bạn trẻ nghiện game đều cho thấy một tình trạng chung là bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo hoặc không có đam mê, lơ là trong việc học tập dẫn đến đắm chìm mình vào thế giới của game điện tử. Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng này, việc học tập, có ý thức làm chủ bản thân, có ước mơ để phấn đấu là điều cần thiết.
Bên cạnh việc nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân, mỗi người chúng ta cần chung tay với gia đình và cộng đồng để tạo dựng một môi trường sống lành mạnh, nói không với các tệ nạn xã hội đang làm băng hoại sự phát triển của cộng đồng. Tệ nạn xã hội không phải là vấn đề có thể giải quyết dứt điểm trong ngày một, ngày hai bởi một vài cá nhân. Nó từ lâu vẫn luôn là một mối nguy cơ đe dọa đến an ninh xã hội, gây nhức nhối cho không chỉ người dân mà còn cho cả các cấp chính quyền. Vậy nên, để ngăn chặn được nó, chúng ta cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Mỗi chúng ta nên chia sẻ, cung cấp thông tin với gia đình và mọi người để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ, giúp chúng ta tự bảo vệ mình trước những nguy cơ dính vào các tệ nạn xã hội. Thêm vào đó, mỗi người cần có ý thức tuyên truyền cho bạn bè và cộng đồng nơi mình đang sống về tác hại của các tệ nạn xã hội để mọi người có ý thức và tránh xa. Tệ nạn xã hội sẽ tiếp tục diễn ra nếu có người tiếp tay cho cái ác lộng hành, phá rối. Vậy nên, chúng ta tuyệt đối không nên tiếp tay cho những người dính vào tệ nạn xã hội, mà cần có thái độ hành xử đúng mực khuyên răn họ bỏ đi những tệ nạn để về lại với xã hội mình thuộc về. Một điều đặc biệt nữa, tưởng chừng không liên quan nhưng lại là căn nguyên, gốc rễ khởi phát của nhiều tệ nạn trong cuộc sống, đó chính là gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, vậy nên, mỗi người chúng ta cần có ý thức trong việc vun vén, giáo dục hạnh phúc của gia đình. Bởi vì gia đình là nơi đầu tiên quyết định đến nhận thức của con cái về các vấn đề xã hội. Nếu một gia đình có mẹ cha nghiện ngập, thì con cái của họ sớm muộn cũng sẽ đi theo bước đường này. Trái lại, một gia đình hạnh phúc cũng sẽ giúp các thành viên tránh được những nguy cơ rơi vào con đường tệ nạn xã hội nhiều hơn. Đối chiếu vào thực tế cuộc sống, nhằm đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong địa phương nơi mình sinh sống, Hội Phụ nữ thôn Hữu Ái (Gia Bình) đã thành lập ra Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm và Tệ nạn xã hội. Từ khi được thành lập đến nay, Câu lạc bộ đã phối hợp cùng với công an xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng chống tệ nạn. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự trong thôn, xóm cũng được bảo đảm hơn. Mô hình này đã được lan rộng ra các địa phương lân cận khác, nhận được sự hưởng ứng tích cực trong cộng đồng.
Mặc dù tệ nạn xã hội gây ra những tác hại khôn lường như vậy, thế nhưng vẫn có những ý kiến cho rằng tệ nạn xã hội là điều khó tránh khỏi, do đó không nên quá lo lắng và đề phòng, thay vào đó hãy chấp nhận sống chung với nó. Theo góc nhìn của tôi, quan điểm nêu trên hoàn toàn không chính xác và đi ngược lại với sự tiến bộ của cộng đồng. Bởi vì tệ nạn xã hội sinh ra là do con người tạo nên. Nó không phải là một hiện tượng tự nhiên sẵn có như mưa, gió, sấm, sét để bắt buộc ta phải chấp nhận và sống chung với nó. Nếu ta dung túng cho các tệ nạn xã hội được hiện hành, thì chắc chắn sẽ nảy sinh ra thêm nhiều những vấn đề phản xã hội khác, khiến cuộc sống của con người bị đảo lộn, rối ren. Mặt khác, tệ nạn xã hội sẽ dẫn đến những hệ lụy và hậu họa khôn lường cho xã hội loài người nếu ta không kìm hãm sự lan rộng ngày một lớn hơn của nó. Trong khi đó, mỗi cá nhân chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tránh xa tệ nạn xã hội. Vậy nên, khi mỗi cá nhân có ý thức lên án và không sa đà vào các tệ nạn xã hội, những hiện tượng tiêu cực cũng sẽ theo đó ngày một giảm dần và mất đi, làm xã hội ngày càng văn minh, phát triển.
Nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, mỗi gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng và cộng đồng cần hợp sức lại để đẩy lùi làn sóng tệ nạn xã hội đang ngày càng nhức nhối, tăng cao. Theo đó đối với gia đình, cha mẹ cần nâng cao nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội để có biện pháp giáo dục con em mình một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy trang bị cho con em mình những kỹ năng sống cần thiết để giúp các em có thể chống lại những cám dỗ của tệ nạn xã hội. Cha mẹ là tấm gương sáng giáo dục cho con cái, bởi vậy cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, chia sẻ với con em mình, để các em có thể dễ dàng chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng mà mình mong muốn. Đối với nhà trường, thầy cô cần chú tâm hơn vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh một cách thường xuyên. Thêm vào đó, mỗi trường học nên đẩy mạnh tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích để thu hút học sinh tham gia, giúp các em có sân chơi lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội đang hoành hành. Các cơ quan chức năng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, đồng thời tăng cường thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, tăng cường tuyên truyền về hệ quả của các tệ nạn xã hội đến với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Và cuối cùng đối với cộng đồng, tất cả chúng ta cần chung tay nói không với tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh, đồng thời giúp đỡ, tạo điều kiện cho những người đã từng mắc tệ nạn xã hội muốn hoàn lương để họ được cải thiện, phát triển và làm những việc có ích.
Xã hội chúng ta luôn có những mặt tốt và mặt xấu tồn tại song hành. Mỗi người chúng ta nên biết đón nhận những mặt tốt và bài trừ đi những mặt xấu để xã hội ngày càng tốt đẹp, văn minh. Là một học sinh, hãy nói không với việc “thử” hoặc cho phép mình đi vào con đường tệ nạn xã hội, đồng thời hãy luôn tự ý thức được các tác hại của tệ nạn xã hội, và tự làm chủ được bản thân để tránh rơi vào cạm bẫy nguy hiểm này.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích truyện ngắn Hương hoa hoàng lan
Phân tích truyện Những dòng chữ diệu kỳ
(Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
2 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 CTST
Đọc hiểu Khóc Dương Khuê
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
Lối mòn xưa đọc hiểu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- (Ngắn gọn) Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt lớp 9 Điển tích điển cố trang 17
- (Ngắn nhất) Soạn bài Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
- (Ngắn gọn) Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 9
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 27
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết hạn chế sử dụng túi nilon
- (Chi tiết) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết biến đổi khí hậu
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
- (Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
- (9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
- Nghị luận về vai trò của danh lam thắng cảnh và đời sống con người
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với nguồn nước
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 34 lớp 9
- (Ngắn gọn) Thực hành đọc Ngọc nữ về tay chân chủ
- (Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ chơi chữ trang 46
- (Chuẩn) Soạn văn 9 bài Tiếng đàn mưa
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát KNTT
- Viết bài văn nghị luận phân tích 1 tác phẩm thơ song thất lục bát lớp 9
- (3 mẫu + 2 dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát Hai chữ nước nhà
- (Dàn ý) Phân tích Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du
- (Cực hay) Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
- (Không chép mạng) Phân tích bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang
- Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
- (Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
- Các bài thơ song thất lục bát lớp 9
- (Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Phân tích bài Khóc Dương Khuê
- Trưa vắng đọc hiểu
- Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi trang 59
- (Ngắn gọn) Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 9 tập 1 trang 61
- (Chi tiết) Thực hành đọc Nỗi sầu oán của người cung nữ
- (Ngắn gọn) Soạn bài Kim Kiều gặp gỡ
- Thực hành tiếng Việt 9 chữ Nôm trang 71
- Soạn Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt 9 Chữ quốc ngữ KNTT
- Soạn bài Tự tình lớp 9 Kết nối tri thức
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay
- (Có dàn ý) Nghị luận cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò
- (20 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9
- Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
- Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
- (Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
- (Lớp 9) Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình
- Nghị luận về tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh
- Nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết tôn trọng sự khác biệt trong môi trường học đường
- Nghị luận về việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn đối với học sinh
- Nghị luận bàn luận về thói dựa dẫm, ỷ lại của học sinh hiện nay
- Nghị luận về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đối với lứa tuổi học sinh
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết suy nghĩ tiêu cực và cách khắc phục
- Nghị luận về ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn và cách khắc phục
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thiếu kĩ năng sống
- Nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết sự thờ ơ thiếu trách nhiệm với ước mơ của mình
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết cách ứng xử trước những cám dỗ
- Nghị luận về lạm dụng Chat GPT và các App giải sẵn trong học tập Ngữ văn
- Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 84 lớp 9 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích
- (Ngắn gọn) Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Soạn Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Thực hành tiếng Việt Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu
- (Ngắn gọn) Soạn bài Ngày xưa lớp 9
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) lớp 9 KNTT tập 1
- Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
- (Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
- Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Dàn ý)
- Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước
- (Dàn ý chi tiết) Phân tích truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào
- Phân tích truyện Thầy giáo dạy vẽ Của Xuân Quỳnh
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
- Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
- Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
- Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều
- Phân tích truyện ngắn Quê hương của Đào Quốc Thịnh
- Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
- Phân tích truyện ngắn Đói (Thạch Lam)
- Phân tích truyện ngắn Con chim vàng (Nguyễn Quang Sáng)
- Phân tích truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)
- Phân tích truyện ngắn “Lụm còi”
- Phân tích truyện ngắn Hoa đào nở trên vai
- Soạn Nói và nghe trang 109 lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Củng cố mở rộng lớp 9 trang 111 tập 1
- Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 KNTT
- Thực hành tiếng Việt 9 Kết nối tri thức trang 122
- Soạn bài Lơ xít ngắn nhất
- Soạn bài Bí ẩn của làn nước lớp 9
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 131 tập 1
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch)
Bài viết hay Ngữ văn 9 Kết Nối
Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na đọc hiểu
(Cực hay) Phân tích bài thơ Tiếng đàn mưa của Bích Khê
(Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
(Ngắn gọn) Thực hành đọc Ngọc nữ về tay chân chủ
Củng cố mở rộng lớp 9 trang 111 tập 1
(Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa