2 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 CTST
Đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm 9 CTST giữa kì 1
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo bao gồm 2 mẫu đề tham khảo kì thi khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Trải nghiệm hướng nghiệp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để ôn tập giữa học kì 1 sao cho tốt. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 9 CTST, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề khảo sát giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 CTST - đề 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy chọn và khoanh vào đáp án đúng nhất:
Câu 1. Theo em, áp lực cuộc sống là gì?
A. Thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ cuộc sống khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả
B. Thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ công việc khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
C. Thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ gia đình khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
D. Thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ xã hội khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
Câu 2. Theo em, ứng xử là gì?
A. Cách thể hiện hành vi trong giao tiếp, xử sự với mọi người nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác tích cực.
B. Cách thể hiện thái độ, hành vi trong giao tiếp, xử sự với mọi người nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác mong muốn.
B. Cách thể hiện thái độ, hành vi trong giao tiếp, xử sự với mọi người nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm.
C. Cách mà mỗi người thể hiện thái độ trong giao tiếp, xử sự với cộng đồng nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác tích cực.
Câu 3. Đâu không phải là một phương pháp đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường?
A. Quan sát và ghi chép.
B. Phỏng vấn.
C. Khảo sát bằng bảng hỏi.
D. Lấy các báo cáo trên mạng.
Câu 4. Theo em, việc phân tích kết quả khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội thực chất là công việc gì?
A. Dựa trên bảng hỏi thống kê, đưa ra nguyên nhân, xu hướng về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.
B. Dựa trên số liệu thống kê, đưa ra nhận xét, dự đoán xu hướng về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.
C. Dựa trên kết quả khảo sát, đưa ra tính toán, đánh giá về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.
D. Dựa trên bảng số liệu thống kê, đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.
Câu 5. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?
A. Nhanh chóng rời khỏi nơi nguy hiểm và báo cáo sự việc với thầy cô.
B. Kêu cứu hoặc thu hút sự chú ý của các bạn khác và các thầy cô trong trường.
C. Cần chia sẻ, tâm sự với thầy cô, người thân để tìm cách giải quyết.
D. Âm thầm chịu đựng, giữ kín bí mật và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
Câu 6. Đâu không phải hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường?
A. Tọa đàm về chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô và các bạn”.
B. Xây dựng lối sống hài hòa với thầy cô và các bạn.
C. Vệ sinh, làm sạch môi trường dân cư sinh sống.
D. Hoạt động phòng chống bạo lực học đường.
Câu 7. Đâu không phải là một trong những việc làm thể hiện lối sống hài hòa với thầy cô, bạn bè?
A. Chủ động làm quen với các bạn.
B. Ứng xử thân thiện, hòa nhã.
C. Quan tâm, giúp đỡ mọi người.
D. Sống khép kín, thu mình.
Câu 8. Đâu không phải là sự thay đổi trong cuộc sống?
A. Chuyển trường.
B. Gia đình mua nhà mới.
C. Học theo đúng khối lớp đã chọn.
D. Gia đình đón thêm thành viên mới.
Câu 9. Ý kiến nào sau đây không phải một trong các hoạt động cụ thể trong việc xây dựng truyền thống hiếu học của nhà trường?
A. Làm các sản phẩm lưu giữ truyền thống nhà trường.
B. Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.
C. Giúp đỡ các bạn trong học tập.
D. Tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Câu 10. Ý kiến nào sau đây không phải mục đích của các hoạt động công ích ở trường?
A. Giáo dục tinh thần trách nhiệm của người học sinh đối với công việc chung.
B. Tạo cho mỗi cá nhân sự uy tín trong nhà trường.
C. Rèn luyện kĩ năng tổ chức và tham gia lao động.
D. Bồi dưỡng tình yêu lao động.
Câu 11. Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực trong trường hợp sau:
Ngọc và Mai là hai bạn ngồi cùng bàn. Trong giờ kiểm tra Ngọc đã hoàn thành xong bài trước và ngồi trật tự để cho các bạn khác làm bài. Mai chưa làm xong nên có nhờ Ngọc chỉ cho mình phần bài còn lại nhưng Ngọc không chỉ cho Mai. Trong giờ ra chơi, Mai trách Ngọc là người ích kỉ, làm xong việc cá nhân nhưng không chịu giúp mình.
A. Mai thể hiện thái độ sống không chan hòa với bạn bè khi đã nặng lời với người bạn bên cạnh mình.
B. Mai có những lời lẽ xúc phạm đến nhân phẩm của Ngọc chỉ vì Ngọc không giúp Mai hoàn thành bài tập được giao.
C. Mai trách Ngọc không chịu giúp mình với thái độ tức giận tuy nhiên trong giờ kiểm tra các bạn cần phải tự hoàn thành bài của mình.
D. Mai trách Ngọc là người sống không có tình cảm bạn bè, không giúp bạn khi bạn gặp hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống.
Câu 12. Chỉ ra phương án giải quyết trong tình huống sau:
Tình huống: Trên đường đi học về em tình cờ bắt gặp một hội bạn đang có hành vi bạo lực với một bạn trong lớp em.
A. Chạy đến can ngăn các bạn, tìm sự giúp đỡ của những người lớn.
B. Quay lại hành vi của các bạn.
C. Kêu gọi sự giúp đỡ của những người lớn.
D. Gọi đến đường dây 113.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Thực hiện theo các yêu cầu sau:
a. Nêu những căng thẳng và áp lực em thường gặp.
b. Mô tả biểu hiện sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
c. Nêu nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
Câu 2 (2,0 điểm). Nêu biểu hiện của cách sống hài hòa với thầy cô và các bạn.
Đề khảo sát giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 CTST - đề 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Hãy chọn và khoanh vào đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đâu không phải hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường?
A. Tọa đàm về chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô và các bạn”.
B. Vệ sinh, làm sạch môi trường dân cư sinh sống.
C. Hoạt động phòng chống bạo lực học đường.
D. Xây dựng lối sống hài hòa với thầy cô và các bạn.
Câu 2. Theo em, áp lực cuộc sống là gì?
A. Thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ công việc khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
B. Thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ gia đình khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
C. Thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ cuộc sống khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
D. Thuật ngữ dùng để chỉ những tác động tiêu cực từ xã hội khiến con người suy không còn chút động lực nào để cố gắng vượt qua khó khăn, vất quả.
Câu 3. Theo em, việc phân tích kết quả khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội thực chất là công việc gì?
A. Dựa trên kết quả khảo sát, đưa ra tính toán, đánh giá về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.
B. Dựa trên bảng hỏi thống kê, đưa ra nguyên nhân, xu hướng về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.
C. Dựa trên số liệu thống kê, đưa ra nhận xét, dự đoán xu hướng về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.
D. Dựa trên bảng số liệu thống kê, đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.
Câu 4. Đâu không phải là sự thay đổi trong cuộc sống?
A. Chuyển trường.
B. Gia đình mua nhà mới.
C. Gia đình đón thêm thành viên mới.
D. Học theo đúng khối lớp đã chọn
Câu 5. Ý kiến nào sau đây không phải mục đích của các hoạt động công ích ở trường?
A. Giáo dục tinh thần trách nhiệm của người học sinh đối với công việc chung.
B. Rèn luyện kĩ năng tổ chức và tham gia lao động.
C. Bồi dưỡng tình yêu lao động.
D. Tạo cho mỗi cá nhân sự uy tín trong nhà trường.
Câu 6. Chỉ ra phương án giải quyết trong tình huống sau:
Tình huống: Trên đường đi học về em tình cờ bắt gặp một hội bạn đang có hành vi bạo lực với một bạn trong lớp em.
A. Chạy đến can ngăn các bạn, tìm sự giúp đỡ của những người lớn.
B. Quay lại hành vi của các bạn.
C. Kêu gọi sự giúp đỡ của những người lớn.
D. Gọi đến đường dây 113.
Câu 7. Theo em, ứng xử là gì?
A. Cách thể hiện hành vi trong giao tiếp, xử sự với mọi người nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác tích cực.
B. Cách thể hiện thái độ, hành vi trong giao tiếp, xử sự với mọi người nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm.
C. Cách mà mỗi người thể hiện thái độ trong giao tiếp, xử sự với cộng đồng nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác tích cực.
D. Cách thể hiện thái độ, hành vi trong giao tiếp, xử sự với mọi người nhằm thể hiện sự tôn trọng, đồng cảm và tạo ra một môi trường tương tác mong muốn.
Câu 8. Đâu không phải là một trong những việc làm thể hiện lối sống hài hòa với thầy cô, bạn bè?
A. Ứng xử thân thiện, hòa nhã.
B. Sống khép kín, thu mình.
C. Quan tâm, giúp đỡ mọi người.
D. Chủ động làm quen với các bạn.
Câu 9. Ý kiến nào sau đây không phải một trong các hoạt động cụ thể trong việc xây dựng truyền thống hiếu học của nhà trường?
A. Tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
B. Giúp đỡ các bạn trong học tập.
C. Làm các sản phẩm lưu giữ truyền thống nhà trường.
D. Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập.
Câu 10. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?
A. Kêu cứu hoặc thu hút sự chú ý của các bạn khác và các thầy cô trong trường.
B. Cần chia sẻ, tâm sự với thầy cô, người thân để tìm cách giải quyết.
C. Âm thầm chịu đựng, giữ kín bí mật và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
D. Nhanh chóng rời khỏi nơi nguy hiểm và báo cáo sự việc với thầy cô.
Câu 11. Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực trong trường hợp sau:
Ngọc và Mai là hai bạn ngồi cùng bàn. Trong giờ kiểm tra Ngọc đã hoàn thành xong bài trước và ngồi trật tự để cho các bạn khác làm bài. Mai chưa làm xong nên có nhờ Ngọc chỉ cho mình phần bài còn lại nhưng Ngọc không chỉ cho Mai. Trong giờ ra chơi, Mai trách Ngọc là người ích kỉ, làm xong việc cá nhân nhưng không chịu giúp mình.
A. Mai trách Ngọc không chịu giúp mình với thái độ tức giận tuy nhiên trong giờ kiểm tra các bạn cần phải tự hoàn thành bài của mình.
B. Mai thể hiện thái độ sống không chan hòa với bạn bè khi đã nặng lời với người bạn bên cạnh mình.
C. Mai có những lời lẽ xúc phạm đến nhân phẩm của Ngọc chỉ vì Ngọc không giúp Mai hoàn thành bài tập được giao.
D. Mai trách Ngọc là người sống không có tình cảm bạn bè, không giúp bạn khi bạn gặp hoạn nạn, khó khăn trong cuộc sống.
Câu 12. Đâu không phải là một phương pháp đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bắt nạt học đường?
A. Phỏng vấn.
B. Khảo sát bằng bảng hỏi.
C. Lấy các báo cáo trên mạng.
D. Quan sát và ghi chép.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Thực hiện theo các yêu cầu sau:
a. Nêu những căng thẳng và áp lực em thường gặp.
b. Mô tả biểu hiện sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
c. Nêu nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
Câu 2 (2,0 điểm): Nêu biểu hiện của cách sống hài hòa với thầy cô và các bạn.
Đáp án
TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):
- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu/ Đề | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đề 1 | A | B | D | C | D | C | D | C | D | B | A | A |
Đề 2 | B | C | A | D | D | A | D | B | A | C | B | C |
PHẦN TỰ LUẬN(4,0 điểm)
- Dùng chung cho cả 3 mã đề
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a. Nêu những căng thẳng và áp lực em thường gặp. - Căng thẳng khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Căng thẳng trước kì thi quan trọng. - Áp lực khi thường xuyên bị bạn trêu chọc. - Áp lực vì điểm số trước các kì thi. | 0,5 |
b. Mô tả biểu hiện sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. - Luôn có cảm giác buồn bực, lo lắng. - Mất dần hứng thú với những điều mình đam mê trước đây. - Thích ở một mình, không thích gặp nhiều bạn bè. - Nhìn mọi việc một cách tiêu cực, bi quan. - Mất ngủ, đau đầu, tim loạn nhịp. - Tính khí nóng nảy, hay nổi cáu. - Mất tập trung, hay quên, vụng về, ăn uống giảm, ngủ không ngon, rối loạn tiêu hóa. | 0,75 | |
c. Nêu nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống. - Nguyên nhân khách quan: + Sự thay đổi môi trường sống và học tập. + Sự kì vọng của gia đình, thầy cô. + Gặp biến cố trong cuộc sống. + Yêu cầu của các chương trình học tập. - Nguyên nhân chủ quan: + Sự kì vọng của chính bản thân về mục tiêu mong muốn. + Sắp xếp thời gian học tập và sinh hoạt không hợp lí. + Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối. + Mặc cảm, dồn ép bản thân vào một vấn đề. | 0,75 | |
Câu 2 (2,0 điểm) | Biểu hiện cách sống hài hòa với thầy cô và các bạn * Biểu hiện của cách sống hài hòa với thầy cô: - Vui vẻ trò chuyện với thầy cô. - Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thầy cô giao. - Thường xuyên gặp gỡ và chào hỏi thầy cô. - Quan tâm, hỏi thăm thầy cô. - Thể hiện sự biết ơn thầy cô. - Luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng mực với thầy cô. * Biểu hiện của cách sống hài hòa với các bạn: - Vui vẻ, hòa đồng với các bạn. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể để hiểu và chia sẻ với các bạn. - Hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong khả năng của mình. - Thường xuyên hợp tác cùng các bạn hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Lắng nghe, thuyết phục khi bất đồng ý kiến trong giao tiếp với các bạn. |
1.0
1.0 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
2 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
2 Đề thi học kì 1 Tin học 9 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tin học 9
Đề thi Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo giữa kì 1
2 Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh Diều
Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 9 Kết nối tri thức 2024
Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 Kết nối tri thức
(Có ma trận, đáp án) Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
-
Phân biệt phong tục và hủ tục
-
Công thức chung viết mở bài nghị luận xã hội
-
Phân tích bài thơ Không có gì tự đến đâu con của Nguyễn Đăng Tấn
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí 9 có đáp án năm học 2023-2024
-
Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau GDCD 9
-
Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân hay và ý nghĩa
-
Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
-
Top 6 bài cảm nghĩ của em về nhân vật vua Quang Trung siêu hay
-
Ví dụ về sự hợp tác quốc tế (Bài tập GDCD 9)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 9
(Cực hay) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết hạn chế sử dụng túi nilon
Tìm hiểu suy nghĩ và viết bài về tình hình địa phương
Cảm nhận của em về 8 câu thơ giữa trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
Thực hành tiếng Việt 9 Kết nối tri thức trang 122
(Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay