Đề thi học sinh giỏi Lịch sử 9 2024-2025
Đề thi HSG Lịch sử 9 có đáp án
Đề thi HSG Lịch sử 9 2024-2025 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tổng hợp mẫu đề thi học sinh giỏi môn Sử 9 cấp tỉnh có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập củng cố kiến thức cho các em học sinh cũng như nắm được cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử theo chương trình mới.
Đề thi học sinh giỏi Lịch sử 9 cấp tỉnh
PHẦN I: CHỦ ĐỀ CHUNG (2.0 điểm)
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án
Câu 1: Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành?
A.Luật kinh tế Việt Nam.
B. Luật Hàng hải Việt Nam.
C. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.
D. Luật Biển Việt Nam.
Câu 2: Bản đồ hành chính đầu tiên nào của Triều Nguyễn có sự phân biệt rõ ràng giữa quần đảo Hoàng Sa với quần đảo Trường Sa?
A. Bản đồ Quảng Nam tam phủ cửu huyện.
B. Bản đồ vẽ hình thể phủ Quảng Ngãi trong tập Thiên hạ bản đồ.
C. Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ.
D. Bản đồ Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư.
Câu 3. Biểu hiện của Biến đổi khí hậu ở Châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long không có đặc điểm chung nào sau đây ?
A. Gia tăng các đợt hạn hán.
B. Nhiệt độ có xu thế tăng.
C. Xâm nhập mặn gia tăng.
D. Lượng mưa có sự biến động.
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng về văn hóa của Châu thổ sông Hồng?
A. Châu thổ sông Hồng là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
B. Cư dân châu thổ sông Hồng phổ biến với nhà nổi trên sông.
C. Di sản văn hóa ở châu thổ Sông Hồng có đờn ca tài tử.
D. Các sản vật ẩm thực tiêu biểu là mắm và các khô…
Câu 5. Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông là gì?
A. Xây dưng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
B. Quân lực của nước ta quá yếu so với các nước tranh chấp Biển Đông.
C. Liên Hợp Quốc không ủng hộ nước ta trong việc giải quyết tranh chấp trên biển.
D. Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia trong khu vực.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?
A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ.
C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 7. Học sinh cần làm gì để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
A. Tham gia quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
B. Sử dụng tiết kiệm điện, trồng và bảo vệ cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định.
C. Tham gia nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.
D. Nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.
Câu 8: Loại hình du lịch trọng tâm thích ứng với biến đổi khí hậu ở Châu thổ sông Cửu Long là:
A. Du lịch lễ hội.
B. Du lịch sinh thái.
C. Du lịch nghỉ dưỡng.
D. Du lịch mạo hiểm.
PHẦN II: PHÂN MÔN LỊCH SỬ (18.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX? những nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” đó. Theo em, Việt Nam rút ra bài học gì từ sự thành công của Nhật Bản?
Câu 2. (3.0 điểm)
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa có tác động như thế nào đối với thế giới và quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay?
Câu 3. (4,0 điểm)
Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương thời kì 1936-1939 với thời kì 1930-1931 (theo các nội dung: kẻ thù, nhiệm vụ và mục tiêu, lực lượng, hình thức và phương pháp đấu tranh). Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 4. (4,0 điểm)
Những thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Theo em, thắng lợi nào có ý nghĩa quyết định trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương? Vì sao?
Câu 5. (4.0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1954-1975), phong trào nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam? Phân tích nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của phong trào đó. Theo em, Việt Nam cần làm gì để tạo nên những bước phát triển nhảy vọt trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Đáp án | Điểm |
I. Trắc nghiệm | ||
1 | A | 0,25 |
2 | C | 0,25 |
3 | C | 0,25 |
4 | A | 0,25 |
5 | D | 0,25 |
6 | D | 0,25 |
7 | B | 0,25 |
8 | B | 0,25 |
II. Tự luận | ||
Câu 1 (3,0 điểm) | *Dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 60- 70 của thế kỉ XX ( 0,75 điểm) | |
| - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Trong giai đoạn 1953-1973, tăng trung bình 9,4%, riêng thập kỉ 60 tăng trung bình 11% - được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì” | 0,25 |
| - Năm 1988, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 25000 USD,đứng thứ hai thế giới (sau Thuỵ Sĩ). | 0,25 |
| - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Đến năm 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,4% | 0,25 |
| * Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kì” (1,25 điểm) | |
| - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. | 0,25 |
| - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản. | 0,25 |
| - Vai trò quan trọng của Nhà nước đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng… | 0,25 |
| - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm. | 0,25 |
| - Áp dụng những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật. | 0,25 |
| * Việt Nam rút ra được bài học từ sự thành công của Nhật Bản (1,0 điểm) | |
| + Coi trọng nhân tố con người, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa... | 0,5 |
| + Tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học - kĩ thuật hiện đại. | 0,25 |
| + Vai trò của Nhà nước trong việc nắm bắt đúng thời cơ, điều tiết kinh tế, đề ra chiến lược phát triển… | 0,25 |
Câu 2 (3,0 điểm) | * Xu thế toàn cầu hoá tác động đối với thế giới ((1,25 điểm) | |
- Thúc đẩy nhanh sự hình thành kinh tế toàn cầu, xã hội hoá lực lượng sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế. | 0,25 | |
- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia, khu vực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. | 0,25 | |
- Làm gia tăng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc | 0,25 | |
- Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia; kéo dài khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới | 0,25 | |
+ Làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh; xói mòn, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc | 0,25 | |
* Xu thế toàn cầu hóa có tác động đối với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay là (1,75 điểm) | ||
- Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho quá trình hội nhập khu vực và thế giới của nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá. | 0,25 | |
- Về kinh tế: + Tạo ra cho nước ta cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khhoa học- kĩ thuật tiên tiến của thế giới | 0,25 | |
+ Mở rộng hoạt động ngoại thương, xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống người dân | 0,25 | |
+ Tuy nhiên tham gia vào thị trường toàn cầu, Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác; đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm. | 0,25 | |
- Về chính trị, mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia và thể hiện vai trò tích cực trong các tổ chức khu vực (như ASEAN), quốc tế (như Liên hợp Quốc), góp phần nâng cao uy tín, địa vị quốc gia. | 0,25 | |
- Về văn hoá: + Cho phép mở rộng giao lưu, tiêp xúc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam | 0,25 | |
+ Tuy nhiên, cũng dẫn đến nguy cơ bị hoà tan, làm xói mòn bản sắc văn hoá truyền thống | 0,25 | |
Câu 3 (4,0 điểm) | * So sánh thời kì 1936-1939 với thời kì 1930-1931( 2,5 điểm): (HS có thể kẻ bảng so sánh hoặc so sánh ngang) | |
- Kẻ thù của cách mạng: + 1930-1931: Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. + 1936-1939: Phản động Pháp và tay sai. | 0,25 0,25 | |
- Nhiệm vụ, mục tiêu: + 1930-1931: Chống đế quốc giành độc lập dân tộc, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. + 1936-1939: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. | 0,25 0,25 | |
- Lực lượng cách mạng: + 1930-1931: Lực lượng tham gia chủ yếu là công nhân và nông dân. + 1936-1939: Đông đảo các giai cấp, tầng lớp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương. | 0,25 0,25 | |
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: + 1930-1931: Hình thức chủ yếu là bãi công, biểu tình, bạo động vũ trang … Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp. + 1936-1939: Hình thức mít tinh, biểu tình, diễn thuyết… Phương pháp đấu tranh là hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai, bán công khai. | 0,5 0,5 | |
* Có sự khác nhau đó là vì( 1,5 điểm) | ||
- Xuất phát từ tác động của tình hình thế giới có sự thay đổi: + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức, Italia, Nhật Bản tích cực chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia thế giới, do đó chống phát xít, đòi hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại. | 0,25 | |
+ Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7-1935) xác định nhiệm vụ trước mắt của nhân dân thế giới là chống phát xít, nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình và thành lập mặt trân nhân dân ở các nước. | 0,25 | |
+ Năm 1936 mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền ở Pháp …đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa, vì thế ta có thể tranh thủ yếu tố thuận lợi này để phát động cuộc đấu tranh dân chủ công khai. | 0,25 | |
- Tình hình trong nước: + Từ năm 1935, cơ sở Đảng và phong trào cách mạng dần được phục hồi yêu cầu phát triển cơ sở Đảng, tập hợp lực lượng quần chúng. | 0,25 | |
+ Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. | 0,25 | |
+ Tháng 7- 1935, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Hội nghị còn chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân. | 0,25 | |
Câu 4 (4,0 điểm) | * Những thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). ( 2,5 điểm) | |
- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (1946-1947). | 0.25 | |
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. | 0.5 | |
- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. | 0.5 | |
- Các chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), Tây Bắc (10- 1052), Thượng Lào (4- 1953).. | 0.25 | |
- Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954. | 0.5 | |
- Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. | 0.5 | |
* Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương. ( 0,5 điểm) | ||
* Vì: ( 1,0 điểm) | ||
- Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp. | 0.25 | |
- Chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm phá sản hoàn toàn Kế hoạch Nava, đánh bại hẳn ý chí xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam. | 0.25 | |
- Chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và đi đến kí kết Hiệp định Giơ- ne -vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. | 0.25 | |
- Chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với Hiệp định Giơnevơ đã quyết định việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của dân tộc ta. | 0.25 | |
Câu 5 (4,0 điểm) | Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam. (0,5 điểm) | |
* Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào (1,5 điểm) | ||
- Sau khi Pháp rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ can thiệp và dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm với âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, Mỹ và chính quyền Diệm phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ. | 0,25 | |
- Lực lượng cách mạng miền Nam được gìn giữ và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hoà bình, đòi thi hành Hiệp định Giơ- ne- vơ, tiến lên dùng bạo lực, kết hợp đấu tranh vũ trang, chuẩn bị cho sự bùng nổ của một phong trào cách mạng mới. | 0,25 | |
- Trong những năm 1957-1959, Mỹ- Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”; tăng cường khủng bố đàn áp; ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “Đạo luật 10/59” lê máy chém khắp miền Nam, giết hại nhiều người vô tội, làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân miền Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai ngày càng gay gắt. | 0,5 | |
Trên cơ sở nhận định tình hình miền Nam dưới chế độ Mĩ - Diệm, Hội nghị Trung ương 15 của Đảng (1/1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân, mở đường cho cách mạng miền Nam. | 0,5 | |
* Ý nghĩa của phong trào (1,0 điểm) | ||
- Giáng đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, làm lung lay tận gốc rễ chính quyền Ngô Đình Diệm | 0,25 | |
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. | 0,5 | |
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960) | 0,25 | |
* Việt Nam cần làm gì để tạo nên những bước phát triển nhảy vọt trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay (1,0 điểm) | ||
- Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. | 0.25 | |
- Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. | 0.25 | |
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đất nước. | 0.25 | |
- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, áp dụng hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, phát triển giáo dục... | 0.25 |
Xem thêm trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đọc hiểu Câu chuyện tỉnh lẻ - O´ Henri
Top 12 bài Tưởng tượng gặp người lính trong Bài thơ tiểu đội xe không kính và kể lại
Đề thi học kì 1 Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Ma trận đề thi Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
15 Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 chương trình mới
- Chia sẻ:Minh Ngọc
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Top 6 bài cảm nghĩ của em về nhân vật vua Quang Trung siêu hay
-
Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê ở nước ta
-
Điển tích điển cố là gì?
-
Nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra?
-
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
-
(Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
-
Đọc hiểu Khóc Dương Khuê
-
Viết bài văn trình bày vai trò của nước đối với cuộc sống con người
-
Phân tích truyện ngắn Hiu hiu gió bấc - Nguyễn Ngọc Tư
-
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình với mỗi người
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27