Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo

Tải về

Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo - Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây bao gồm ma trận và bảng đặc tả đề thi Giáo dục công dân lớp 9 học kì 1 sách CTST cùng với đề thi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 cuối kì 1 có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh cũng như các thầy cô giáo trong môn Giáo dục công dân 9 chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đề thi cuối học kì 1 GDCD 9 sách CTST

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 ĐIỂM)

Em hãy khoanh tròn chữ cái đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm)

BIẾT

Câu 1. Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là

A. xây dựng nhà nước XHCN.

B. xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.

C. xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.

D. thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Câu 2. Điền vào chỗ ba chấm: “Khoan dung là một ... tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.”

A. nét đẹp

B. truyền thống

C. yếu tố

D. biểu hiện

Câu 3. Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là

A. hoạt động thể chất.

B. hoạt động cộng đồng.

C. hoạt động văn hóa.

D. hoạt động tập thể.

Câu 4. Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?

A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.

B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.

C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.

D. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.

Câu 5. Công bằng là gì?

A. Hành động không tuân theo quy tắc chung.

B. Hành động phù hợp với quy luật, đạo lí.

C. Hành vi mang đến sự tích cực cho bản thân và mọi người xung quanh.

D. Hành động đúng lẽ phải, không thiên vị.

Câu 6. Khách quan là cách nhìn nhận sự vật, sự việc, con người dựa trên

A. chứng cứ và dữ liệu.

B. ý kiến, quan điểm cá nhân.

C. tham khảo ý kiến từ mọi người xung quanh.

D. sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet.

Câu 7. Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng

A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.

C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.

D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 8. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang là nội dung của cái gì?

A. Bảo vệ pháp luật

B. Bảo vệ dân chủ

C. Bảo vệ đất nước

D. Bảo vệ hòa bình

Câu 9. Bước đầu tiên trong thực hiện kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả là

A. điều chỉnh mục tiêu công việc.

B. xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.

C. xác định mục tiêu công việc.

D. thực hiện kế hoạch.

Câu 10. Việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?

A. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

B. Dễ làm, khó bổ.

C. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.

D. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Câu 11. Biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là gì?

A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

B. Sống vì tiền tài danh vọng

C. Không có hoài bão ước mơ, mờ nhạt lí tưởng

D. Sống thờ ơ với mọi người, sống quên quá khứ

Câu 12. Người được tha thứ nhận được điều gì?

A. Được mọi người yêu mến, tin cậy.

B. Có cơ hội sửa chữa lỗi lầm.

C. Có cơ hội làm việc ở các công ti lớn.

D. Nhận ra tầm quan trọng của lòng khoan dung.

Câu 13. Tập thể nào dưới đây không phải là cộng đồng?

A. Nhân dân trong khu dân cư.

B. Nhóm ôn thi.

C. Người Việt Nam ở nước ngoài.

D. Trường học.

Câu 14. Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?

A. Yêu nước, yêu tập thể.

B. Rộng lượng, chân thành.

C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.

Câu 15. Quan điểm nào dưới đây không đúng về khách quan và công bằng?

A. Người sống khách quan và công bằng chỉ thiệt thòi cho mình.

B. Có thể rèn luyện phẩm chất khách quan và công bằng từ khi còn là học sinh.

C. Khách quan và công bằng là phẩm chất tốt đẹp của công dân.

D. Khách quan, công bằng thể hiện cả ở lời nói và việc làm.

Câu 16. Thiếu khách quan và công bằng có thể đem lại hậu quả gì?

A. Gây ra tổn thất nặng nề, làm ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

B. Không nắm rõ được bản chất của vấn đề, sự việc.

C. Gây ra tổn thất nặng nề về kinh tế đối với những người bị ảnh hưởng.

D. Làm nảy sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ.

Câu 17. Tại sao cần bảo vệ hoà bình?

A. Vì hoàn bình giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.

B. Vì hòa bình mang đến thảm họa cho loài người.

C. Vì hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.

D. Vì hòa bình giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?

A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.

B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.

D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.

Câu 19. Việc quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta có được điều gì dưới đây?

A. Tăng năng suất, hiệu quả làm việc, học tập.

B. Tăng áp lực trong công việc, học tập.

C. Tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong học tập, làm việc.

D. Cảm thấy không được tự do và thoải mái.

Câu 20. Khi thực hiện kế hoạch đặt ra, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Chủ động trong cuộc sống.

B. Từng bước hoàn thiện bản thân.

C. Thực hiện “nước đến chân mới nhảy”.

D. Loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung.

PHẦN II - TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 21. (2,0 điểm) - Thông hiểu

Khách quan có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Câu 22. (2,0 điểm) - Vận dụng

Bạn D sắp tới có kì thi cuối kì nhưng D không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội.

Hỏi:

a. Em nhận xét như thế nào về việc làm của bạn D?

b. Nếu là em, em sẽ làm gì để chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối kì đạt kết quả tốt.

Câu 23. (1,0 điểm) - Vận dụng cao

Em hãy đề xuất một hình thức hoặc một hoạt động tham gia bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, xung đột sắc tộc. Qua hoạt động đó rút ra bài học gì cho bản thân.

Đáp án

TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐÁP ÁN

A

B

B

A

D

A

D

D

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

B

C

A

D

C

D

A

D

Đáp án câu hỏi tự luận mời các bạn xem trong file tải về.

Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Tổng

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TL

TN

1

Giáo dục đạo đức

Bài 1. Sống có lí tưởng

2 Câu

2 Câu

0,5 điểm

5%

Bài 2. Khoan dung

2 Câu

2 Câu

0,5 điểm

5%

Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

4 Câu

4 Câu

1 điểm

10%

Bài 4. Khách quan và công bằng

4 Câu

1 Câu

4 Câu

1 Câu

3,0 điểm

30%

Bài 5. Bảo vệ hòa bình

4 Câu

1 Câu

4 Câu

1 Câu

2,0 điểm

20%

2

Giáo dục kỹ năng sống

Bài 6. Quản lí thời gian hiệu quả

4 Câu

1 Câu

4 Câu

1 Câu

3,0 điểm

30%

Tổng cộng

20 Câu

5 điểm

1 Câu

2 điểm

1 Câu

2 điểm

1 Câu

1điểm

20câu

5 điểm

3câu

5 điểm

23 Câu

10 điểm

Tỉ lệ %

50%

20%

20%

10%

50

50

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100 %

Bản đặc tả mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 85
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm