Bộ Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 9 có đáp án 2024

Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 9 có đáp án 2024. Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 có đầy đủ ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết. Với mẫu đề trắc nghiệm Sinh học 9 kết hợp với câu hỏi tự luận dưới đây sẽ là tài liệu giúp các em học sinh ôn luyện kiến thức vững vàng hơn cho lần thi giữa kì 2 sắp tới của môn Sinh 9. Đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho giáo viên tham khảo.

Mẫu đề thi giữa kỳ 2 lớp 9 môn Sinh học được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải phù hợp với các hình thức đề kiểm tra hiện nay, giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

1. Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Sinh có đáp án 2024

A.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng ở mỗi câu trắc nghiệm sau: (0.5 điểm/1 đáp án đúng)

Câu 1: Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào là nhân tố hữu sinh?

A. Nấm

B. Thảm mục

C. Ánh sáng

D. Nước

Câu 2: Phạm vi nhiệt độ hoạt động của sinh vật là

A. Từ 10-500C

B. Từ 20-300C

C. Từ 0-400C

D. Từ 0-500C

Câu 3: Trong các mối quan hệ sau, quan hệ nào thuộc mối quan hệ hỗ trợ?

A. Cạnh tranh

B. Đối địch

C. Hội sinh

D. Kí sinh

Câu 4: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào thuộc dạng tháp phát triển?

A. Đáy hẹp, đỉnh nhọn

B. Đáy rộng, đỉnh nhọn

C. Đáy hẹp, đỉnh bằng

D. Đáy rộng, đỉnh bằng

Câu 5: Nhóm tuổi trước sinh sản ở người là

A. Từ sơ sinh đến 15 tuổi

B. Từ 3 đến 15 tuổi

C. Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi

D. Từ 3 đến dưới 15 tuổi

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể người

A. Lứa tuổi

B. Sinh sản

C. Giới tính

D. Giáo dục

Câu 7: Cách tính dân số thực

A.DS thực = DSTN + nhập cư – di cư

B.DS thực = DSTN + di cư – nhập cư

C.DS thực = DSTN + sinh – tử

D.DS thực = DSTN + tử – sinh

Câu 8: Các chỉ số nào sau đây thuộc đặc điểm thành phần loài trong quần xã

A. Độ đa dạng

B. Loài ưu thế

C. Độ nhiều

D. Độ thường gặp

Câu 9: Sinh vật tiêu thụ

A. Động vật

B. Vi khuẩn

C. Thực vật

D. Thảm mục

Câu 10: Địa y sống bám trên cành cây, thuộc mối quan hệ nào ?

A. Cộng sinh

B. Hội sinh

C. Cạnh tranh

D. Kí sinh

B.TỰ LUẬN: (5 điểm)

1. Ánh áng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? (2 điểm)

2. Thế nào là quần thể sinh vật? Cho 02 ví dụ về quần thể sinh vật. (2 điểm)

3. Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, chuột, sâu ăn lá cây, bọ ngựa, rắn, cầy.(1 điểm)

Đáp án và ma trận đề thi mời các bạn xem trong file tải về. 

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9

Câu 1: (0,3 điểm) Động vật nào dưới đây không sống trong môi trường nước ?

A. Sán dây

B. Mực ống

C. Cá trôi

D. Sứa lược

Câu 2: (0,3 điểm) Nhân tố sinh thái nào dưới đây là nhân tố hữu sinh ?

A. Ánh sáng

B. Độ dốc

C. Thành phần cơ giới đất

D. Con người

Câu 3: (0,3 điểm) Nếu điều kiện sinh thái của môi trường nằm ngoài giới hạn sinh thái của sinh vật thì

A. sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh.

B. sinh vật sẽ yếu dần và chết đi.

C. sinh vật sẽ ngừng tăng trưởng chiều cao, chỉ tăng trọng lượng.

D. sinh vật vẫn phát triển bình thường.

Câu 4: (0,3 điểm) Hiện tượng cây mọc vống lên cao khi sống chen chúc nhau cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với đời sống sinh vật ?

A. Độ pH

B. Ánh sáng

C. Nhiệt độ

D. Độ ẩm

Câu 5: (0,4 điểm) Cây nào dưới đây thường sống ở nơi quang đãng ?

A. Dọc mùng

B. Ráy

C. Rau bợ

D. Bạch đàn

Câu 6: (0,3 điểm) Loài động vật nào dưới đây thường hoạt động về đêm ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thằn lằn

C. Mèo rừng

D. Chim ưng

Câu 7: (0,3 điểm) Đa số các sinh vật trên Trái Đất sống trong phạm vi nhiệt độ là

A. 20 – 30oC.

B. 0 – 50oC.

C. 10 – 45oC.

D. 10 – 50oC.

Câu 8: (0,4 điểm) Hiện tượng lá phủ cutin dày ở những cây sống trong vùng xích đạo cho thấy rõ nhất ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây đối với đời sống sinh vật ?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Độ pH

D. Tốc độ gió

Câu 9: (0,4 điểm) Động vật nào dưới đây có tập tính ngủ đông ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Ếch đồng

C. Gấu trắng

D. Rùa tai đỏ

Câu 10: (0,3 điểm) Loài nào dưới đây là sinh vật hằng nhiệt ?

A. Cá mập đầu búa

B. Cá voi xanh

C. Cá đuối điện

D. Cá cóc Tam Đảo

Câu 11: (0,4 điểm) Đặc điểm nào dưới đây thường có ở lá của những cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng ?

A. Mô giậu kém phát triển

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Phiến lá mỏng

D. Bản lá rộng

Câu 12: (0,4 điểm) Cây nào dưới đây vừa ưa ẩm, vừa ưa sáng ?

A. Thài lài

B. Rau bợ

C. Sa nhân

D. Ráy

Câu 13: (0,4 điểm) Ví dụ nào dưới đây minh hoạ cho mối quan hệ hỗ trợ cùng loài ?

A. Hiện tượng hổ giành nhau con mồi

B. Hiện tượng sư tử đực đánh nhau để giành con cái trong mùa giao phối

C. Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa

D. Hiện tượng ăn thịt đồng loại ở cá mập

Câu 14: (0,4 điểm) Trong mối quan hệ nào dưới đây, một loài được lợi còn một loài bị hại ?

A. Kí sinh

B. Cộng sinh

C. Hội sinh

D. Hợp tác

Câu 15: (0,3 điểm) Trường hợp nào dưới đây phản ánh mối quan hệ cộng sinh ?

A. Cây phong lan sống trên thân cây gỗ

B. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu

C. Giun kim sống trong ruột người

D. Rận sống trên da chó

Câu 16: (0,3 điểm) Tập hợp nào dưới đây là một quần thể sinh vật ?

A. Những cây thông lá đỏ sống trên một ngọn đồi

B. Những con rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau

C. Những con chim sống trong một khu rừng

D. Những cây cỏ mọc ven một bờ hồ

Câu 17: (0,4 điểm) Vịt có tỉ lệ đực/cái là bao nhiêu ?

A. 55/45

B. 50/50

C. 60/40

D. 40/60

Câu 18: (0,4 điểm) Trong một thửa ruộng 500 m2 có 2000 con sâu xanh sinh sống. Hãy tính mật độ của sâu xanh tại khu vực này.

A. 6 con/m2

B. 4 con/m2

C. 2 con/m2

D. 10 con/m2

Câu 19: (0,3 điểm) Đâu là đặc trưng cơ bản của quần thể ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Tỉ lệ giới tính

C. Mật độ

D. Thành phần nhóm tuổi

Câu 20: (0,3 điểm) Trong quần thể, nhóm tuổi nào dưới đây quyết định mức sinh sản của quần thể ở thời điểm hiện tại ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Nhóm tuổi trước sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản

D. Nhóm tuổi sau sinh sản

Câu 21: (0,3 điểm) Quốc gia nào dưới đây hiện có tháp dân số dạng phát triển ?

A. Đức

B. Pháp

C. Ấn Độ

D. Nhật Bản

Câu 22: (0,3 điểm) Việc tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Ô nhiễm môi trường

C. Thiếu nơi ở

D. Thiếu lương thực

Câu 23: (0,4 điểm) Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là

A. loài thứ yếu.

B. loài đặc trưng.

C. loài ưu thế.

D. loài ngẫu nhiên.

Câu 24: (0,3 điểm) Phân của trâu bò là thức ăn của sinh vật nào dưới đây ?

A. Hoẵng

B. Thỏ

C. Giun đất

D. Chuột chũi

Câu 25: (0,3 điểm) Sơ đồ nào dưới đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn ?

A. Cỏ - Rắn – Chuột – Cầy – Hổ

B. Cỏ - Hươu – Cầy – Rắn hổ mang – Đại bàng

C. Lá cây – Sâu ăn lá – Chuột – Cầy – Đại bàng

D. Cỏ - Thỏ - Gấu trúc – Báo gấm

Câu 26: (0,3 điểm) Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật tiêu thụ ?

A. Chim hải âu

B. Chuột chù

C. Vi khuẩn lam

D. Sóc

Câu 27: (0,3 điểm) Nhóm hệ sinh thái nước mặn không bao gồm

A. hệ sinh thái rừng ngập mặn.

B. hệ sinh thái sông.

C. hệ sinh thái cỏ biển.

D. hệ sinh thái san hô.

Câu 28: (0,3 điểm) Sinh vật nào dưới đây có thể đứng liền trước bọ ngựa trong một chuỗi thức ăn ?

A. Nấm rơm

B. Rắn

C. Sâu ăn lá

D. Chuột đồng

Câu 29: (0,3 điểm) Các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái được phân chia thành mấy nhóm chính ?

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 30: (0,3 điểm) Sinh vật nào dưới đây không được xếp vào nhóm sinh vật phân giải ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Nấm sò

C. Giun đất

D. Nhím

Đáp án:

Đáp án đề thi giữa học kì 2 sinh học 9
Đáp án đề thi giữa học kì 2 sinh học 9

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 kết hợp tự luận

Câu 1: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống :

A. Giao phần xảy ra ở thực vật

B. Giao phối ngẫu nhiên ở động vật

C. Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật

D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau

Câu 2. Giao phối cận huyết là:

A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ

C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau

B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen

D. Giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

Câu 3. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định là:

A. Quần xã sinh vật

B Quần thể sinh vật

C. Hệ sinh thái

D. Quan hệ hỗ trợ

Câu 4. Tào quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tào cung cấp chất dinh dưỡng còn năm cung cấp nước là ví dụ về:

A. Ký sinh

B. Cạnh tranh

C. Hội sinh

D. Cộng sinh

Câu 5. Nhóm ĐV hàng nhiệt là:

A. Cá, chim, thú

B. Chim, thú, bò sát

C. Bò sát lưỡng cư

D. Chim, thú

Câu 6. Đặc điểm có ở quần xã và không có ở quần thể?

A. Có số cá thể cùng 1 loài

B. Cùng sống trong một không gian xác định

C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài.

D. Có hiện tượng sinh sản

II. Tự luận

Câu 1. Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F, để nhân giống?

Câu 2: Môi trường là gì ? Kể tên 5 nhân tố vô sinh và 5 nhân tố hữu sinh trong môi trường trường học.

III. Đáp án:

Trắc nghiệm: 1-C, 2-D, 3-B, 4-D, 5-D, 6-C

Tự luận: 

Câu 1: Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.

Ưu thế lai biểu hiện rõ khi lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, giảm dần ở các thế hệ tiếp theo.

Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo

Câu 2: 

Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triển và sinh sản của sinh vật.

- VD 5 nhân tố vô sinh:

Nước, đất, không khí, lớp học, bàn ghế.

- VD 5 nhân tố hữu sinh:

Cây xanh, các bạn, thầy cô giáo, giun, chim.

4. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9

A. Phần Trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

Câu 1: Những sinh vật sống trong môi trường sinh vật thường là những sinh vật có lối sống

A. cạnh tranh hoặc kí sinh.

B. cộng sinh hoặc kí sinh.

C. hội sinh hoặc cộng sinh.

D. kí sinh hoặc hội sinh.

Câu 2: Hiện tượng tỉa cành tụ nhiên có liên quan mật thiết với ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào đến đời sống sinh vật ?

A. Con người

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Câu 3: Cây nào dưới đây là cây ưa bóng ?

A. Thanh long

B. Rau mác

C. Lúa nước

D. Vạn niên thanh

Câu 4: Tập tính ngủ đông ở một số loài sinh vật cho thấy ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào đến đời sống của chúng ?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Độ ẩm

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Động vật nào dưới đây không được xếp vào nhóm động vật ưa ẩm ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thằn lằn

C. Lạc đà

D. Rắn hoang mạc

Câu 6: Hiện tượng cá ép sống bám trên rùa biển phản ánh mối quan hệ

A. cạnh tranh.

B. kí sinh.

C. hội sinh.

D. cộng sinh.

Câu 7: Tập hợp nào dưới đây không phải là một quần thể sinh vật ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Những con ốc sống dưới đáy bùn của một ao

C. Những cây cỏ mọc ven một bờ hồ

D. Những con tê giác một sừng sống ở hai quốc gia cách xa nhau

Câu 8: Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác chủ yếu là do con người có

A. tay được giải phóng khỏi chức năng di chuyển.

B. lao động và tư duy.

C. tư thế đứng thẳng.

D. bộ não phát triển vượt bậc.

Câu 9: Khi nói về quần xã, điều nào sau đây là sai ?

A. Có cấu trúc tương đối ổn định

B. Bao gồm những cá thể cùng loài

C. Gồm những cá thể cùng sống trong một sinh cảnh

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ … giữa các loài sinh vật trong quần xã.

A. dinh dưỡng

B. sinh sản

C. hỗ trợ

D. đối địch

B. Phần Tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện độ ẩm khác nhau, thực vật được phân chia thành mấy nhóm chính ? Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa các nhóm này. (6 điểm)

Câu 2: Trình bày những thành phần cơ bản có trong một hệ sinh thái. (1 điểm)

Đáp án: 

Trắc nghiệm:

Tự luận:

Câu 1:

- Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện độ ẩm khác nhau, thực vật được phân chia thành 2 nhóm chính, đó là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn (1,5 điểm)

- Những điểm khác nhau giữa thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn :

Nội dung so sánh

Thực vật ưa ẩm

Thực vật chịu hạn

Ưa ẩm chịu bóng

Ưa ẩm ưa sáng

Cây mọng nước

Cây lá cứng

Nơi sống

Rừng ẩm, bờ suối, hốc đá, cửa hang…

Ven bờ ruộng, hồ ao

Nơi khô hạn như hoang mạc, sa mạc

Thảo nguyên, hoang mạc, savan…

Đặc điểm hình thái

Phiến lá mỏng, rộng bản và có màu xanh sẫm. Lá có lớp cutin mỏng, lỗ khí ở hai mặt lá và mô giậu kém phát triển

Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, lỗ khí tập trung ở mặt dưới của lá và mô giậu phát triển mạnh

Nhiều cây có phiến lá dày, ngược lại nhiều cây có lá tiêu giảm hoặc biến thành gai. Lá và thân cây có nhiều tế bào có kích thước lớn chứa nước

Phiến lá hẹp, nhiều cây lá có lớp lông cách nhiệt, gân lá phát triển. Lại có nhiều loài cây lá tiêu giảm và biến thành gai

Hoạt động sinh lý

Khả năng điều tiết nước trong cây yếu. Cây không chịu được điều kiện khô hạn của môi trường

Khả năng điều tiết nước trong cây yếu. Cây không chịu được điều kiện khô hạn của môi trường.

Cây chịu được khô hạn nhờ lượng nước dự trữ. Các hoạt động sinh lý diễn ra yếu. Vào ban ngày lỗ khí thường đóng lại để hạn chế sự thoát hơi nước

Khả năng điều tiết nước cao. Khi đủ nước cây sử dụng nước rất hào phóng, cường độ hút và thoát hơi nước mạnh giúp chống nóng cho cây. Khi thiếu nước lỗ khí đóng lại và cây sử dụng nước rất hạn chế

(Có 3 ý so sánh, trả lời đúng mỗi ý được 1,5 điểm)

Câu 2: Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần cơ bản là thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh (0,5 điểm)

- Thành phần vô sinh là các yếu tố khí hậu, địa hình, đất đai,... như ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió, độ dốc... (0,25 điểm)

- Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật) bao gồm 3 nhóm chính: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải (0,25 điểm)

5. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 môn Sinh học 9

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Thấp

Cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1:

Ứng dụng di truyền học

- Số câu: 4

- Tỉ lệ: 30%

- Điểm: 3

- Xác định được các nội dung thuộc khái niệm ưu thế lai.

- Chỉ ra cách tiến hành phương pháp chọn lọc cá thể

- Xác định ưu nhựợc điểm của phương pháp chọn lọc cá thể.

- Giải thích được vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần qua nhiều thế hệ.

- Hiểu rõ thời gian tiến hành khử nhị lúa khi thực hành giao phấn.

2(C3a)

0,5

2(C4)

2

2(C1.1,1.2)

0,5

4

3

Chủ đề 2:

Sinh vật và môi trường

- Số câu: 3

- Tỉ lệ: 37,5%

- Điểm: 3,75

-Nhận dạng được mối quan hệ khác loài:

+ Cộng sinh

+ Hội sinh

+ Cạnh tranh

+ Sinh vật ăn sinh vật khác

- Cho ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.

- Liên hệ thực tế phân loại đúng các sinh vật hằng nhiệt.

-

4(C2)

1

1(C 5)

2,5

1(C 1.4)

0,25

3

3,75

Chủ đề 3:

Hệ sinh thái

- Số câu: 3

- Tỉ lệ: 32,5%

- Điểm: 3,25

- Xác định được 2 đặc điểm của lưới thức ăn.

- Phân biệt quần xã sinh vật với quần thể sinh vật.

-Vận dụng kiến thức đã học, xây dựng sơ đồ 1 lưới thức ăn.

- Từ lưới thức ăn trên xác định các thành phần của cơ bản của quần xã.

2(C3b)

0,5

1(C1.3)

0,25

2(C6)

2,5

3

3,25

Tổng số câu:

4

4

2

10

Tổng số điểm:

4

3,25

2,75

10

Tỉ lệ %:

40%

32,5%

27,5%

100%

Trên đây là các mẫu Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9 có đáp án chi tiết nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 9 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
5 2.902
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • hung phan hoang
    hung phan hoang

    ko phải sai rồi


    Thích Phản hồi 09/03/23
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Bạn thấy sai ở đâu vậy để Ad hỗ trợ ngay nhé.

      Thích Phản hồi 09/03/23