Ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả là yêu cầu cần thiết hiện nay. Bởi đời sống con người phát triển thì nhu cầu cũng tăng lên rõ rệt, vì vậy làm việc năng suất, chất lượng hiệu quả cũng nhằm để đáp ứng những nhu cầu đó của con người. Dưới đây hoatieu.vn sẽ đưa ra ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả để bạn đọc tham khảo.

1. Ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Hoa tiêu sẽ đưa ra những ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả dưới đây để bạn đọc tham khảo:

Ví dụ 1: Vì sắp thi học kì nên Hoa học hành chăm chỉ hơn. Hoa sắp xếp thời gian để ôn lại những môn học cần thi. Để đảm bảo cho ôn tập hiệu quả và không bỏ sót kiến thức thì Hoa đã liệt kệ những nội dung cần ôn cho từng môn học và cùng với đó là sắp xếp thời gian ôn so le nhau. Vì thế kết quả kỳ thi Hoa là người có điểm số các môn cao đều nhau và nhất lớp.

Ví dụ 2: Trong buổi lao động của lớp. Thầy phân công nhóm An là nhóm thực hiện việc trồng cây cho bồn cây lớp. Vì thế An đã phân công công việc chi tiết và rõ ràng với nhiệm vụ là mỗi người chuẩn bị một vật dụng lao động như cuốc, đồ xới đất, cây, xô. Hơn nữa An còn lựa chọn và tìm hiểu những cây hoa đẹp để bồn cây được đẹp nhất. Nhờ sự lao động có kế hoạch và hợp tác với nhau mà bồn cây lớp An ngày càng tươi tốt và được chấm điểm cao.

Ví dụ 3: Giáo viên phân chia lớp thành các nhóm để cùng thảo luận, chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi vào tiết học sau. L được phân công vào nhóm 6 bạn và làm trưởng nhóm. Ngay sau khi kết thúc tiết học, L đã thảo luận với các bạn, phân công công việc cụ thể cho từng bạn để chuẩn bị bài thuyết trình theo yêu cầu của giáo viên. L phân công 3 bạn phụ trách tìm tài liệu, ghi chép lại thông tin, ý kiến của bản thân về nội dung thuyết trình; 2 bạn phụ trách tìm hình ảnh hoặc video để làm Powerpoint, giúp bài thuyết trình sinh động hơn; L viết bản thuyết trình dựa trên phần tài liệu của 3 bạn tìm kiếm, tổng hợp thành bài hoàn chỉnh để 2 bạn còn lại làm powerpoint, L cũng phụ trách là người đại diện nhóm thuyết trình và trả lời câu hỏi của giáo viên. Nhờ sự phân chia công việc cụ thể, các bạn trong nhóm làm việc tích cực, năng suất, bài thuyết trình của nhóm L có sự tỉ mỉ, chính xác về nội dung, đưa ra được lập luận xác thực, bài thuyết trình hay, được giáo viên và các nhóm khác đánh giá cao, cả nhóm đạt điểm tốt.

Ví dụ 4: T là học sinh giỏi toàn diện, học đều các môn, đặc biệt là các môn tự nhiên như toán, vật lý, hóa học. Để có thể cân bằng giữa các môn học, T sắp xếp giờ học rất hợp lý. Tất cả các bài học của ngày hôm nay học xong, T sẽ làm bài tập và tìm hiểu lại đến khi hiểu cặn kẽ, nhớ được nội dung cốt lõi của bài học. Vì vậy, đến các kỳ thi, T chỉ cần đọc lại 1-2 lượt là đã có thể nhớ lại nội dung đã học. Thời gian còn lại, T dành tập trung nghiên cứu đề nâng cao, chuyên sâu của các môn tự nhiên. Nhớ đó, T đã được thầy cô tin tưởng cử đi thi các kỳ thi học sinh giỏi môn tự nhiên của địa phương và đạt thành tích tốt, trong khi đó, những môn còn lại cũng không bị T chểnh mảng và vẫn đạt điểm khá.

2. Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao?

Trong thực tế, làm việc năng suất luôn phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả công việc. Bởi nếu chỉ chú ý đến duy trì số lượng, đảm bảo năng suất mà chất lượng không tốt thì kết quả đạt được cũng không như ý, đôi khi sẽ gây ra hậu quả xấu. Trong học tập cũng như công việc, ngoài sự đòi hỏi về năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc luôn được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi người thực hiện phải có tinh thần làm việc tích cực, năng động và sự nhạy bén.

Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả khó lường như:

  • Sản phẩm không chất lượng thì sẽ khiến người dùng bị ảnh hưởng và nguy hiểm đến sức khoẻ.
  • Sản phẩm không hiệu quả thì cũng sẽ khó khăn cho việc tiêu thụ và khiến doanh nghiệp sẽ thua lỗ.
  • Việc sản phẩm mà không có chất lượng và hiệu quả sẽ khiến cho sản phẩm đó không được người dùng đón nhận, bị tẩy chay.

Bên cạnh đó, với học sinh, học tập kiểu chống đối, làm bài tập đủ số lượng để báo cáo với giáo viên mà không hiểu bài, không có sự tìm tòi, tự học thì kết quả học tập không cao, thậm chí dần cảm thấy chán nản vì không hiểu bài.

3. Ví dụ về làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Ví dụ 1: Trong buổi tập văn nghệ của lớp A. Mọi người đều không nhiệt tình trong việc tập luyện, không cùng nhau hợp tác chọn tiết mục và luyện tập động tác. Kết quả tiết mục khi lên sân khấu có nhiều thành viên quên động tác và tiết mục cũng rời rạc. Điểm số từ đó cũng không cao.

Ví dụ 2: A là học sinh có năng khiếu, thông minh và hiểu bài nhanh. Tuy nhiên, cậu chỉ ỉ lại vào năng lực cá nhân mà thiếu sự nỗ lực, cố gắng trong học tập. Vì cho rằng mình đã hiểu bài trên lớp nên khi ở nhà, A làm bài tập không chuyên tâm, không chủ động tìm kiếm đọc thêm sách tham khảo. Trái ngược với T là học sinh được đánh giá không thông minh bằng A, nhưng cậu rất nỗ lực, chăm chỉ, ngoài bài tập trong sách giáo khoa, cậu còn chủ động tìm thêm đề qua mạng hoặc sách tham khảo để làm, bổ sung kiến thức. Nhờ đó, kết quả học tập của T luôn cao hơn A. Bằng sự nỗ lực, làm việc hiệu quả của mình, T đã chứng minh rằng làm bất cứ việc gì cũng cần có có năng suất, chất lượng và hiệu quả.

4. Ví dụ về năng động sáng tạo và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả

Ví dụ 1: Em cải thiện kĩ năng nói Tiếng Anh.

- Khó khăn gặp phải: Chưa có phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả và kết quả chưa cao, chưa giao tiếp tốt và phát âm sai từ vựng, sai ngữ pháp.

- Em vượt qua khó khăn bằng cách:

+ Mỗi ngày, em dành 2 giờ để tự học Tiếng Anh.

+ Thường xuyên nghe các bài hát và các đoạn hội thoại bằng tiếng Anh; em chịu khó đọc và dịch các bài đọc để có thêm từ vựng cũng như nâng cao kĩ năng phát âm.

+ Ngoài ra em chịu khó thực hành giao tiếp tiếng Anh hằng ngày với thầy cô, bạn bè.

Ví dụ 2: Năm em học lớp 6, vì mới chuyển cấp, thay đổi môi trường học tập, bạn bè thầy cô mà kết quả học tập của em trong kì I đã không được tốt. Khiến cho bố mẹ và bản thân em rất buồn. Sau đó em đã cố gắng rất nhiều: đưa ra mục tiêu và kế hoạch rõ ràng cho bản thân, chăm chỉ học tập hơn. Sau thời gian cố gắng nỗ lực, kết thúc học kì II em đã dành được danh hiệu học sinh giỏi như kì vọng của bố mẹ và bản thân mình. Và từ đó em luôn lập kế hoạch cho bản thân để mình hoàn thành công việc tốt hơn.

Những khó khăn của bản thân em:

- Khó khăn để tập trung học tập theo kế hoạch đã định.

- Cân đối để thời gian học tập và nghỉ ngơi hiệu quả.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
11 19.626
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm