Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình? Với lứa tuổi học sinh khi còn nhỏ cần hiểu được ý nghĩa của hoà bình và biết cách bảo vệ sự hoà bình đó. Vậy hoà bình mang lại cho ta những gì và cần làm gì để bảo vệ nó? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tầm quan trọng của bảo vệ hoà bình
1. Bảo vệ hòa bình là gì?
Chiến tranh là sự xung đột vũ trang hoặc sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều bên đối lập. Như vậy, trái ngược với chiến tranh, hòa bình là trạng thái không có xung đột, tranh chấp.
Bảo vệ hòa bình là hành động của cá nhân, tập thể trong việc gìn giữ, xây dựng cuộc sống bình yên, đem lại cho con người sự ấm no, hạnh phúc, hạn chế tối đa hành động xung đột, đặc biệt là xung đột vũ trang, tìm cách giải quyết mọi tranh chấp, mâu thuẫn bằng biện pháp hòa giải, thương lượng.
Việc giải quyết mâu thuẫn bằng hòa giải, thương lượng cũng là giải pháp căn bản được áp dụng trong mọi tình huống, từ mâu thuẫn cá nhân đến xung đột giữa các cuộc gia, lãnh thổ, sắc tộc. Theo Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc cũng quy định: "Các bên tham gia tranh chấp quốc tế trước tiên phải cố gắng giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các cơ quan hay tổ chức quốc tế khu vực hoặc bằng những biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn."
=> Như vậy, nguyên tắc bảo vệ hòa bình chung của thế giới cũng khuyến khích các quốc gia dùng thương lượng để hòa giải, tránh dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực.
2. Những lợi ích mà hoà bình đem lại?
Việt Nam ta trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, suốt chiều dài lịch sử là các cuộc đấu tranh bảo vệ bờ cõi, đặc biệt ở đầu thế kỷ XX, chúng ta đã mất cả trăm năm để đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai kẻ thù vô cùng hùng mạnh, do đó, hơn ai hết, người dân Việt Nam hiểu được sự quý giá của hòa bình, của nền độc lập dân tộc.
Ngày 30/4/1975, sự kiện Quân đội nhân dân Việt Nam mở đợt tiến công cuối cùng, tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống lại ách đô hộ của đế quốc Mỹ. Từ đó mở ra trang sử mới cho đất nước ta, thời kỳ độc lập, tự do và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ khi có được hòa bình, Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc không ngừng. Trước hết phải kể đến, hòa bình đem lại cho đất nước sự bình yên để phát triển, không còn chiến tranh, chúng ta tập trung xoa dịu những mất mát, đau thương thời chiến và tiến lên xây dựng nền kinh tế mới. Mang lại cho Tổ quốc diện mạo tươi đẹp, vị thế ngày một nâng cao như ngày hôm nay.
Hòa bình nghĩa là trẻ em được đến trường, sinh viên được theo học ngành nghề mơ ước, trở thành công dân ưu tú xây dựng đất nước. Hòa bình còn giúp chúng ta xây dựng lại đất nước từ đống gạch đổ nát, mở ra những nông trường, công trường mới, gây dựng cơ sở vật chất. Hòa bình còn đem lại sự ổn định về tình hình chính trị - xã hội, giúp nước nhà thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn...
Có thể nói, hòa bình đã đem lại cho Việt Nam rất nhiều sự đổi thay. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sau gần 50 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đã vươn mình trở thành một "con hổ của châu Á". Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Quả đúng như vậy, hòa bình đã cho chúng ta cơ hội lớn để xây dựng đất nước, người dân được hưởng cuộc sống bình yên, bình đẳng, hạnh phúc. Và khi con người đã trải qua bao năm chiến tranh, có được nền độc lập như hiện nay, mỗi người dân Việt Nam đều có sự trân quý đối với hòa bình và ra sức bảo vệ nền hòa bình mà cha ông đã đổ bao xương máu mới có được.
Đó là phạm vi quốc gia, còn trong cuộc sống hằng ngày, hòa bình cũng đem lại rất nhiều lợi ích. Các dân tộc anh em chung sống hòa thuận với nhau, không có sự phân biệt, kỳ thị, cùng giúp đỡ nhau xây dựng đất nước thì sẽ không có những cuộc xung đột sắc tộc. Hàng xóm láng giềng biết sống bao dung, chan hòa với nhau sẽ không có mâu thuẫn, gây mất đoàn kết trong khu dân cư. Anh em trong gia đình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Cá nhân trong tập thể giúp đỡ nhau trong công việc, giải quyết mâu thuẫn bằng hòa giải, thương lượng sẽ giúp tập thể vững mạnh, công việc được xử lý hanh thông...
Có rất nhiều lợi ích mà hòa bình đem lại cho cuộc sống của con người. Do đó, mỗi cá nhân cần có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ nền hòa bình, đó không chỉ là bảo vệ sự bình yên của chính bản thân mình, mà cao hơn là bình yên của đất nước, dân tộc và thế giới.
3. Học sinh cần làm gì để bảo vệ hoà bình
Bác Hồ lúc sinh thời từng dặn dò các em học sinh rằng: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Là một học sinh, em tự nhận thấy rằng, mình cần có những việc làm cụ thể dù nhỏ nhất để đóng góp sức lực giữ gìn hòa bình, bảo vệ sự bình yên của cuộc sống, và cao hơn là nền hòa bình dân tộc, như:
- Biết học hỏi điều hay, lẽ phải từ người khác.
- Chung sống hoà đồng, khoan dung với mọi người xung quanh.
- Khi xảy ra xích mích cần biết bình tĩnh trao đổi giải quyết không gây gổ.
- Không được phân biệt đối xử với bạn bè.
- Giúp đỡ bạn bè trong học tập và những khi khó khăn.
- Chủ động can ngăn những hành động đánh nhau, bất đồng,...
- Tôn trọng những điều, thứ của người khác, không buông lời miệt thị.
- Hưởng ứng những phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức.
Chỉ những hành động nhỏ như vậy cũng đã giúp phần nào bảo vệ hoà bình trong môi trường học tập và cuộc sống của mình. Tránh những xích mích, hậu quả không đáng có trong cuộc sống của mỗi người trong chúng ta vì cuộc sống tươi đẹp hơn. Còn để bảo vệ hoà bình của đất nước thì thế hệ học sinh luôn có Đoàn thanh niên dẫn dắt, học sinh thực hiện nhiệt huyết theo những phong trào mà Đoàn phát động thì các em cũng đang thực hiện tốt trọng trách của mình.
4. Ví dụ về một hành động bảo vệ hoà bình
"Trong lớp học 7C, bạn T và H có xảy ra xích mích nhỏ do hiểu lầm. Nhưng hai bạn đã không nói chuyện để giải thích với nhau mà lại lao vào đánh nhau. Bạn K thấy vậy liền vào can ngăn để hai bạn không đánh nhau nữa. Bạn K đã giúp hai bạn bình tĩnh lại và kể sự việc. Sau khi nghe câu chuyện từ hai phía thì bạn K đã hiểu sự việc này là do cả hai bên đã hiểu nhầm nhau và giải thích cho hai bạn hiểu. T và H sau khi nghe K giải thích cũng hiểu ra cái sai của mình và hai bạn xin lỗi nhau."
Bạn K trong câu chuyện đã giúp hai bạn hiểu được vấn đề của sự việc và giúp hai bạn hoà giải. Hơn nữa K còn ngăn không cho hai bạn đánh nhau là những hành động nhỏ mà K đã bảo vệ được hoà bình trong lớp học của mình. Bạn K đã được giáo viên chủ nhiệm tuyên dương ra trước lớp và bạn cũng được cô giáo thưởng cho một phần quà nhỏ. Như vậy với hành động và suy nghĩ biết lẽ phải của bạn K đã bảo vệ được một lớp học hoà bình không có xích mích cũng là hành động đáng được khen ngợi mà nhiều bạn cần học hỏi.
Tìm hiểu thêm: Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp
5. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ hòa bình thế giới?
Bảo vệ hoà bình thế giới cũng là vấn đề quan trọng cần lưu tâm. Bởi vì như các bạn đã biết thế giới trải qua hai cuộc chiến tranh lớn, hai cuộc chiến tranh này đã khiến bao người phải hi sinh, và những thành quả con người tạo nên đều bị phá huỷ. Điều này cho thấy chiến tranh là thảm hoạ huỷ diệt loài người. Thấy được những nguy hại đó thì thế hệ tương lai là những thanh niên, học sinh cần ra sức bảo vệ hoà bình thế giới để mọi người đều được bình yên. Đây là trách nhiệm của thanh niên, học sinh ở mọi thế hệ hoặc thời kỳ khác nhau. Vì bảo vệ hoà bình thế giới chính bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và thế hệ mai sau.
Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ hoà bình thế giới là:
- Học sinh có trách nhiệm hưởng ứng những hoạt động về hoà bình, chống lại những hoạt động chiến tranh.
- Học sinh có trách nhiệm học hỏi và trau dồi kiến thức để trở thành những con người có ích cho đất nước từ đó bảo vệ hoà bình đất nước và bảo vệ hoà bình thế giới.
- Ngoài ra những học sinh của nước nhà cần phấn đấu học hỏi để vươn ra thế giới, giao lưu kết bạn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè quốc tế cũng là cách để bảo vệ hoà bình.
Như vậy hoà bình thế giới hay hoà bình trong đất nước mình đều là những vấn đề quan trọng. Bởi vì khi thế giới và trong nước hoà bình thì con người mới chuyên tâm phát triển mọi mặt đời sống. Khi hoà bình thế giới hay ngay cả sự yên bình của đất nước bị ảnh hưởng thì đời sống của chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo.
Trong bối cảnh hiện nay là thời đại của sự hoà bình, hội nhập và phát triển kinh tế thì bản thân em cũng nhận thấy trách nhiệm của mình càng quan trọng hơn. Bởi những trách nhiệm nêu trên thì học sinh, thế hệ trẻ của đất nước phải thực hiện hai trọng trách là vừa gìn giữ hoà bình mà vừa phát triển đất nước. Trong thời đại mới này nếu đất nước trì trệ thì cũng là một sự thất bại lớn vì con người đang được sống trong hoà bình thì cần thúc đẩy nhiệm vụ phát triển đất nước đi lên. Thế hệ trẻ không nên sống trong hoà bình, chỉ hưởng thụ mà mất đi sự cố gắng và sức lực tuổi trẻ.
Tìm đọc: Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
Như vậy trên đây là bài viết của Hoa Tiêu về câu hỏi Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục học tập sau đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Hãy nêu những việc em và các bạn có thể làm để thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
Top 6 bài nghị luận về bạo lực gia đình hay chọn lọc
Top 6 mẫu viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên siêu hay
Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
Top 12 bài Tưởng tượng gặp người lính trong Bài thơ tiểu đội xe không kính và kể lại
(4 mẫu) Viết đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu
Tự chủ là gì?
Phương châm về lượng là gì?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1 Chí công vô tư
- Bài 2: Tự chủ
- Bài 3 Dân chủ và Kỷ luật
- Những việc làm thể hiện tính dân chủ GDCD 9 - trang 11
- Kể lại việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật GDCD 9 - trang 11
- Chứng minh nhận định Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể GDCD 9 - trang 11
- Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
- Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật
- Bài 4: Bảo vệ hoà bình
- Hành vi nào biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày? GDCD 9 trang 16
- Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16
- Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
- Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
- Hòa bình là gì? Bảo vệ hòa bình là gì?
- Ví dụ bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
- Trách nhiệm gìn giữ hoà bình của thế hệ trẻ hiện nay
- Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Ví dụ về sự hợp tác quốc tế
- Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè về một công trình hợp tác quốc tế
- Vai trò của tinh thần hợp tác với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta
- Tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trường
- Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nào?
- Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết
- Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em
- Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Liên hệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được phát huy thế nào trong bối cảnh đại dịch covid 19?
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có tác dụng gì?
- Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Ca dao, tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 2024
- Bài 8: Năng động, sáng tạo
- Ca dao, tục ngữ nói về tính năng động, sáng tạo
- Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó?
- Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
- Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương sáng năng động, sáng tạo
- Năng động sáng tạo là gì?
- Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?
- Bài 9: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Những việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả là?
- Biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Liên hệ một việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả của bản thân
- Ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
- Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Em hiểu thế nào về câu nói Cống hiến thì nhìn về phía trước hưởng thụ thì nhìn về phía sau?
- Em hãy nêu vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay?
- Hãy xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện cho năm học lớp 9 của bản thân và trao đổi trong tổ học tập
- Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra?
- Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ GDCD 9 bài 12
- Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau GDCD 9
- Theo em mỗi công dân cần có thái độ như thế nào trong hôn nhân?
- Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên GDCD 9
- Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
- Theo em việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với bản thân gia đình và xã hội?
- Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
- bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Bài 18:
Bài viết hay Lớp 9
Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
Mở đầu thời đại hiện nay được đánh bằng sự kiện lịch sử quan trọng nào?
Vai trò của tinh thần hợp tác với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta
Đọc hiểu Bữa tiệc đêm ở Đà giang
Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28