Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Truyền thống dân tộc là những nét văn hoá tinh thần cần được con cháu đời sau gìn giữ, phát huy mạnh mẽ. Tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu tại sao chúng ta phải kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.
Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? xin vui lòng dẫn nguồn.
Tại sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
1. Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Chúng ta đều biết trách nhiệm kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc là của những thanh niên, học sinh, sinh viên và mọi thế hệ. Nhưng bạn chưa hẳn đã hiểu tại sao thế hệ thanh niên phải kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vì:
Thứ nhất ai trong chúng ta cũng đều có quê hương, quê hương có những đặc trưng mang giá trị tinh thần, nên những thế hệ sau cần gìn giữ những truyền thống tinh thần tốt đẹp đó. Khi chúng ta trưởng thành thì những giá trị tinh thần đó chính là cái nôi văn hoá để nuôi dưỡng tâm hồn cũng như tinh thần của mỗi con người khi nhớ về và cống hiến vì giá trị tinh thần ấy.
Thứ hai là gìn giữ những thành quả, kinh nghiệm mà cha ông ta để lại và truyền dạy lại cho đời sau. Khi hội nhập mở rộng thì những văn hoá tốt đẹp của dân tộc dễ bị mai một và hoà tan nên việc giữ gìn văn hoá cũng chính là gìn giữ những giá trị, kinh nghiệm để giảng dạy đời sau.
Thứ ba là để khẳng định bản sắc văn hoá Việt với bạn bè quốc tế. Mỗi quốc gia hay mỗi nước đều có những điểm khác biệt về văn hoá, nên những quốc gia tạo được sự ấn tượng về văn hoá thì sẽ luôn được bạn bè quốc tế nhớ đến và ghé thăm.
Như vậy chúng ta thấy rằng việc giữ gìn văn hoá là yếu tố cốt yếu của một nền kinh tế mang đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có tác dụng gì?
Vào giai đoạn mới với thời kỳ hội nhập kinh tế thì việc gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc là yếu tố quan trọng. Nhưng gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đem lại những điều gì cho nhân dân ta? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

Vậy kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc có tác dụng là:
Thứ nhất là kế thừa và phát huy những truyền thống dân tộc giúp cho thế hệ trẻ sống có đạo đức, có văn hoá. Khi trong lịch sử dân tộc ta đã hình thành nên bao nét đẹp về đạo đức như tôn sư trọng đạo, yêu thương con người, chung thuỷ, cần cù, chăm chỉ,... Những nét đẹp truyền thống này sẽ răn dạy thế hệ trẻ đời sau về những giá trị con người Việt Nam để học hỏi và gìn giữ.
Thứ hai là kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp những người trẻ nối tiếp truyền thống yêu nước của dân tộc. Truyền thống yêu nước là truyền thống của nhân dân ta được hình thành từ bao đời. Vì đất nước trải qua bao nhiêu chiến tranh, con người Việt vì tình yêu nước nồng nàn để giành lại tổ quốc. Những thế hệ trẻ cần tiếp nối những tình yêu đó để bảo vệ non sông, đất nước ngày nay;
Thứ ba là kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc đem lại cho Việt Nam những giá trị về du lịch văn hoá. Khi mà các nước hội nhập, thì đồng nghĩa với việc con người sẽ tìm tòi, khám phá, thăm quan những điều mới mẻ trên thế giới. Những người nước ngoài muốn chiêm ngưỡng những văn hoá Việt đem lại cơ hội cho nước ta phát triển du lịch nên thế hệ trẻ cần phát huy hơn nữa những truyền thống này.
Thứ tư, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp đưa Việt Nam ra thế giới. Vì những văn hoá độc đáo và đẹp đẽ của dân tộc như truyền thống áo dài, truyền thống làng nghề gốm, lụa hay những món ăn độc đáo đã giúp đất nước ta ghi danh trên thế giới và được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Đây là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ năm, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp cho người dân Việt có công ăn việc làm, phát triển đời sống. Khi những văn hoá Việt được bạn bè quốc tế biết đến thì có nhiều người mong muốn được đến Việt Nam để được chiêm ngưỡng hay sử dụng một số đồ truyền thống Việt. Khi đó những làng nghề truyền thống được phát triển và những nghề truyền thống đó đã tạo cho người dân có công ăn việc làm để có kinh tế.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
- Chia sẻ:
Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội?
Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng?
Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết
Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Phân tích Quê hương Giang Nam
-
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
-
Phân tích truyện ngắn Củ khoai nướng
-
Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
-
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
-
Nghị luận về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống
-
Phân tích truyện ngắn Bến thời gian Tạ Duy Anh
-
Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết tôn trọng sự khác biệt trong môi trường học đường
-
Phân tích truyện ngắn Hương hoa hoàng lan
-
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ

Bài viết hay Lớp 9
Nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò
Bộ đề đọc hiểu thơ song thất lục bát
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió đọc hiểu
Viết đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông mất mã và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”
Kết bài chung cho nghị luận văn học, nghị luận xã hội
Công thức chung viết mở bài nghị luận xã hội