Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nước Việt Nam với lịch sử được hình thành hàng nghìn năm, với chiều dài lịch sử thì dân tộc ta đã hình thành nên những truyền thống tốt đẹp mà được nhân dân gìn giữ đến ngày nay. Để minh chứng cho những truyền thống tốt đẹp đó. Trong bài viết dưới đây hoatieu.vn sẽ đưa ra những ví dụ thực tế cụ thể.

1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Nhân dân Việt Nam trong lịch sử đã hình thành nên nhiều truyền thống, văn hoá đẹp đẽ mang đậm bản sắc dân tộc được người dân gìn giữ đến ngày hôm nay. Những truyền thống văn hoá tốt đẹp như:

  • Truyền thống tôn sư trọng đạo;
  • Truyền thống hiếu thảo với cha mẹ;
  • Truyền thống yêu nước;
  • Truyền thống cần cù lao động;
  • Truyền thống hiếu học;
  • Truyền thống tình nghĩa, thương người;
  • Truyền thống về văn hoá dân tộc như truyền thống áo dài,...
  • Truyền thống về nghệ thuật như tuồng chèo, cải lương, dân ca,...
  • Các nghề truyền thống như làng nghề tơ lụa, nghề thêu, nghề gốm,...

Để minh chứng cho những truyền thống này, mời bạn đọc tham khảo về các ví dụ cụ thể dưới đây.

2. Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

2.1. Ví dụ về truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc

Truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc là truyền thống được ghi ấn sâu đậm trong lòng người dân Việt Nam. Bởi vì nước ta đã trải qua bao chiến tranh với những cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Thực dân Pháp, để giành lại tổ quốc như ngày hôm nay. Để có được ngày hôm nay thì đã phải hi sinh bao thế hệ đi trước - thế hệ anh hùng đã dũng cảm giành lại độc lập cho nhân dân Việt Nam.

Trong chiến tranh thì nhân dân ta đã tình nguyện ra chiến trường, cùng nhau chiến đấu với kẻ thù, còn ở hậu phương thì ra sức gia tăng sản xuất để cung cấp nguồn lương thực cho các chiến sĩ. Khi đó thấy được lòng yêu nước và sự đoàn kết của dân tộc đến nhường nào.

Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Tình yêu nước và đoàn kết đến ngày này vẫn còn sự to lớn khi trong mỗi cuộc thi khi nước ta chiến thằng thì đều thấy rõ được lá cờ tổ quốc tung bay. Người dân còn tổ chức ăn mừng với lá cờ đỏ sao vàng rợp đường phố. Lúc đó thấy rõ được lòng yêu nước và hãnh diện khi đất nước đang ngày càng phát triển.

2.2 Ví dụ về truyền thống tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống vẻ vang của dân tộc khi ghi nhớ công ơn của những người thầy, người cô đã có công trồng người. Người thầy, người cô đã truyền cho các em con chữ, kiến thức để tương lai con em sẽ ngày càng cố gắng nỗ lực vì đất nước. Người thầy người cô được ví như người lái đò qua sông, ngày ngày đưa từng thế hệ qua dòng sông kiến thức.

Chính vì những công ơn đó thì những người học trò luôn có sự kính trọng, lễ phép và tôn trọng với những người làm nghề giáo. Nhà nước ta đã công nhận ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam là ngày 20/11 hằng năm. Những ngày này thì học sinh hay phụ huynh đều giành cho người thầy giáo, cô giáo những lời chúc tốt đẹp.

Ngày 20/11 hằng năm thì trường học luôn rộn ràng, những học sinh háo hức khi chuẩn bị những món quà giành cho người thầy cô của mình, còn những người làm nghề giáo cùng thấy được tình yêu mà học sinh dành cho mình từ đó cũng cố gắng, thêm yêu công việc trồng người này.

2.3. Ví dụ về truyền thống tình nghĩa, thương người

Truyền thống tình nghĩa, thương người là một truyền thống đạo đức ăn sâu vào suy nghĩ, tấm lòng của người dân Việt Nam. Truyền thống này được thế hệ trước dạy cho thế hệ sau về sự tương thân tương ái, sự giúp đỡ, san sẽ với nhau.

Ngày nay không khó để thấy được truyền thống này xuất hiện trên mọi nơi ở đất nước Việt Nam. Khi bất cứ ai khó khăn cũng sẽ có người đưa ta giúp đỡ để học vượt qua khó khăn đó. Đặc biệt như miền trung thường xuyên xảy ra bão lũ, nên người dân các miền đã cùng nhau quyên góp giúp đỡ nhân dân khu vực đó vượt qua bằng những món quà, tiền, đồ vật,...

Hay trong đại dịch Covid 19 vừa qua thì tình yêu thương con người càng thấy rõ, những người có khả năng họ đều giúp đỡ những người khó khăn vượt qua được dịch bệnh bằng sự giúp đỡ về sức lực, bằng nhu yếu phẩm, bằng tiền,...

Đó là những tình nghĩa, thương người của dân tộc ta được xây dựng và truyền dạy cho bao thế hệ mới có được.

2.4. Ví dụ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Ví dụ 1: Phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống: Các làng nghề truyền thống như làm đồ gốm, chạm khắc, điêu khắc, làm lụa, đan lát, làm trống... được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều đời. Ngày nay, với sự giao thương, hội nhập giữa các nước, các làng nghề truyền thống có cơ hội phát triển lớn, qua đó, không chỉ giúp bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè thế giới, tạo điều kiện tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

VD như làng nghề gốm Bát Tràng - Hà Nội, bên cạnh những sản phẩm truyền thống, làng nghề đã phát triển thêm các thiết kế mới, phù hợp với thẩm mỹ hiện đại. Bên cạnh đó, với chất lượng tốt, nét độc đáo riêng biệt, đồ gốm Bát Tràng ngày càng được ưa thích tại thị trường nước ngoài, giúp làng nghề vẫn giữ được nghề truyền thống, truyền lại cho thế hệ sau, vừa quảng bá được nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Ví dụ 2:Thực hiện các hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Việc quốc tế hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như ca múa nhạc, hội chợ, triển lãm... đã giúp giới thiệu, phổ biến và giữ gìn những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế và tạo ra những giá trị kinh tế cho đất nước.

VD: Tại Hội chợ văn hóa ẩm thực quốc tế, sinh viên Việt Nam học tại các trường đại học ở Nhật Bản đã tự mở các gian hàng ẩm thực, nấu các món ăn đặc trưng của nền ẩm thực truyền thống trong nước như phở, bánh cuốn, bánh xèo, nem rán...; mặc áo dài- trang phục truyền thống của Việt Nam, mở các bài hát nhạc trẻ nổi tiếng của Việt Nam... Qua đó góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

2.5. Ví dụ về truyền thống cần cù, sáng tạo

Từ xưa đến nay, cần cù và sáng tạo đã trở thành một trong những giá trị văn hóa tinh thần, là lẽ sống, cội nguồn của những triết lý nhân sinh con người Việt Nam. Truyền thống ấy trong lao động, học tập biểu hiện rất đa dạng, phong phú và rõ nét.

Cụ thể đối với học sinh:

+ Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em,…

+ Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao.

+ Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới, khoa học và hiệu quả hơn. Ví dụ như: tổng kết kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy; học tiếng Anh thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ,…

+ Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. Ví dụ: làm ống đựng đồ dùng học tập từ bìa carton; làm chuông gió từ vỏ chai nhựa,…

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
15 19.973
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm