Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết
Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết. Việt Nam luôn có những truyền thống tốt đẹp mà bao đời nay cha ông ta đã truyền dạy cho con cháu. Những truyền thống này mang giá trị tinh thần qua những tư tưởng, đức tính tốt đẹp,... của người dân cả nước. Để hiểu hơn về những truyền thống tốt đẹp đó, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Truyền thống tốt đẹp của Việt Nam
- 1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
- 2. Một vài việc mà em đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (GDCD 9 - Bài 7 - câu 4)
- 3. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh covid-19
- 4. Hãy chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết. Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước?
- 5. Những việc làm của bản thân nhằm góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Nước ta là một đất nước có nhiều dân tộc khác nhau vì thế có rất da dạng nét văn hoá dân tộc độc đáo. Những nét văn hoá này được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi khu vực lại có những nét văn hoá khác nhau của nhân dân ta. Sự khác biệt này đã tạo nên một đất nước Việt Nam xinh đẹp với nhiều truyền thống văn hoá lâu đời được nhiều bạn bè quốc tế biết đến.
1. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
Nước ta có nhiều truyền thống đáng tự hào như:
- Truyền thống tôn sư trọng đạo;
- Truyền thống hiếu thảo với cha mẹ;
- Truyền thống yêu nước;
- Truyền thống cần cù lao động;
- Truyền thống hiếu học;
- Truyền thống tình nghĩa, thương người;
- Truyền thống về văn hoá dân tộc như truyền thống áo dài,...
- Truyền thống về nghệ thuật như tuồng chèo, cải lương, dân ca,...
- Các nghề truyền thống như làng nghề tơ lụa, nghề thêu, nghề gốm,...
- Truyền thống áo dài;
- Truyền thống trang phục của các dân tộc;
- Truyền thống ngày Tết Nguyên đán;
- Truyền thống ngày thanh minh;
- Truyền thống lễ hội vua Hùng;
- Truyền thống về Thành hoàng làng;
- Hay là những món ăn truyền thống như bánh Chưng, bánh Dày, bánh Tét,
- Truyền thống cúng giỗ tổ tiên hoặc là làm lễ thắp hương vào ngày rằm và mùng 1 hằng tháng.
- Truyền thống đi chùa đầu năm;
- Truyền thống sắp tất niên cuối năm;
- Truyền thống áo bà ba;
- Truyền thống thờ cúng tổ tiên;
Như vậy có thể thấy truyền thống nước ta vô cùng nhiều và đa dạng, do nước ta có nhiều dân tộc khác nhau và mỗi vùng lại hình thành nên những văn hoá riêng biệt nên các em hoàn toàn có thể kể thêm những văn hoá tại địa phương mình.
Những truyền thống tốt đẹp này đã tạo nên một đất nước Việt Nam tươi đẹp, đa dạng văn hoá, truyền thống khác nhau trước mắt bạn bè quốc tế. Việt Nam có nhiều nét đặc trưng riêng tạo nên sự khác biệt mà nhiều bạn bè quốc tế muốn thăm quan, khám phá.
Những truyền thống này đã được hình thành từ hàng nghìn năm, chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá khác nhưng hiện nay nước ta vẫn giữ được những nét văn hoá đặc trưng khó có thể mai một. Điều này cũng cho thấy được sự gìn giữ những nét truyền thống của người dân Việt Nam.
2. Một vài việc mà em đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (GDCD 9 - Bài 7 - câu 4)
Đối với thế hệ học sinh cũng cần có những học hỏi, hành động giúp giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và địa phương như:
- Cố gắng chăm ngoan, học giỏi để trở thành người có ích cho xã hội;
- Thể hiện tình đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập;
- Tham gia các hoạt động phát huy truyền thống con người tại địa phương;
- Tìm tòi học hỏi những nét văn hoá, truyền thống của địa phương mình và trên cả nước;
- Tìm tòi học hỏi những lịch sử của dân tộc và đất nước ta;
Những việc làm trên đây là những việc làm mà học sinh cần làm để phát huy truyền thống của dân tộc. Ngoài ra để phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông thì bản thân còn phải rèn luyện những đức tính, đạo đức, ý thức chuẩn mực của con người đề phát triển những truyền thống của cha ông ngày càng tươi đẹp hơn nữa.
3. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh covid-19
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành trong lịch sử và được phát huy trong phòng, chống dịch bệnh Covid 19 vừa qua. Những truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta phát huy như:
3.1 Truyền thống đoàn kết, yêu nước
Trong lịch sử những người dân khốn cùng, không có độc lập nhưng nhờ sự dẫn dắt của Đảng, niềm tin vào Đảng thì những người dân đó càng vững tin hơn vào lòng yêu nước, đoàn kết với nhau để giành lại tổ quốc, non sông. Khi đó những người chiến sĩ sẵn lòng hy sinh để bảo vệ những người dân Việt Nam.
Còn trong đại dịch covid 19 thì tình yêu nước và sự đoàn kết được thấy qua hình ảnh người dân là luôn tin tưởng và làm theo những chỉ đạo cấp bách của nhà nước và Đảng. Nhân dân luôn tin tưởng những chỉ đạo đó là đúng đắn và đồng lòng để thực hiện. Khi đó nhà nước ban hành chỉ thị giãn cách xã hội khiến cuộc sống đảo lộn nhưng mỗi người dân hiểu được rằng đó là biện pháp tốt nhất và cần thiết nhất để bảo vệ sức khoẻ nên không một người dân nào trái với chỉ thị đưa ra. Vì nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, lòng yêu nước, sự đoàn kết cùng nhau thực hiện. Điều này đã giúp cho đất nước ta được an toàn trải qua dịch bệnh với số ca nhiễm và ca tử vong ít hơn so với nhiều nước khác và được đánh giá là quốc gia có chiến dịch phòng chống dịch bệnh tốt.
3.2 Truyền thống Lương y như từ mẫu
Lương y như từ mẫu là một truyền thống được hình thành từ những người làm nghề chữa bệnh xưa, khi họ luôn sẵn sàng cứu giúp nhân dân bị bệnh tật mà không suy nghĩ đến sự thiệt hơn. Những người làm nghề chữa bệnh từ xưa đã luôn coi trọng tính mạng của người khác hơn nhưng gì mình có. Đây là truyền thống cao đẹp của những y sĩ.
Đại dịch này cũng là một dấu ấn cảnh báo với ngành y tế trên toàn cầu về các thiết bị điều trị cũng như sự cần thiết đề phòng bị y tế. Khi chúng ta thấy những người làm y sĩ, họ đã phải ngày đêm chữa trị cho nhân dân, cùng nhau chống lại dịch bệnh bảo vệ người dân. Dịch bệnh diễn ra đột ngột khiến những người bác sĩ đã phải điều chuyển công tác trong thời gian dài, họ tình nguyện đi vào những nơi có dịch bệnh bùng phát để ngày đêm chữa bệnh cho nhân dân. Họ đã để lại những người thân yêu trong gia đình mà không mảy may nghĩ đến tương lai họ cũng có thể hy sinh tính mạng và không thể trở về.
Không những vậy những người bác sĩ còn miệt mài làm ngày đêm, minh chứng là nhiều bác sĩ đã bị kiệt sức khi làm việc bởi sử dụng đồ bảo hộ kín thường xuyên, và không được ngủ đủ giấc. Qua những hình ảnh đó thấy được truyền thống Lương y như từ mẫu được phát huy mạnh mẽ trong đại dịch.
4. Hãy chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết. Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị văn hóa, tinh thần, phẩm chất đạo đức, phong tục tập quán được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử, được đúc kết qua bao thế hệ cha ông và vẫn còn giá trị thực tiễn to lớn đối với cá nhân, gia đình, đất nước ta hiện nay.
- Đối với cá nhân, truyền thống dân tộc như lòng yêu nước, truyền thống hiếu học, lòng hiếu thuận, tôn sư trọng đạo, đức tính cần cù, chăm chỉ, tương thân tương ái... là kim chỉ nam cho hành động của mỗi người; giúp mỗi cá nhân sống có ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình và trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Đối với gia đình, truyền thống dân tộc là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, tạo nên sự hòa thuận, hạnh phúc. Những truyền thống như hiếu thảo, tôn trọng người lớn tuổi, yêu thương con cái… giúp các thành viên trong gia đình biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
- Đối với quê hương, truyền thống dân tộc là bản sắc văn hóa, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Những truyền thống như lễ hội, ẩm thực, phong tục tập quán… góp phần làm nên nét đẹp riêng của mỗi vùng miền, địa phương.
- Đối với đất nước, truyền thống dân tộc là sức mạnh to lớn để dân tộc vượt qua khó khăn, thách thức, bảo vệ và xây dựng đất nước. Những truyền thống như yêu nước, bất khuất, kiên cường, đoàn kết, yêu chuộng hòa bình… đã giúp dân tộc Việt Nam vượt qua hàng nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
5. Những việc làm của bản thân nhằm góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những thói quen, tư tưởng, quan niệm được hình thành lâu đời, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành nếp sống, nếp suy nghĩ của nhiều người, nhiều gia đình, là tiêu chí giáo dục mỗi người về cách sống, cách nghĩ, cách đối nhân xử thế. Thế hệ sau có một phần trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống do thế hệ cha ông đã để lại.
Từ bao đời nay, người Việt chúng ta luôn tự hào là quốc gia giàu truyền thống tốt đẹp và đáng tự hào, có thể kể đến như: truyền thống yêu nước; tinh thần bất khuất, kiên chung chống giặc ngoại xâm; tinh thần đoàn kết; truyền thống nhân nghĩa; đức tính hiếu học; tôn sư trọng đạo... Trách nhiệm của chúng ta, thể hệ trẻ tương lai của đất nước là tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp đó cho thế hệ sau. Để làm được điều này, đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân.
Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, được sự dạy dỗ, chỉ bảo của giáo viên, gia đình, em nhận thức rõ bản thân cần cống hiến, góp sức trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bởi truyền thống dân tộc là cái gốc căn bản của một dân tộc, hình thành giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử mang nét riêng biệt của từng dân tộc, cũng là nền tảng định hướng con người phát triển tốt đẹp hơn. Hiểu được điều đó, em cho rằng, trước hết, em cần cố gắng chăm ngoan học giỏi để trở thành công dân có ích cho xã hội; ở trường, ở lớp cùng đoàn kết với các bạn và giúp đỡ nhau trong học tập. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn đội, hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương phát động, như: hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người già neo đơn, thăm và dọn vệ sinh đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, tặng quà thăm hỏi các thương bệnh binh, dọn sạch sân trường, khu dân cư... Qua đó, thể hiện tinh thần tương thân tương ái với những hoàn cảnh khó khăn; lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn giữa học và hành để trở thành công dân có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ tốt, xây dựng đất nước thời kì đổi mới.
Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về vấn đề Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết. Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục Học tập dưới đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Một trong những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam là gì 2024?
Câu thơ, ca dao tục ngữ nói về truyền thống hiếu học
Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân đối với?
Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ 2024
Em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?
- Bài 1 Chí công vô tư
- Bài 2: Tự chủ
- Bài 3 Dân chủ và Kỷ luật
- Những việc làm thể hiện tính dân chủ GDCD 9 - trang 11
- Kể lại việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật GDCD 9 - trang 11
- Chứng minh nhận định Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể GDCD 9 - trang 11
- Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
- Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật
- Bài 4: Bảo vệ hoà bình
- Hành vi nào biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày? GDCD 9 trang 16
- Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16
- Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
- Vì sao phải bảo vệ hòa bình?
- Hòa bình là gì? Bảo vệ hòa bình là gì?
- Ví dụ bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
- Trách nhiệm gìn giữ hoà bình của thế hệ trẻ hiện nay
- Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Ví dụ về sự hợp tác quốc tế
- Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè về một công trình hợp tác quốc tế
- Vai trò của tinh thần hợp tác với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta
- Tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trường
- Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung như thế nào?
- Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết
- Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em
- Ví dụ về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
- Liên hệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được phát huy thế nào trong bối cảnh đại dịch covid 19?
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có tác dụng gì?
- Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Ca dao, tục ngữ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 2024
- Bài 8: Năng động, sáng tạo
- Ca dao, tục ngữ nói về tính năng động, sáng tạo
- Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó?
- Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
- Tìm hiểu và giới thiệu một tấm gương sáng năng động, sáng tạo
- Năng động sáng tạo là gì?
- Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?
- Bài 9: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Những việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả là?
- Biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Liên hệ một việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả của bản thân
- Ví dụ về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên
- Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Em hiểu thế nào về câu nói Cống hiến thì nhìn về phía trước hưởng thụ thì nhìn về phía sau?
- Em hãy nêu vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay?
- Hãy xây dựng một kế hoạch học tập, rèn luyện cho năm học lớp 9 của bản thân và trao đổi trong tổ học tập
- Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra?
- Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ GDCD 9 bài 12
- Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau GDCD 9
- Theo em mỗi công dân cần có thái độ như thế nào trong hôn nhân?
- Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên GDCD 9
- Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình?
- Theo em việc kết hôn sớm có tác hại như thế nào đối với bản thân gia đình và xã hội?
- Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
- bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Bài 18:
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27