Các truyền thống gia đình dòng họ

Các truyền thống gia đình dòng họ. Truyền thống gia đình dòng họ là gì? Việt Nam là nơi tồn tại những dòng họ có các truyền thống lâu đời, được truyền từ thế hệ này qua thế khác. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu truyền thống gia đình của một số dòng họ nhé.

1. Truyền thống gia đình là gì?

Gia đình là một cái tổ chức nhỏ trong xã hội, gia đình cũng là cái nôi để xây dựng nên văn hoá văn minh tiến bộ. Khi một gia đình có văn hoá, nề nếp văn minh thì những văn hoá, nề nếp đó cũng được thể hiện ra ngoài xã hội.

Những văn hoá, truyền thống quý báo của gia đình được thể hiện qua sự chăm chỉ học tập, lao động, qua những hành động xử sự trong đời sống cũng như ngoài xã hội. Một số truyền thống gia đình tiêu biểu như con cái luôn chăm ngoan học giỏi, sự chung thuỷ giữa vợ và chồng, sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ, sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm và dạy dỗ của cha mẹ, sự yêu thương của các thành viên trong gia đình, hay những đức tính dịu dàng, đảm đang của người phụ nữ,... Những truyền thống đó được người đời trước truyền dạy lại cho con cháu đời sau để luôn gìn giữ và phát huy.

2. Ví dụ về truyền thống gia đình ở Huế

Hiện nay gia đình ở Huế truyền thống vẫn giữ được những truyền thống gia đình từ thời xa xưa như ngũ đại đồng đường hay tứ đại đồng đường. Đây là nét đặc trưng của một gia đình lớn ở Huế, những gia đình như vậy là cùng chung sống nhiều thế hệ trong một nếp nhà. Những người con khi lập gia đình sẽ không ra ở riêng mà chung sống với bố mẹ dưới một căn nhà. Chính vì thế luôn được chỉ dạy những nguyên tắc, lễ giáo trong gia đình là phải biết cách đi đứng, ăn nói, giờ giấc, cách sắp đặt mọi thứ một cách tuần tự và nghiêm khắc.

Hơn nữa trong gia đình Huế thì con cái luôn được răn dạy rằng con trai, đàn ông phải lo công việc bên ngoài còn con gái, phụ nữ phải lo lắng công việc gia đình, trở thành một người nữ công gia chánh để chồng yên tâm công tác.

Chính vì những nét văn hoá được răn dạy từ nhỏ nên người phụ nữ Huế luôn là những người nữ công gia chánh trong gia đình và hơn hết là tài nấu nướng, bếp núc rất giỏi giang. Nhưng khi ra ngoài lại là người phụ nữ duyên dáng, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Đây là những truyền thống gia đình tốt đẹp cần được gìn giữ hơn nữa.

3. Truyền thống gia đình dòng họ là gì?

Truyền thống gia đình dòng họ là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình và phát triển, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người trong một gia đình, dòng họ thực hiện.

Dòng họ ở nước ta là những dòng họ cùng huyết thống, cùng họ với nhau. Những dòng họ Việt Nam hiện nay là những dòng họ theo tên như Dòng họ Vũ văn, dòng họ Hoà, Dòng họ Trần, Dòng họ Đỗ,...

4. Một số truyền thống gia đình dòng họ

Mỗi gia đình, dòng họ sẽ có những truyền thống khác nhau. Sau đây là một số truyền thống gia đình dòng họ:

  • Hiếu học
  • Cần cù lao động
  • Thương người như thể thương thân
  • Uống nước nhớ nguồn
  • Các nghề truyền thống: nghề làm giấy, nghề làm gốm

Bất kỳ những điều tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác đều có thể là truyền thống của gia đình dòng họ. Những truyền thống này sẽ được dòng họ tổ chức bằng những hoạt động để tuyên dương cũng như thúc đẩy nhân dân hoặc là những lời dạy, căn dặn, chỉ bảo con cháu đời sau. Ví dụ như hoạt động tổ chức khuyến học là hoạt động được nhiều dòng họ tổ chức nhằm tuyên dương những học sinh có thành tích học tốt trong năm và khích lệ những con em trong dòng họ.

Gia đình dòng họ bạn có truyền thống gì thì hãy chia sẻ cho Hoatieu.vn biết với nhé.

5. Ca dao tục ngữ nói về truyền thống hiếu học

Ca dao tục ngữ nói về truyền thống hiếu học

Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được biết đến từ thời xa xưa cho đến nay.

  • Truyền thống này đã được lưu giữ trong những câu ca dao tục ngữ sau:
  • Muốn sang thì bắc cầu Kiều
  • Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
  • Tôn sư trọng đạo
  • Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
  • Có cày có thóc, có học có chữ
  • Đi thưa, về gửi
  • Trên kính, dưới nhường
  • Bảy mươi còn học bảy mươi mốt
  • Học hành vất vả kết quả ngọt bùi
  • Học là học để mà hành
  • Vừa hành vừa học mới thành người khôn
  • Học là học biết giữ giàng
  • Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
  • Học là học để làm người
  • Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
  • Một kho vàng không bằng một nang chữ
  • Tiên học lễ, hậu học văn
  • Học khôn đến chết, học nết đến già
  • Dao có mài có sắc
  • Người có học có khôn
  • Ngòi sách, ruộng học là đây
  • Cho nên Phú Diễn đất này lắm quan
  • Ăn thời vóc
  • Học thời hay
  • Chớ ngủ ngày
  • Quen con mắt
  • Chớ chơi ác
  • Rách áo quần
  • Phải chuyên cần
  • Lo học tập
  • Bậc cao thấp
  • Chốn công đàng
  • Dốt đến đâu học lâu cũng biết
  • Nghèo mà hay chữ thì hơn
  • Giàu mà hay chữ như sơn thếp vàng

6. Dòng họ Nguyễn Lân có truyền thống gì?

Dòng họ Nguyễn Lân có truyền thống hiếu học, tài hoa, chuẩn mực với nhiều tấm gương nổi tiếng. Hiếm có gia đình nào có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ

Cố Giáo sư Nguyễn Lân là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông cống hiến trọn đời cho nền giáo dục, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Nghị lực và lửa yêu nghề của Giáo sư Nguyễn Lân đã truyền lại cho 8 người con, tất cả đều hiếu học. Dù theo đuổi những chuyên ngành khác nhau nhưng cả 8 người con - 7 trai 1 gái - của cố Giáo sư Nguyễn Lân đều chọn nghề làm thầy cao quý, đó là thầy giáo và thầy thuốc.

Giáo sư - tiến sĩ khoa học - nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất (người con cả của giáo sư Nguyễn Lân): Người Việt Nam đầu tiên được tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga năm 2001.

Tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (người con thứ hai): Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo sư - tiến sĩ - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng (người con thứ ba): Một trong những nhà khoa học đầu ngành vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Cường (người con thứ tư): Nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia đầu đàn của bộ môn cổ nhân học; Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, giảng viên Khoa Lịch sử - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng (người con thứ năm): Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng (người con thứ sáu): Giảng viên Bộ môn Hệ thống điện - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Giáo sư - tiến sĩ - thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt (người con thứ bảy): Viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Trung (người con út): Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc một số truyền thống của gia đình, dòng họ. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
92 31.530
0 Bình luận
Sắp xếp theo