Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu?

Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu? Chúng ta hiện nay đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế với thế giới, vì thế nên vấn đề hợp tác là vấn đề quan trọng và hàng đầu trong phát triển kinh tế nước nhà. Tuy nhiên vì sao hợp tác quốc tế lại là vấn đề quan trọng và tất yếu trong tình hình hiện nay? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu lý do trong bài viết dưới đây nhé.

1. Hợp tác quốc tế là gì?

Hợp tác quốc tế chính là sự hợp tác của các chủ thể trong xã hội vượt ra ngoài phạm vi của một quốc gia. Sự hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề về kinh tế, văn hoá, xã hội của các bên tham gia.

Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu?
Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu?

Sự hợp tác quốc tế ở đây được hiểu là tất cả các mối quan hệ hợp tác trong xã hội chứ không chỉ là sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Chúng ta có thể thấy sự hợp tác quốc tế đơn giản như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp nước ngoài với nhau hoặc là sự hợp tác giữa cá nhân nước ngoài với Việt Nam nhằm giải quyết một vấn đề nào đó.

2. Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu?

Vì sao trong tình hình hiện nay hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu lấy ví dụ?

Hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu trong tình hình hiện nay bởi vì:

  • Hiện nay trên thế giới có nhiều vấn đề chung của các nước cần cùng nhau hợp tác để giải quyết mới có thể hoàn thành.
  • Lý do thứ hai là cùng nhau phát triển vì một thế giới hoà bình và ổn định.

Đây chính là hai lý do lớn để sự hợp tác quốc tế được hình thành và phát triển bền vững. Chúng ta có thể thấy sự hợp tác qua:

  • Đại dịch Covid19 vừa qua, khi mà con người trên toàn thế giới phải đối mặt với dịch bệnh thì các nước đã có sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau vượt qua đại dịch khủng khiếp đó. Như nước ta đã có sự hỗ trợ về lương thực với các nước khác để vượt qua đại dịch. Còn nước ngoài có sự hỗ trợ chúng ta về thiết bị y tế cũng như vacxin để điều trị.
  • Còn về vấn đề phát triển kinh tế và hỗ trợ phát triển kinh tế thì trước kia nước ta cũng đã có sự hợp tác với nước ngoài để có sự hỗ trợ và học tập về những khoa học công nghệ để chuyển giao công nghệ về Việt Nam.

3. Vì sao trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải hợp tác quốc tế

Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như: vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh, đói nghèo, chiến tranh, khủng hoảng lương thực... Để giải quyết những vấn đề đó, đồng thời hợp tác chung tay phát triển kinh tế, khoa học, cần phải có sự hợp tác quốc tế, một quốc gia, dân tộc riêng lẻ không thể tự mình giải quyết. Điều này là tất yếu với mọi quốc gia, kể cả các nước lớn và nước nhỏ, kém phát triển hơn.

- Đối với nước lớn: khi hợp tác với các nước nhỏ, các nước đang phát triển, các quốc gia có nền kinh tế lớn hơn có cơ hội mở rộng đầu tư sản xuất với nguồn lao động trẻ tiềm năng. Bên cạnh đó, các nước lớn có thể mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, liên kết hợp tác cả về vấn đề kinh tế, giáo dục, văn hóa, môi trường,... trong điều kiện môi trường trong nước đã bão hòa.

- Đối với nước đang phát triển: Cần sự liên kết với nước lớn để được đầu tư vốn, tiếp cận gần hơn với công nghệ cao hiện đại, nền giáo dục tiên tiến, phương thức làm việc chuyên nghiệp để có thể phát triển hơn. Ngoài ra, tùy thuộc vào chiến lược, định hướng phát triển của các nhà lãnh đạo, các nước đang phát triển còn có thể hợp tác với các nước lớn về quân sự, mua vũ khí, nhận sự đầu tư về giáo dục, công trình công cộng, phúc lợi xã hội...

Sự hợp tác quốc tế kể trên dựa trên điều kiện đôi bên cùng có lợi, không gây hại đến lợi ích của nhau. Như với chính sách vủa Việt Nam chúng ta luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế... "Coi trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng... Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đối tác quan trọng khác... Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước".

4. Công dân cần phải làm gì trong hoàn cảnh Nhà nước đang mở rộng quan hệ quốc tế?

Là học sinh, công dân Việt Nam trong thời đại hội nhập, trong hoàn cảnh nhà nước đang mở rộng quan hệ quốc tế, em cho rằng, trước hết, bản thân phải có trách nhiệm phấn đấu học tập, rèn luyện, nhanh chóng tiếp cận với nền tri thức mới để không chỉ trưởng thành là người có chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, mà còn linh hoạt, sáng tạo, nhanh nhạy, bắt kịp với xu thế mới.

Bên cạnh đó, tập trung học tốt ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung... Bởi trong thời đại hội nhập hiện nay, để trở thành công dân toàn cầu, chúng ta cần thông thạo thêm một hoặc một vài ngôn ngữ thông dụng quốc tế.

Đồng thời, luôn hòa đồng, cởi mở với mọi người, chia sẻ giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Hành động tạo thiện cảm cùng sự vui vẻ, hòa hợp sẽ góp phần quan trọng nâng tầm sự hợp tác trong mọi mối quan hệ.

Tuy nhiên, hợp tác với nước lớn không có nghĩa là phụ thuộc. Em nghĩ, chúng ta cần giữ vững độc lập tự chủ, không chịu sức ép, tác động của bất cứ ai, hợp tác phải đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, là công dân thế hệ mới, mỗi học sinh cần có tư tưởng vững vàng, kiên định với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tự học tập, tìm hiểu các thông tin đa chiều, kiên quyết chống lại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
9 16.566
0 Bình luận
Sắp xếp theo