Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 chương trình mới
Bộ đề HSG Văn 9 2024-2025
Đề thi học sinh giỏi Văn 9 năm 2024 - 2025 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là bộ đề thi HSG ngữ văn 9 cấu trúc mới vừa được các thầy cô giáo biên soạn theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi HSG Văn 9 theo cấu trúc mới sử dụng trong thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Lưu ý: Để xem toàn bộ chi tiết 15 mẫu đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 có đáp án, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Đề tham khảo thi HSG Ngữ văn 9 theo cấu trúc mới
Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản:
CƠM MÙI KHÓI BẾP
Bốn năm từ ngày lấy vợ, Tết này anh mới đưa được cả vợ và con về quê. Từ Sài Gòn về miền Trung không hẳn quá xa, nhưng vì có đứa con nhỏ nên chuyện đi lại khó khăn. Mấy lần trước anh chỉ về một mình, dăm hôm lại trở vào. Lần này cả nhà mới được về quê, cho đứa con ăn Tết quê nội lần đầu.
[…]
Hôm sau bà lọ mọ dậy từ lúc trời chưa hửng sáng, nhóm lửa rơm, bắc nồi cơm. Thằng cháu nội ba tuổi chạy xuống thấy khói bếp bốc ngùn ngùn, khiếp quá hét toáng lên: “Cháy nhà”.
Anh chị đang ngủ giật mình vùng dậy. Anh bảo nhà đã có bếp gas, mẹ nấu gì thứ rơm đó nữa cho cực. Bà cười: “Tụi bây ăn cơm nồi cơm điện thành phố rồi, về quê mẹ nấu cơm lửa rơm cho thơm mùi đồng mùi rạ. Mà cơm nấu rơm mới có miếng cháy ăn giòn. Mấy hồi anh nhỏ, bữa ăn không có miếng cơm cháy là giãy nãy lên bướng bỉnh chẳng chịu ăn. Nhớ không.”
Trời rạng tưng tửng sáng, thấy khói bay lên lèn qua mái tranh, anh chợt bùi ngùi. Nhớ ngày xưa còn nhỏ, sáng sớm anh chạy xuống bếp nằm cuộn trong lòng mẹ ngủ nướng thêm một lúc. Thức giấc giở nắp nồi ngửi mùi cơm. Rồi lấy đũa xới hết cơm lên để lột miếng chảy ở đáy rồi ăn trước. Lớn lên vào Sài Gòn lập nghiệp, cưới vợ sinh con ở đấy, xa cái bếp quê dần thành quên. Với lại ở trong đó, đâu có mấy ai ăn sáng ở nhà. Cái bụng cũng “lười” và “yếu” đi, sáng phải bún hoặc cháo mới nuốt nổi. Giờ về thấy cơm, thèm thì thèm thật nhưng ăn chi vô.
Cô con dâu bảo: “Mẹ bày ra nấu bữa sáng làm gì cho cực. Chúng con ra quán ăn miếng là rồi việc”. “Bây nói chi lạ. Ăn uống phải đàng hoàng chớ. Bữa sáng là quan trọng lắm. Không ai thương bằng cơm thương đâu con. Ăn cơm chắc bụng no lâu. Mấy cái thứ bún cháo nước õng ệu, chỉ nhoáng là đói lại liền à.” – Bà vừa san cơm ra chén vừa nói.
Ba chén cơm trắng, đĩa cá đồng kho nghệ. Anh háy mắt qua vợ, ý bảo ăn đi, ăn lấy lòng mẹ một miếng. Chị lại háy mắt qua anh lắc đầu, có mà sức Thánh Gióng mới nuốt trôi. Thằng cu con nhìn chằm chằm chén cơm. Cuối cùng chỉ có anh trệu trạo làm được ba miếng, như là ăn tượng trưng cho mỗi người một miếng. Tranh thủ lúc mẹ đi ra giếng, anh lùa cả ba chén cơm trắng vào lại nồi.
Sáng hôm sau bà lại dậy sớm. Lại nhóm bếp rơm nấu cơm. Xong bữa nồi cơm không vơi được là mấy, vẫn đầy như lòng mẹ. Anh gắng ăn được nửa chén. Chén lòng san đôi cho mẹ cho vợ. Anh dối mẹ chở vợ con đi xem chợ Tết, đi thăm thú làng quê, thực chất là để ghé quán cho vợ con ăn bún ăn cháo.
Anh tự nhủ sáng mai phải thức sớm ngồi nấu bếp với mẹ như xưa. Tự nhủ sáng mai phải ăn chén cơm đầy với mẹ, nhai một miếng cơm cháy giòn thơm. Nhưng lâu ngày giờ về quê gặp lại bạn bè người thân, chỗ này mời chén rượu, chỗ kia mời bữa cơm. Cơm rượu quê hàn huyên câu chuyện ngày dài tới tận khuya. Hôm sau thức dậy đã sáng trọt sáng trời, cổ họng khô khốc không ăn nổi cơm dẻo, huống hồ là miếng cơm cháy.
Chưa hết Tết, mới ngày mùng bốn anh lại phải đưa vợ con vào Sài Gòn. Bà mẹ dậy sớm làm gà, nấu cơm. Vẫn một mình bà cặm cụi với cái bếp. Bà xúc đầy cơm vào chiếc ca mèn. Gà luộc cho vào hộp đựng. “Bây đem lên xe mà ăn. Cơm dọc đường dọc sá không ngon đâu”.
Con cháu lên taxi rồi bà còn dặn theo: “Vào trong nhớ ăn uống đàng hoàng nghe bây. Đừng bỏ bữa sáng. Không ai thương bằng cơm thương”.
Vào tới Sài Gòn ca mèn cơm vẫn còn một nửa. Vợ định đem đi đổ. Anh can, bảo để đấy, phơi khô cất giữ làm kỷ niệm.
*
Qua tháng ba nghe tin mẹ bệnh, anh tức tốc về nhà. Nằm trên giường, gặp con, câu đầu tiên bà hỏi: “Con ăn chi chưa. Mẹ không bắc cơm được. Thôi ra đầu chợ ăn tạm. Bữa nào khỏe mẹ nấu cơm cho ăn. Tội nghiệp”.
Nhưng mẹ không khỏe nữa, yếu dần, được thêm hai bữa thì nhắm mắt.
Đưa mẹ ra đồng xong, về nhà nhìn chén cơm trắng đặt trên bàn thờ, anh thấy nhói lòng. Ân hận. Thế là hết cơ hội được ăn với mẹ một chén cơm sáng thật đầy, để nghe mẹ nói câu “Không ai thương bằng cơm thương”. Tiếc nuối. Thèm miếng cơm cháy mẹ nấu quá. Giòn và thơm, mùi hương đồng mùi nước quê, cả mùi khói bếp. Chỉ có mẹ mới nấu được miếng cơm cháy ngon như thế.
Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói…
(Theo Hoàng Công Danh , Chuyến tàu vé ngắn, NXB Trẻ, trang 49 – 54 2016, TPHCM)
Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản.
Câu 2. Món ăn gắn liền với tuổi thơ của anh vào mỗi buổi sáng là gì?
Câu 3. Vì sao sau khi mẹ mất, nhân vật anh thấy nhói lòng, ân hận?
Câu 4. Chi tiết cuối truyện: “ Hôm lên đường vào Sài Gòn, anh dậy sớm nấu chén cơm đặt lên bàn thờ mẹ. Anh tự mình vo gạo, tự mình nhóm bếp rơm. Loay hoay một hồi. Bếp nhà đầy khói. Và khói…” gợi cho em suy nghĩ?
Câu 5. Bài học em rút ra được sau khi đọc văn bản trên là gì?
II. PHẦN VIẾT (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải trân quý những điều bình dị của cuộc sống.
Câu 2 (10,0 điểm)
Những ngọn gió đồng
Rời phố phường tôi gặp ngọn gió quê
Gió thổi một thổi đôi thổi như dắt tôi đi giữa những bầy gió chạy
Tôi đông cứng gió thổi tôi mềm lại
Để như sông dào dạt phía ruộng đồng
Tôi trở về gặp buổi chiều mẹ vục bóng vào sông
Gió thổi áo nâu mềm lại ngày muối mặn
Thổi buốt tháng năm thổi tràn ký ức
Thổi mát những đau buồn còn nằm khuất đâu đây
Những vạt cỏ vơi hương gió thổi lại đầy
Ôi mùi hương của cỏ gầy tinh khiết
Đời đất cát lên hương từ đất cát
Nên mới thơm chân thật đến ngọt ngào
Gió chẳng bao giờ thổi tới trăng sao
Nhưng gió biết thổi cho nhau biết tự mình mở lối
Ôi những ngọn gió quê muốn gim tôi vào đồng nội
Tôi bước ngược cánh đồng gió lại thổi ngược tôi.
(Trích Những ngọn gió đồng, Bình Nguyên, Tập thơ, 2016, NXB Hội nhà văn)
Bằng hiểu biết về bài thơ Những ngọn gió đồng của Bình Nguyên, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Chế Lan Viên trong Nghĩ về thơ : Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh
————————————
Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh năm 1959. Quê: Phường Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình. Ông là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, chủ tịch hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bài thơ Những ngọn gió đồng được viết vào thàng 8 năm 2012.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ SỐ 1)
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | Ngôi kể của văn bản trên là ngôi thứ ba | 0,75 |
2 | Món ăn gắn liền với tuổi thơ của anh vào mỗi buổi sáng là cơm trắng với món cá đồng | 0,75 |
3 | Sau khi mẹ mất, nhân vật cảm thấy nhói lòng, ân hận vì không thể ăn cơm cùng với mẹ, những hành động của anh lúc mẹ còn sống có thể đã khiến mẹ tổn thương. | 1,5 |
4 | Chi tiết cuối truyện mang ý nghĩa: Mùi khói bếp gắn với kí ức về người mẹ, trước giờ nhân vật con chỉ ăn cơm mẹ nấu nhưng chưa bao giờ thực nấu, hôm nay vào bếp mới biết mẹ vất vả thế nào. | 1,5 |
5 | Học sinh trả lời theo cách suy nghĩ của mình, giáo viên linh động cho điểm. – Làm con phải biết hiếu thảo, yêu thương cha mẹ. – Phải trân trọng kí ức, quá khứ, đừng để mọi chuyện quá muộn. | 1,5 |
II | PHẦN VIẾT | 14,0 |
1 | Từ nội dung của phần đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải trân trọng những điều bình dị của cuộc sống. | 4.0 |
| Yêu cầu chung |
|
| - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. |
|
| Yêu cầu cụ thể |
|
| * Giải thích vấn đề: | 0.5 |
- Trân trọng những điều bình dị quanh ta: là việc mỗi người yêu thương những điều xung quanh từ những thứ nhỏ nhặt nhất, từ đó thêm yêu cuộc sống của mình và sống yêu thương, có ích hơn để giúp cho xã hội phát triển bền đẹp hơn. | 0,5 | |
* Bàn luận: | 3.0 | |
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: + Việc trân trọng những điều bình dị quanh ta vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống mỗi người, nó giúp cho cuộc sống của ta thêm tốt đẹp hơn, con người sống hạnh phúc hơn, bình yên hơn. + Trân trọng những điều bình dị quanh ta là việc chúng ta yêu thương, nâng niu những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, đó có thể là con đường đến trường, là ánh nắng, đám mây, là bạn bè, người thân xung quanh, là quyển sách, cây bút chúng ta đang có,… + Người biết trân trọng những điều bình dị quanh ta là người có cuộc sống tràn đầy năng lượng tích cực, tràn đầy niềm vui, sống với nhiệt huyết và luôn cảm thấy cuộc đời tươi đẹp. Trân trọng những điều bình dị quanh ta giúp cho chúng ta nhìn cuộc đời bằng lăng kính, bằng góc nhìn tươi vui khiến ta có động lực để làm mọi việc dễ dàng hơn. + Việc trân trọng những điều bình dị quanh ta giúp ta biết sử dụng thời gian một cách hợp lí, tạo ra nhiều của cải vật chất có giá trị cho bản thân cũng như cống hiến cho xã hội và giúp ta biết cân bằng giữa làm việc và tận hưởng cuộc sống tối đa. - Dẫn chứng Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người biết trân trọng cuộc sống, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc làm ví dụ minh họa cho bài làm văn của mình. - Phản đề Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có những người chưa biết trân trọng cuộc sống bình dị quanh mình, sống với những ước mộng cao xa mà bỏ quên những giá trị tốt đẹp của hiện tại. Lại có những người sống bi quan, không coi trọng cuộc sống hiện tại, không hài lòng với những thứ bản thân mình đang có,… Những người này dễ đánh mất bản thân và vấp ngã trong cuộc sống. - Mở rộng vấn đề: Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt việc biết trân trọng những điều bình dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu. | 2.0 0,5 0,25 0,25 | |
* Bài học nhận thức và hành động | 0.5 | |
- Mỗi người học sinh chúng ta trân trọng những giá trị bình dị quanh mình bằng cách cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt. - Sống yêu thương, chan hòa với những người xung quanh, sẵn sàng cho đi, san sẻ, giúp đỡ người khác. |
| |
2 | Bằng hiểu biết về bài thơ Những ngọn gió đồng của Bình Nguyên , anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Chế Lan Viên trong Nghĩ về thơ : Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh |
|
| Yêu cầu chung |
|
| - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài. - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng. |
|
| Yêu cầu cụ thể |
|
| Giải thích ý kiến: | 2.0 |
| * Cắt nghĩa - Thơ: là hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có nhịp điệu, vần điệu để thể hiện nội dung một cách hàm súc. - đưa ru: là nói đến sự vỗ về, vừa là nhịp, vừa là những lời êm ái, ru ngủ con người. Nói rộng ra là cảm xúc, tình cảm là nhịp điệu và nhạc điệu của thơ. Đó chính là đặc trưng cơ bản nhất, là cái gốc của thơ ca - thức tỉnh: là làm cho con người ta “tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội, sai lầm”, là “gợi ra, làm trỗi dậy cái tiềm tàng trong mỗi con người” là tác động vào nhận thức, trí tuệ, suy tưởng, triết lí, tính tư tưởng của thơ ca. => Về nội dung, thực chất ý kiến của Chế Lan Viên bàn về chức năng của thơ ca; sự gắn kết của cảm xúc và tư tưởng trong thơ: Thơ không chỉ lay động cảm xúc con người mà còn thức tỉnh lí trí, giúp con người nhận thức về cuộc sống, về con người và chính mình. | 1.0 |
| * Bàn luận -Vì sao thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh? + Thơ là thể loại trữ tình nghiêng về biểu hiện tâm hồn, tình cảm của người nghệ sỹ bằng hệ thống ngôn từ có cảm xúc, gợi hình, biểu cảm và giàu tính nhạc. Thơ có khả năng lay động trái tim, rung động tâm hồ người đọc, thơ đưa ta vào không gian của những tâm tình tha thiết để ta đắm chìm trong cảm xúc của nhà thơ, để ta có cảm giác như được vỗ êm ái như lời ru ngọt ngào của mẹ. Không chỉ thế giá trị của thơ còn thể hiện ở giá trị tư tưởng,” nhà thơ đồng thời cũng là nhà tư tưởng” tư tưởng thơ còn có khả năng thức tỉnh trí tuệ, lay động nhận thức người đọc, đưa ta đến với chiều sâu tư tưởng, khám phá những quy luật sâu sắc, mới mẻ của cuộc sống con người., Vì vậy chức năng của thơ không chỉ “đưa ru”làm lay động cảm xúc mà còn “thức tỉnh”nhận thức, tư tưởng người đọc + Xuất phát từ quy luật tiếp nhận: thơ là sự đồng điệu của tâm hồn; xuất phát từ mong muốn của bạn đọc đến với thơ, không chỉ rung động trái tim mà còn tìm thấy những điều mới mẻ trong nhận thức mang đến những khoái cảm về trí tuệ. - Mối quan hệ giữa chức năng “đưa ru” và chức năng “thức tỉnh”: Ở những bài thơ xuất sắc thường có sự thống nhất hài hoà giữa cảm xúc và trí tuệ, cảm xúc gắn với suy tưởng triết lí. Nếu chỉ có cảm xúc, chỉ “đưa ru” thì thơ có thể rơi vào tình trạng hời hợt, nông cạn. Ngược lại, nếu chỉ có trí tuệ, chỉ “thức tỉnh” thì thơ có thể sẽ dễ trở nên khô khan. Vì vậy, dẫu có nhấn mạnh vai trò của nhận thức, của trí tuệ, thì cũng không thể xa rời đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca là tình cảm, cảm xúc, là những rung động tâm hồn. Thơ tác động, thức tỉnh theo cách riêng: bằng cách khiến ta xúc động, thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc tính, giàu sức biểu cảm. - Đây là một quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc của Chế Lan Viên. Đây cũng là khuynh hướng phát triển của mọi nền thơ hiện đại. | 1.0
|
| Làm rõ ý kiến qua bài thơ Những ngọn gió đồng của Bình Nguyên | 7.0 |
| * Khái quát tác giả, tác phẩm - Tác giả: Bình Nguyên là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam đương đại. - Tác phẩm: Bài thơ Kính gửi mẹ được viết vào tháng 8 năm 2012, in trong tập thơ cùng tên, NXB Hội nhà văn ấn hành, năm 2016. * Phân tích bài thơ - Những ngọn gió đồng của Bình Nguyên là bài thơ “đưa ru” người đọc: + Gió đã dắt "tôi" đi dọc miền kí ức từng bị lãng quên. Nhân vật tôi gặp lại linh hồn của quê hương, thứ gió lồng lộng, miên man, hoang dại mà người ở phố phường không bao giờ thấy được. Trước gió đồng, nhân vật trữ tình thoắt biến thành trẻ nhỏ, để mặc gió dắt đi như cô bạn nhỏ thủa nào hồn nhiên kéo tay mình băng trên vạt cỏ, như lũ bạn tinh nghịch chơi đuổi bắt khắp cánh đồng. Gió đồng thức tỉnh “tôi” từ con người đang “đông cứng” bởi ngột ngạt những khói bụi, bởi những lo toan tẹp nhẹp đời thường, bởi những xô bồ phố thị bỗng trở nên “mềm lại”, thư thái, thảnh thơi với những thương yêu lắng đọng. Gió đồng cảm hóa “tôi” từ chai cứng trở nên dạt dào như dòng sông, như đồng ruộng. Hình ảnh nhân hóa sinh động, cùng những so sánh liên tưởng thú vị đã làm nổi bật những chuyển biến trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Ngọn gió vô tri đã kéo người đi xa trở về hoà mình cùng không gian của thiên nhiên hòa mình thành dòng sông quê hương dạt dào dâng hiến phù sa cho đồng ruộng (khổ 1). + Gió dắt "tôi" về bên mẹ. Không phải là gặp lại mẹ trong bóng chiều mà là gặp “buổi chiều mẹ vục bóng vào sông”. Không phải gặp hình ảnh mà gặp lại cả khoảng thời gian đã in hằn trong tâm trí người con xa quê. Hình ảnh người mẹ vục bóng vào sông cũng là khởi nguồn cho nỗi xúc động nghẹn ngào của nhân vật trữ tình khi chạm vào kí ức “ngày muối mặn”, “tháng năm buốt giá”, “những đau buồn”. Ngọn gió đồng trở thành ngọn gió mát lành an ủi, sẻ chia với những nhọc nhằn nơi thôn quê, thổi đi những buốt giá đời người. Ngọn gió ấy còn tràn vượt cả qua thời gian, không gian quá khứ, “thổi mát những đau buồn còn nằm khuất đâu đây”. Ngọn gió ấy có sức mạnh diệu kì, như một phương thuốc thần tiên chữa lành những vết thương đau, lấp đầy khoảng trống trong lòng người và thanh lọc tâm hồn con người…(khổ 2). + Gió không chỉ làm dịu những ưu phiền, những vết thương, những vị cay, vị đắng nơi mảnh đất mình sinh ra, mà còn giúp ta cảm nhận quy luật sinh tồn, cái sức sống bền bỉ âm thầm: "Những vạt cỏ vơi hương gió thổi lại đầy/Ôi mùi hương của cỏ gầy tinh khiết/Đời đất cát lên hương từ đất cát/Nên mới thơm chân thật đến ngọt ngào" (khổ 3). + Gió có thể làm mềm, làm dịu mát, làm đầy, làm sáng, làm ấm những yêu thương, đánh thức lòng trắc ẩn, gợi những rung cảm nơi sâu thẳm tâm hồn? Và nhà thơ đã lý giải: "Gió chẳng bao giờ thổi đến trăng sao/Nhưng gió biết thổi cho nhau biết tự mình mở lối". Gió vẫn chỉ là gió, nhưng khi đã biết thổi cho nhau, biết tự mình mở lối thì “gió” là hình ảnh của những con người biết hy sinh, sẻ chia, đồng cảm, biết sống, biết cho, biết yêu thương, biết tự mình vươn lên. Gió hay chính người quê đã đạt đến chân thiện đủ để làm mềm, làm tan chảy những tảng băng vô cảm vẫn tồn tại ngay trong mỗi con người. Sinh ra từ quê, rồi lại từ quê mà ra đi, những ngọn gió như muốn “ghim” muốn níu giữ "tôi" ở lại. "Ôi những ngọn gió quê muốn ghim tôi vào đồng nội/Tôi bước ngược cánh đồng gió lại thổi ngược tôi" (khổ 4). - Những ngọn gió đồng của Bình Nguyên là bài thơ “không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh” người đọc về đạo lí sống, về bài học nhân sinh trong cuộc sống: + Ngọn gió đồng đã thức tỉnh con người về tình cảm hướng về quê hương, nguồn cội (khổ 1). + Ngọn gió đồng đã thức tỉnh con người về tình cảm đối với mẹ (khổ 2). + Ngọn gió đồng đã thức tỉnh con người khi nhìn lại bản thân. Phải chăng, khoảnh khắc con người nhận ra không gian thân thuộc với hương cỏ dại vẫn đầy ăm ắp, vẫn tinh khiết, chân thật và ngọt ngào sau bao mùa mưa nắng ở thôn quê cũng là lúc con người có cơ hội nhìn lại chính mình trong những đổi thay. Liệu cái chân quê thật thà có còn nguyên vẹn trong ta? (khổ 3). + Ngọn gió đồng đã thức tỉnh con người về lối sống cao đẹp biết sẻ chia, biết yêu thương đùm bọc “biết thổi cho nhau” vơi bớt những nhọc nhằn, buồn khổ; không chịu khuất phục trước những thử thách chông gai, “biết tự mình mở lối; thuỷ chung, gắn bó với đồng quê dù vạn vật có đổi thay (khổ 4). - Nghệ thuật cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị “đưa ru” và “thức tỉnh” trong bài thơ Những ngọn gió đồng của Bình Nguyên + Thể thơ tự do + Ngôn ngữ thơ giản dị + Hình ảnh thơ gần gũi + Nhịp thơ chậm mà chuyển, gần gũi mà lắng sâu, như lời tự bạch của chính mình + Giọng thơ tự sự, bắt đầu từ sự trở về, rồi với những ký ức, đến sự tự nhận thức và cuối cùng là cách luận, Những ngọn gió đồng đã đưa người đọc đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác | 0.5
4.0 2.0 0,5 |
| Đánh giá, nhận xét: | 1.0 |
| - Bài thơ Những ngọn gió đồng của Bình Nguyên không chỉ đưa ru – đưa người đọc đắm mình vào không gian của hoài niệm, của những cảm xúc chân thành, thiết tha mà còn đánh thức, khơi dậy những lẽ sống cao đẹp, những triết lí nhân sinh sâu sắc. Bài thơ đã chạm vào nơi thẳm sâu của tâm hồn, lay động tâm thức của người đọc bởi sự quyện hòa giữa vẻ đẹp cảm xúc và trí tuệ, cùng những hình thức biểu đạt phù hợp, giàu tính nghệ thuật. - Ý kiến của Chế Lan Viên ngắn gọn mà xác đáng, khẳng định được chức năng, ý nghĩa của thơ ca; sự gắn kết của cảm xúc và tư tưởng trong thơ. Cảm xúc không bắt vào trí tuệ sẽ hời hợt nông cạn, trí tuệ không dựa vào cảm xúc sẽ trở thành xa lạ, khô khan. - Ý kiến là bài học cho người sáng tác thơ, đồng thời có tác dụng định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp nhận. + Bài học cho người nghệ sĩ: trong quá trình sáng tạo, nhà văn phải lao động miệt mài bằng cả trí óc và con tim, bằng cả tâm lực lẫn trí lực để cho ra đời những tác phẩm không chỉ “đưa ru” mà còn “thức tỉnh”. + Đối với bạn đọc: khi đọc tác phẩm không nên thờ ơ, hững hờ, hãy đọc bằng cả trái tim và trí tuệ để lĩnh hội được những điều mà người nghệ sĩ gửi gắm, để từ đó hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, đẹp hơn.
|
|
| Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. |
Đề 2
Câu 1 (8 điểm): Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết:
“Này bông hoa hồng
Giá trị của mày là khoảng khắc
Ai biết mày khi đang kết nụ?
Ai để ý mày khi đang úa tàn?
Ôi hoa hồng, hoa hồng
Phút giây này thật tuyệt vời”
(Nguyễn Huy Thiệp, Mưa Nhã Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
Từ ý thơ trên, Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về cách ứng xử đẹp đối với cái Đẹp.
Câu 2 (12 điểm): Bàn về cấu tứ, có ý kiến cho rằng:
“Cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm” (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán chủ biên, NXB Giáo dục, 1992, T36).
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích cấu tứ của “Ôi thích mình là một cái cây” (Thanh Thảo) để làm sáng tỏ.
ÔI THÍCH MÌNH LÀ MỘT CÁI CÂY
-Thanh Thảo-
“rồi trong mơ ta hóa thành cây
cây nho nhỏ lá xanh cành gầy
đi lang thang trong thành phố hừng đông
khe khẽ rung như một chiếc chuông con”
một cái cây sống
nhỏ to không quan trọng
một cái cây
không bị ai bán đứng
dù cổ thụ hay tơ non
một cái cây trầm ngâm
nói chuyện gì không ai nghe rõ
bạn bè quanh năm gió
cười một mình xanh chút nắng chút mây
tôi ước mình là một cái cây
thi thoảng có chim tới hót
con chim sâu bé bỏng nhảy nhót
chẳng cần biết thế giới ra sao
một cái cây xanh đến từng chiếc lá
buổi sớm tỏa dưỡng khí
ban đêm hứng ánh trăng
một cái cây lang thang
dù đứng im một chỗ
những ngày rồi qua những người rồi xa
cái cây rung khẽ từng chiếc lá
chúng ta là ai chúng ta về đâu
chờ mãi cơn mưa rào rất lạ
nắng gay gắt cứ như cáu gắt
cây lá nhỏ nép mình chật vật
chúng ta là ai xanh được bao lâu
lặng im lá vàng rơi chạm đất
(Trích Chờ mãi cơn mưa rào – Rất lạ, Thanh Thảo, NXB Hội nhà văn, 2019, tr.293, 294)
- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Thanh Thảo viết nhiều thể loại, nhưng sở trường vẫn là thơ, đặc biệt thành công với một số trường ca viết sau chiến tranh. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.
- Chờ mãi cơn mưa rào - Rất lạ là tuyển thơ mới nhất của Thanh Thảo, gồm các sáng tác ngắn, chủ yếu viết trong khoảng thời gian từ sau 1986 đến nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ SỐ 2)
Câu | Ý | Nội dung | Điểm | |
1 | Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết: “Này bông hoa hồng Giá trị của mày là khoảng khắc Ai biết mày khi đang kết nụ? Ai để ý mày khi đang úa tàn? Ôi hoa hồng, hoa hồng Phút giây này thật tuyệt vời” (Nguyễn Huy Thiệp, Mưa Nhã Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2001) Từ ý thơ trên, Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về cách ứng xử đẹp đối với cái Đẹp. | 8,0 | ||
a | Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề xã hội (con người với cuộc sống xung quanh) | 0,5 | ||
b | Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cách ứng xử đẹp với cái Đẹp Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tối đa 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: tối đa 0,25 điểm | 0,5 | ||
Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: HS | 3,5 | |||
c | có thể triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lý và đảm bảo được các ý cơ bản, HS có thể bày tỏ nhiều quan điểm nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là gợi ý: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của bản thân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: -Giải thích vấn đề nghị luận: + Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ chỉ yếu tố đem lại một trải nghiệm nhận thức về niềm vui hoặc sự hài lòng. Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, cái Đẹp là “phạm trù cơ bản của mĩ học, xác định và đánh giá những hiện tượng thẩm mĩ, đẹp, hoàn thiện, tồn tại khách quan trong xã hội, trong những hoạt động con người, trong nghệ thuật, biểu hiện dưới hình thức cảm tính” (https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu). Cái đẹp tồn tại, tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh. Có cái đẹp trong cuộc đời, cái đẹp được chưng cất trong nghệ thuật. Để có khoảnh khắc tỏa sáng của |
0,5
0,5 |
cái đẹp phải có quá trình “kết nụ”. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, cái đẹp úa tàn nhường chỗ cho sự tỏa sáng của vẻ đẹp khác. + Cách ứng xử đẹp là cách con người có thái độ, hành vi trong giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, có văn hóa. ð Cái Đẹp là tinh túy của cuộc đời này, tuy nhiên cái Đẹp lại tồn tại trong khoảng khắc, vì vậy cần thiết phải có cách ứng xử đúng chuẩn mực với cái Đẹp. -Thể hiện quan điểm của người viết: Có thể theo một số gợi ý sau: Cách ứng xử đẹp với cái Đẹp thể hiện trên nhiều phương diện: Nhận diện được và biết thưởng thức, trân trọng và nâng niu cái Đẹp trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật; Không phá phách, cưỡng đoạt cái Đẹp cho riêng mình; Có hành động bảo vệ cái Đẹp để cái Đẹp có thể tồn tại và tỏa sáng trong cuộc đời; Biết chia sẻ để cái Đẹp đến được với tâm hồn những người yêu cái Đẹp… -Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện: Cái Đẹp mang tính chủ quan, tuy nhiên cái Đẹp không đi ngược lại cái Thiện, không được nhân danh cái Đẹp mà có những hành vi đi ngược chuẩn mực đạo đức, biến cái Đẹp trở thành cái không đẹp. * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. Hướng dẫn chấm: - HS có thể bày tỏ suy nghĩ và quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Đề xuất được những ý cơ bản để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận: tối đa 3,5 điểm. - Đề xuất được hệ thống ý nhưng chưa thực sự làm sáng tỏ vấn đề nghị luận: tối đa cho 2,0 điểm. - Chưa đề xuất được hệ thống ý làm sáng tỏ vấn đề nghị luận: tối đa 1,0 điểm |
2,0
0,5 | ||
d | Viết bài văn, cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 2,0 | |
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kếthợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: tối đa 2,0 điểm. - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫnchứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: tối đa 1,0 điểm. |
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: tối đa 0,5 điểm. - Khuyến khích những kiến giải riêng của thí sinh | ||||
e | Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết câu Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | ||
g | Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách | 1,0 | ||
diễn đạt hiệu quả, mới mẻ, linh hoạt Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn; lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: tối đa 1,0 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: tối đa 0,5 điểm. | ||||
2 | Bàn về cấu tứ, có ý kiến cho rằng: “Cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm” (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán chủ biên, NXB Giáo dục, 1992, T36). Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích cấu tứ của “Ôi thích mình là một cái cây” (Thanh Thảo) để làm sáng tỏ. | 12,0 | ||
a | Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. | 0,5 | ||
b | Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của cấu tứ với văn bản nghệ thuật và với quá trình tiếp nhận văn bản của người đọc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tối đa 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: tối đa 0,25 điểm | 0,5 | ||
c | Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của bản thân về vấn đề. *Triển khai vấn đề nghị luận: - Giải thích: +Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng. Trong lĩnh vực thơ, cấu tứ gắn với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc, cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và | 5.5
1,0 |
trọn vẹn nhất. + “Cấu tứ là linh hồn của tác phẩm” là bản chất cốt lõi làm nên sự sống của tác phẩm văn học. Từ cấu tứ người đọc được “cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm” cấu tứ cho người đọc một vị trí, một cách thức để từ đó người đọc khám phá được chủ đề tư tưởng của bài thơ. ð Ý kiến khẳng định vai trò của cấu tứ trong tác phẩm nghệ thuật. Cấu tứ quyết định sự sống của tác phẩm nghệ thuật, biến ngôn ngữ nghệ thuật không còn là xác chữ rời rạc mà trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, cấu tứ cũng là điểm xuất phát, là chìa khóa để người đọc có thể giải mã văn bản nghệ thuật. - Lí giải vấn đề: Ý kiến trên khái quát sâu sắc vai trò của cấu tứ: + Văn học là loại hình nghệ thuật bằng ngôn từ, phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật. Nhưng để một văn bản ngôn từ trở thành tác phẩm nghệ thuật, ngôn từ đó phải được cấu trúc, tổ chức theo một dụng ý nghệ thuật của nhà văn mới thể hiện mạch cảm xúc và xây dựng hình tượng nghệ thuật. Vì vậy, cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, biến kí tự ngôn ngữ không phải là xác chữ mà có sự sống, phản ánh đời sống, chuyển tải những vấn đề nhân sinh. + Nhà văn sáng tạo nghệ thuật là gửi gắm vào văn bản cảm xúc, suy tư, chiêm nghiệm của cá nhân mình qua ngôn từ nghệ thuật. Những cảm xúc, suy tư đó sẽ được hiện hình cụ thể qua cách triển khai cấu tứ của tác phẩm. Nếu không có cấu tứ, cảm xúc nghệ sĩ sẽ không được hữu hình hóa, hình tượng nghệ thuật sẽ không có hình hài, văn bản sẽ không trở thành tác phẩm nghệ thuật và đến với người đọc. + Người đọc muốn khám phá một văn bản nghệ thuật cần có một “thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận” mới bóc tách được các tầng lớp nghĩa của văn bản chạm đến tầng sâu tư tưởng. Cấu tứ đưa người đọc đến gần với thế giới nghệ thuật trong tác phẩm, khám phá được cảm xúc và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. - Phân tích cấu tứ bài Ôi thích mình là một cái cây *Nhận diện và phân tích được các yếu tố của cấu tứ bài thơ: + Nhan đề: Tôi thích mình là một cái cây bộc lộ mong muốn của nhân vật trữ tình một cách trực tiếp, hồn nhiên, không màu mè…Đó là một mong muốn lạ kì, nhân vật trữ tình muốn được “cây hóa” sống một cuộc đời tự do, gắn bó với tự nhiên. + Đoạn thơ đề từ: Kể về một giấc mơ lạ kì của nhân vật trữ tình. Giấc mơ chứa đựng ao ước mãnh liệt, hóa cái cây bình dị để sống một cuộc đời tự do đầy mơ mộng. + Cách tổ chức hình thức các câu thơ, khổ thơ: Các câu thơ không viết hoa đầu dòng, câu thơ vắt dòng như mạch chảy cảm xúc thể hiện những mong muốn của nhân vật trữ tình. |
1,0
2,5 |
+ Cách triển khai mạch cảm xúc: Cảm xúc đi từ bộc lộ xúc cảm của chủ thể trữ tình trước Cái cây khách thể đời sống, tách biệt với chủ thể trữ tình. Nhưng càng nói, người càng nhập thân, nhập tâm. Càng nói, người càng cây hóa. Đó là quá trình chuyển hóa từ ngoài vào trong, từ khách thể thành chủ thể + Hình tượng cái cây mơ ước của cái tôi trữ tình được “tạo hình” từ những hình dung đầu tiên khá sơ giản một cái cây sống/ không bị ai bán đứng… Dần dà, cái cây ấy chuyển thành cái cây của xúc cảm, ước mong nội tâm thầm kín: một cái cây trầm ngâm…/ bạn bè quanh năm gió…/ thi thoảng có chim tới hót/ con chim sâu bé bỏng nhảy nhót/ một cái cây xanh đến từng chiếc lá… Càng ngày tính chất ám thị càng mạnh. Nhân vật trữ tình dần cảm như cây, nghĩ theo cách của cây, nghĩa là biết rung khẽ từng chiếc lá, biết chờ mãi cơn mưa rào rất lạ, thấm thía nỗi niềm chúng ta là ai xanh được bao lâu/ Lặng im lá vàng rơi chạm đất….ð Mơ ước là cái cây là mơ ước được sống tự do về mặt tinh thần trong một sự ràng buộc, đó là mong ước sống nhẹ nhõm thanh thản, gắn bó với thiên nhiên. *Đánh giá vai trò thể hiện tư tưởng, chủ đề bài thơ của cấu tứ: Từ một ý tưởng chừng như ngẫu hứng, Ôi thích mình mình là một cái cây thể hiện một triết lí đáng suy ngẫm về thái độ và cách sống cần có của con người. Con người sống luôn bị ràng buộc bởi một hoàn cảnh xã hội, một thể chế chính trị…nhưng khát vọng muôn thuở của con người là sự tự do về tinh thần, là được sống với những khát vọng sâu thẳm của tâm hồn mình. - Bình luận, mở rộng: + Cấu tứ của bài thơ “Ôi thích mình là một cái cây” độc đáo và đầy sáng tạo. Từ một ý tưởng ngẫu hứng tưởng như không có gì, tác giả đã tạo dựng một cấu tứ đầy đặc sắc, ý biến thành tứ, thành hình hài bài thơ. Cấu tứ đã tạo ra là linh hồn của tác phẩm. Từ cấu tứ người đọc có một xuất phát điểm để giải mã văn bản nghệ thuật, khám phá những giá trị nhân sinh gửi gắm. + Tuy nhiên cấu tứ không phải là yếu tố kĩ thuật được thể hiện qua các phương diện hình thức. Cấu tứ là sự hóa thân của cảm xúc, suy tư người nghệ sĩ trong ngôn từ nghệ thuật qua hình thức tổ chức đầy sáng tạo. Từ cấu tứ, ý biến thành tứ, tạo nên hình hài sống động cho văn bản ngôn từ, biến văn bản ngôn từ thành tác phẩm nghệ thuật. + Bài học sáng tạo và tiếp nhận: Để tác phẩm có hình hài, có sự sống nhà văn phải chú ý xây dựng cấu tứ sáng tạo, độc giả khi đọc thơ cần xuất phát từ cấu tứ để khám phá tầng sâu nghệ thuật của văn bản. Hướng dẫn chấm: - Phần giải thích: 1,0 điểm + Giải thích rõ ràng, đầy đủ: tối đa 1,0 điểm |
1,0 |
+ Giải thích chung chung, chưa rõ ràng: tối đa 0,5 điểm -Lí giải vấn đề: 1,0 điểm + Lí giải sâu sắc, cụ thể vấn đề: tối đa 1,0 điểm. + Lí giải còn chung chung: tối đa 0,5 điểm + Chưa lí giải được vấn đề không cho điểm -Phân tích, chứng minh: 2,5 điểm + Phân tích, chứng minh rõ ràng, sâu sắc: tối đa 2,5 điểm. +Phân tích chứng minh còn chung chung: tối đa 1,0 điểm. - Phần bình luận mở rộng: 1,0 điểm + Đánh giá đầy đủ: tối đa 1,0 điểm + Đánh giá chung chung, chưa đầy đủ: tối đa 0,5 điểm | |||
d | Viết bài văn, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: tối đa 2,0 điểm. - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫnchứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu: tối đa 1,0 điểm. - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: tối đa 0,5 điểm. - Khuyến khích những kiến giải riêng của thí sinh | 4,0 | |
e | Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết câu Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,5 | |
g | Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt hiệu quả, mới mẻ, linh hoạt Hướng dẫn chấm: Học sinh biết liên hệ với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề cần nghị luận; vận dụng kiến thức lý luận văn học để bàn sâu vấn đề; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc… - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: tối đa 1.0 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: tối đa 0.5 điểm. | 1,0 | |
Tổng | 20,0 |
(Thang điểm 20, điểm làm tròn đến 2 chữ số thập phân)
Đề 3
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
CÂY XẤU HỔ (Anh Ngọc) | |
Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Tự giấu mình trong lá khép lim dim Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào Cây đã hé những mắt tròn chúm chím Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo | Phút lạ lùng trời đất trong veo Cây hiện lên như một niềm ấp ủ Và chuyện này chỉ cây biết với anh. (Giải nhì trong cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1972-1973) |
Câu 1 (1.5 điểm). Xác định thể thơ và cho biết những dấu hiệu hình thức của thể thơ đó biểu hiện trong bài “Cây xấu hổ”.
Câu 2 (2.0 điểm). Hãy cho biết mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 3 (1.5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ:
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt
Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào.
PHẦN II. VIẾT (15.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm). Giữa bom đạn, cây xấu hổ vẫn kiên cường bám trụ, cành lá vẫn xanh tươi. Hình ảnh đó gợi suy nghĩ về ý chí, bản lĩnh của con người trong hoàn cảnh gian khổ khó khăn. Hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Câu 2 (12.0 điểm). "Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Cây xấu hổ” của Anh Ngọc để làm sáng tỏ ý kiến đó.
--HẾT--
(Người coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN ĐỌC (5.0 điểm) | ||
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | – Thể thơ tự do – Dấu hiệu hình thức của thể thơ: + Số tiếng: 7, 8 tiếng; khổ thơ mở đầu có 2 dòng thơ, phổ biến là 4 dòng thơ/ khổ, khổ cuối chỉ có 1 dòng. + Vần được gieo linh hoạt, có vần cách, vần liền. Ví dụ khổ 1.2 có vần liền: cười – rơi; vần cách: rơi – rối,… + Nhịp: căn cứ cách ngắt các vế trong dòng thơ và số tiếng từng dòng thì chủ yếu là nhịp 3/5, 4/4 đối với câu tám tiếng, nhịp 3/4 đối với câu bảy tiếng. | 0.5 1.0 |
2 | – Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ bắt đầu với hình ảnh cây xấu hổ, tiếp nối là câu chuyện giữa người lính và cây, cuối cùng khép lại trong một bí mật rất đáng yêu của người lính, để từ đó nhà thơ bộc lộ những suy ngẫm, cảm xúc của mình về thiên nhiên, về con người. – Cảm hứng chủ đạo: Là cảm hứng ngợi ca, trân trọng, yêu mến một loài cây nhỏ bé mà kiên cường, sức sống mạnh mẽ giữa chiến trường và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người chiến sĩ thời kì chống Mĩ. | 1.0 1.0 |
3 | – Biện pháp nhân hóa – Tác dụng: + Gợi ra vẻ đẹp bối rối, trong sáng, e thẹn, như mang hồn người của loài hoa. + Thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn của người lính. | 0.5 1.0 |
PHẦN VIẾT (15.0 điểm) | ||
1 | 1. Yêu cầu về kĩ năng, hình thức: – Học sinh viết được đoạn văn nghị luận xã hội. – Đảm bảo dung lượng (khoảng 20 dòng). – Dùng từ, diễn đạt, viết câu chuẩn xác. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có các cách triển khai nội dung khác nhau nhưng cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: – Giải thích làm rõ được vấn đề ý chí, bản lĩnh của con người (Đó là sự dũng cảm, sẵn sàng đối đầu với khó khăn, gian khổ, thách thức. Đó là sự kiên cường, bền bỉ, mạnh mẽ vượt lên hoàn cảnh,…). – Bàn luận vấn đề: + Nêu được những lí lẽ cho thấy vai trò của ý chí, bản lĩnh trong cuộc sống (Dám theo đuổi mục tiêu, ước mơ, khát vọng; tạo nên sức mạnh cho con người; khẳng định giá trị bản thân;…). + Nêu được bằng chứng cho thấy sức mạnh của ý chí, bản lĩnh. + Phê phán những con người yếu đuối, không có bản lĩnh,... – Khẳng định được ý nghĩa của VĐ và phương hướng hành động. | 1.0 2.0 |
2 | 1. Yêu cầu về kĩ năng, hình thức: – Học sinh viết được bài văn nghị luận văn học phân tích một tác phẩm thơ. – Đảm bảo bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng. – Dùng từ, diễn đạt, viết câu chuẩn xác. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách triển khai bài viết, tuy nhiên cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau: 2.1 Giải thích được ý kiến: "Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). + Thơ ca cũng như những TPVH khác đều bắt nguồn từ cuộc sống, lấy chất liệu từ hiện thực, phản ánh con người và cuộc sống qua lăng kính chủ quan của nhà thơ, nhà văn. + Thơ ca đã đi cùng lịch sử phát triển của nhân loại và phản ánh con người, thời đại đó bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo. + Hiện thực cuộc sống, con người, thời đại được phản ánh trong thơ không phải là sao chép y nguyên mà được thể hiện với cảm hứng ngợi ca, tự hào, yêu mến, trân trọng,… è Ý kiến của Sóng Hồng bàn về mối quan hệ giữa thơ ca và con người, thời đại, về sự gắn bó không tách rời giữa con người và thời đại trong hình tượng thơ. 2.2 Phân tích được bài thơ “Cây xấu hổ” để chứng minh ý kiến: – Hình ảnh con người cao đẹp à Hình ảnh người lính hiện lên với vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn: + Dũng cảm, can trường, sẵn sàng dấn thân vào chiến trường khốc liệt, chiến đấu vì Tổ quốc. + Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm (bằng chứng) + Yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp (bằng chứng) è Vẻ đẹp của lý tưởng và tâm hồn tạo nên tượng đài về người lính vừa gần gũi, thân thuộc vừa cao cả, lớn lao. – Thời đại cao đẹp: + Cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của dân tộc. + “Bờ đường 9” – không gian chiến trường đầy lửa cháy bom rơi, nơi có những người lính trẻ đang hành quân, chiến đấu. + Thời đại đã sản sinh những con người anh hùng, dám dấn thân vào bom đạn chiến trường, chiến đấu, hi sinh vì độc lập dân tộc. – Con người và thời đại trong bài thơ được thể hiện cao đẹp qua những yếu tố hình thức nghệ thuật đặc sắc: + Thể thơ tự do đan xen yếu tố miêu tả, tự sự thích hợp cho việc kể chuyện và bộc lộ cảm xúc. + Hình ảnh thơ đẹp + Ngôn ngữ thơ tự nhiên, giản dị + Giọng điệu biến hóa, khi tâm tình, khi tinh nghịch,… + Biện pháp nhân hóa sử dụng nhiều lần. + Bút pháp hiện thực và lãng mạn. 2.3 Khẳng định giá trị bài thơ và khẳng định ý kiến. | 2.0 2.0 7.0 1.0 |
Lưu ý: GV linh hoạt trong quá trình chấm bài, tôn trọng ý kiến, sự sáng tạo, sự kiến giải hợp lí của HS. |
Đề 4
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (8,0 điểm)
Khi con người ở trong sa mạc, sẽ hiểu được nước và thực phẩm quý giá hơn vàng, bạc và kim cương rất nhiều. Khi gặp động đất và sóng thần, người ta sẽ hiểu, cho dù có bao nhiêu biệt thự hào hoa, khách sạn sang trọng, thì trong bàn tay vĩ đại của tự nhiên cũng chỉ là một đống bùn đất. Khi con người huỷ hoại trái đất tới mức không còn phù hợp để sống được nữa, lúc đó, quốc gia nào, dân tộc nào, chính đảng hay cổ phiếu nào cũng trở nên vô nghĩa, đương nhiên, văn học cũng trở thành vô nghĩa.
(Mạc Ngôn, Theo Sound Of Hope, Minh Tâm biên dịch, nguồn: https://nhathothaiha.net/mac-ngon-toi-cam-thay-nhan-loai-dang-doi-mat-voi-nguy-hiem-lon-nhat/)
Từ những thông tin trong đoạn trích trên, em hiểu hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề gì? Em hãy viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp giải quyết vấn đề đó ở Việt Nam hiện nay.
Câu 2. (12 điểm)
Khi bàn về chức năng của tác phẩm văn học, giáo sư Hà Minh Đức khẳng định:
Tác phẩm văn học có thể làm tâm hồn ta trong sáng hơn, nhắc ta yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời.
(Lý luận văn học, Hà Minh Đức, NXB Giáo dục, 2002, tr. 62)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ cách hiểu của mình qua tác phẩm "Thơ tình người lính biển" của tác giả Trần Đăng Khoa để thấy tác phẩm đã giúp bản thân yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời.
THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN
(Trần Đăng Khoa)
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên.
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên.
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên.
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ.
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên...
Hải Phòng, 1981
(Trích Hai sắc hoa ti gôn, NXB Hội nhà văn tr102,103)
* CHÚ THÍCH:
- Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Tri, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương - là một nhà thơ, nhà báo. Ông được mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ". Năm 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác được in trên báo. Năm 10 tuổi, ông có tập thơ đầu tiên "Từ góc sân nhà em", rồi "Góc sân và khoảng trời". Ông đã xuất bản các tập thơ "Thơ Trần Đăng Khoa", "Bên cửa sổ máy bay"; tuyển tập thơ văn "Đào chìm Trường Sa"; tiểu luận phê bình "Chân dung và đối thoại", tập truyện "Đào chìm", đàm thoại văn học; và nhiều tác phẩm khác.
- Trần Đăng Khoa còn có nhiều đóng góp cho văn chương Việt Nam và nhận được nhiều giải thưởng về văn học và nghệ thuật. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
- Bài thơ “Thơ tình người lính biển" được sáng tác năm 1981 và in trong tập thơ "Bên cửa sồ máy bay" năm 1985 của tác giả Trần Đăng Khoa sau đó được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát " Chút thơ tình người lính biển”.
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ văn lớp 9
Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh.
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và cách thể hiện.
- Tránh đếm ý cho điểm một cách cứng nhắc. Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
Đáp án và biểu điểm
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Trình bày | 8 điểm |
| 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận - Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề nghị luận. |
0,5 điểm |
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: viết bải văn nghị luận bàn về giải pháp hạn chế biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay. | 0,5 điểm | |
3. Triển khai vấn đề nghị luận: - Học sinh có thể triển khai theo những cách khác nhau. Đảm bảo hệ thống lí lẽ và dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục. Sau đây là một số định hướng: | 6,0 điểm | |
Mở bài: Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề. Thân bài: 1. Giải thích vấn đề - Tóm tắt thông tin trong đoạn trích và nêu vấn đề cần giải quyết: ý kiến của tác giả Mạc Ngôn trong đoạn trích về vai trò và hiểm họa của thiên nhiên đã đề cập đến vấn đề cần giải quyết là: biến đổi khí hậu. - Nêu hiểu biết của HS về biến đổi khí hậu. 2. Thực trạng, hậu quả và nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam: - Thực trạng và hậu quả: Những hiện tượng do biến đổi khí hậu ở Việt Nam và hậu quả của chúng. - Nguyên nhân: Bên cạnh nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ yếu là do những hành động của con người. 3. Giải pháp khắc phục giải quyết vấn đề: Từ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến cần phải có giải pháp toàn diện và thống nhất để khắc phục biến đổi khí hậu. - Đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan - Đối với cá nhân 4. Nêu ý kiến trái chiều và phản bác: HS đưa ra ý kiến trái chiều với luận điểm quan trọng nhất và đưa ra ý kiến phản bác, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề, rút ra bài học cho bản thân. | 0,5 điểm
0,5 điểm
2,0 điểm
2,5 điểm
0,5 điểm | |
| 4. Sáng tạo: Trình bày hấp dẫn, sáng tạo, văn phong sâu sắc, giàu hình ảnh, dẫn chứng giàu sức thuyết phục… | 0,5 điểm |
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,5 điểm | |
2 | Viết bài văn nghị luận văn học chứng minh ý kiến của giáo sư Hà Minh Đức: Tác phẩm văn học có thể làm tâm hồn ta trong sáng hơn, nhắc ta yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời.
| 12 điểm |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: - Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề nghị luận; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề nghị luận. | 0,5 điểm |
| b. Xác định đúng vấn đề, triển khai vấn đề thành những luận điểm; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | 0,5 điểm |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận: Tùy vào cảm nhận và suy ngẫm riêng mà học sinh có những cách triển khai bài làm khác nhau. Sau đây là một số định hướng giải quyết đề bài: Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến của giáo sư Hà Minh Đức “Tác phẩm văn học có thể làm tâm hồn ta trong sáng hơn, nhắc ta yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời.” - Giới thiệu tác phẩm "Thơ tình người lính biển" của tác giả Trần Đăng Khoa Thân bài 1. Giải thích ý kiến của giáo sư Hà Minh Đức: (1,5 điểm) + Tác phẩm văn học: là công trình sáng tạo của nhà văn, sử dụng phương tiện là ngôn từ, hình tượng nghệ thuật để gửi gắm thông điệp về con người và cuộc đời. + Tác phẩm văn học có thể làm tâm hồn ta trong sáng hơn, nhắc ta yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời: những giá trị của mỗi tác phẩm nghệ thuật mang lại là phục vụ cho đời sống tinh thần của con người, giúp con người sống “người” hơn, với đầy đủ cảm xúc nhân văn. Tác phẩm văn học có khả năng thanh lọc tâm hồn, giúp con người hướng thiện, biết nâng niu sự sống, trân trọng cái đẹp để từ đó tự khởi tạo cuộc sống của mình theo hướng tốt đẹp hơn. => Ý kiến trên khẳng định chức năng giáo dục - thẩm mỹ của tác phẩm văn học - một trong những chức năng quan trọng nhất, lý do lớn nhất đề các công trình nghệ thuật ngôn từ vĩ đại này có thể tồn tại mãi mãi và cần thiết trong cuộc sống. 2. Bàn luận, chứng minh qua bài "Thơ tình người lính biển' - Trần Đăng Khoa: (6,0 điểm) Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Luận điểm 1: " Thơ tình người lính biển" là tác phẩm làm tâm hồn ta trong sáng hơn, nhắc ta yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời. - Hai khổ đầu: Phác họa khung cảnh chia tay của người lính biển với "em" để đi làm nhiệm vụ thiêng liêng: bảo vệ biển đảo quê hương. HS khai thác được một số hình ảnh tiêu biểu như: Hình ảnh lãng mạn “Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng”,hình ảnh đối lập “biển ồn ào và em dịu êm” mà thống nhất trong trái tim người lính “biển một bên và em một bên”… ->Tình yêu Tổ quốc hòa quyện trong tình yêu đôi lứa. - Ba khổ thơ sau: Khắc hoạ hình ảnh người lính với tư thế hiên ngang, hào hùng vượt lên khó khăn gian lao, vất vả để canh giữ biển trời quê hương. Và trong trái tim người lính: tình yêu lứa đôi hòa quyện trong tình yêu đất nước. => "Thơ tình người lính biển" là tác phẩm làm tâm hồn ta trong sáng hơn, nhắc ta yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời. Đó là cái đẹp, niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, trân trọng vẻ đẹp trong con người với lòng yêu nước nồng nàn, tình yêu đôi lứa thiết tha, khơi gợi sự đồng cảm và ý thức trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, niềm tin về những giá trị vững bền của tình yêu, sức mạnh của tình yêu trong mọi thời đại. Luận điểm 2: " Thơ tình người lính biển" là bài thơ có hình thức nghệ thuật độc đáo, lấy hình tượng nghệ thuật làm phương thức biểu đạt, lấy ngôn từ làm chất liệu để qua đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa gửi gắm những tâm tư, tình cảm, thái độ trước cuộc đời: - Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, chảy theo dòng cảm xúc. - Sử dụng những hình ảnh ấn tượng, vừa sâu lắng, vừa mãnh liệt cùng với âm điệu lúc trầm lúc bồng, lúc nhanh lúc chậm... Tất cả cùng hòa điệu trong âm hưởng "Biền một bên và em một bên..." tạo ra sự lan tỏa sâu rộng về tình yêu Tổ quốc quyện hòa cùng tình yêu lứa đôi . - Tác giả sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh và đặc biệt là điệp từ, điệp ngữ. Mỗi khổ thơ đều kết thúc bằng câu "Biển một bên và em một bên" để thấy được tình yêu của người lính. Biển cũng chính là Tổ Quốc, đất nước được đặt ở một bên trong trái tim, bên còn lại là dành cho em. => Nhà thơ không chỉ nói hộ tâm cảm họ mà còn thu nhỏ cả biển trời bao la quanh họ đặt vào cái nơi ấm áp nhất của trái tim, bên cạnh hình ảnh dấu yêu của người yêu dấu để đi đâu, về đâu, bất cứ lúc nào những chàng trai trẻ xa nhà, xa quê ấy cũng không cảm thấy cô độc, bởi vì đã có niềm tin rằng: “Biển một bên và em một bên”. Bài thơ thể hiển sự da diết tình yêu của người lính biển. 3. Đánh giá chung (1,5 điểm) * Đánh giá, mở rộng - Khẳng định "Thơ tình người lính biển" của Trần Đăng Khoa xứng đáng là bài thơ "có thể làm tâm hồn ta trong sáng hơn, nhắc ta yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời". - Ý kiến của giáo sư Hà Minh Đức là ý kiến đúng đắn, phản ánh đúng chức năng cao quý của mỗi tác phẩm văn học: chức năng giáo dục - thẩm mỹ. - Học sinh có thể liên hệ với một số bài thơ khác để khẳng định tính đúng đắn của nhận định. * Bài học: + Với người nghệ sĩ: Ý kiến đó như một tiêu chí, mục tiêu hướng tới trong hoạt động sáng tác. Làm người nghệ sỹ chân chính, phải góp vào cuộc đời những tư tưởng tốt đẹp, phải lan tỏa giá trị. Muốn như thế, không chỉ có tài năng, tấm lòng, mà còn sự trải nghiệm, cần thấm thật sâu cuộc sống để có thể chắt chiu những tinh túy của cuộc đời, mang vào tác phẩm cho muôn đời sau. + Với người đọc: Khi biết yêu hơn các tác phẩm văn học, là ta tiến lại gần hơn với sự hoàn thiện cả về tâm hồn, cảm xúc. Đọc nhiều hơn, trân trọng những cuộc đời, số phận, vẻ đẹp trên mỗi trang viết. Vì chính những điều đó sẽ làm cho cuộc sống của chính ta đẹp hơn! c. Kết bài: (0,5 điểm) Trở lại vấn đề khẳng định lại ý kiến và giá trị của bài thơ: + Nhận định của giáo sư Hà Minh Đức “Tác phẩm văn học có thể làm tâm hồn ta trong sáng hơn, nhắc ta yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời.” là bài học quý giá và ý nghĩa đối với nhà thơ và bạn đọc. + Khi đọc bài "Thơ tình người lính biển" của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tâm hồn ta như được bồi đắp thêm nhựa sống, một nguồn năng lượng tích cực, khiến ta yêu thương hơn sự sống, trân trọng hơn cái đẹp của cuộc đời. Bài thơ với ngôn từ tinh tế, mộc mạc nhưng vô cùng tha thiết, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả hôm nay và mai sau. | 10,0 điểm |
| d. Sáng tạo, mở rộng: - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận… | 0,5 điểm |
| 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tức chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,5 điểm |
| Tổng điểm | 20 điểm |
......................
Xem thêm trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đề thi cuối kì 1 Địa lí 9 Cánh diều
Đề thi học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức
Phân tích Giàn bầu trước ngõ Nguyễn Ngọc Tư
Phân tích Người mẹ vườn cau
Đề thi học kì 1 Lịch sử 9 Cánh diều
Đọc hiểu Câu chuyện tỉnh lẻ - O´ Henri
Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Chia sẻ:
Milky Way
- Ngày:
Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 chương trình mới
07/12/2024 8:38:00 SA
Gợi ý cho bạn
-
(Mới ban hành) Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Toán 2025 Hà Nội
-
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức có đáp án
-
Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện CTST
-
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều
-
Bộ Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 9 có đáp án 2024
-
Bộ đề thi vào 10 môn Toán 63 tỉnh thành (các năm)
-
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
-
Đề thi chuyên Hóa vào lớp 10 2023
-
(Có đáp án) Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 9 Global Success
-
Đề thi học sinh giỏi môn GDCD 9 cấp tỉnh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Đọc hiểu Đề thi đẫm máu
-
Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 9 có đáp án (50 đề)
-
Đề tham khảo thi vào lớp 10 môn Văn 2025
-
Đề thi học sinh giỏi Địa 9 2024-2025
-
Đề thi vào 10 môn Toán Thanh Hóa các năm 2025
-
Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 Kết nối tri thức
-
Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 chương trình mới
-
Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thiếu kĩ năng sống
-
Đề thi học sinh giỏi Lịch sử 9 2024-2025
-
Đề kiểm tra giữa kì 2 công nghệ 9 mới nhất (3 đề)
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án 2025
-
Đề thi học sinh giỏi môn GDCD 9 cấp tỉnh