Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án 2024
Hoatieu xin chia sẻ bộ Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Sử năm học 2023 - 2024 có đáp án trong bài viết dưới đây. Đây là bộ đề kiểm tra lịch sử 9 giữa học kì 2 được Hoatieu tổng hợp có kèm theo đáp án chi tiết.
Nhằm đảm bảo ôn tập tốt cho các em học sinh trong kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các mẫu đề thi Lịch sử lớp 9 giữa học kì 2 có đáp án chi tiết cùng với ma trận đề thi giữa kì 2 Lịch sử 9 giúp các em học sinh hệ thống lại các nội dung kiến thức quan trọng để đảm bảo ôn tập cho tốt. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Lịch sử giữa kì 2 lớp 9, mời các em cùng tham khảo và tải về để chuẩn bị ôn tập Lịch sử 9 giữa học kì 2.
Lưu ý: Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ các đề thi Lịch sử lớp 9 giữa học kì 2 có đáp án.
Đề kiểm tra Sử lớp 9 giữa kì 2
1. Đề thi Lịch sử giữa kì 2 lớp 9 mới nhất 2024
1.1 Trắc nghiệm Sử 9 giữa kì 2
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường yêu nước đúng đắn?
A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
B. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
C. Viết bài và làm chủ nhiệm cho báo Người cùng khổ.
D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).
2. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin?
A. Gửi bản yêu sách đến hội nghị Véc-xai (18-6-1919).
B. Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.
C. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp(12/1920).
D. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ năm (1924).
3. Cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất bản vào thời gian nào?
A. Năm 1925. B. Năm 1926. C. Năm 1927. D. Năm 1928.
4. Trong những năm 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở đâu?
A. Pháp. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Việt Nam.
5. Sau khi về Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã làm gì để đào tạo cán bộ?
A. Thành lập Cộng Sản đoàn.
B. Xuất bản Báo Thanh niên.
C. Xuất bản cuốn “Đường Kách mệnh”.
D. Mở các lớp huấn luyện chính trị.
6. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 6 – 1923
B. Tháng 6 – 1925
C. Tháng 7 – 1925
D. Tháng 7 – 1928.
7. Nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức nào?
A. Cộng Sản đoàn
B. Tâm tâm xã
C. Công hội
D. Đảng Thanh niên.
8. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” vào thời gian nào?
A. Năm 1925 B. Năm 1927 C. Năm 1928. D. Năm 1930.
Câu 9. Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức. học sinh trong những năm 1926 – 1927 có đặc điểm gì?
A. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất kinh tế, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
B. Các cuộc đấu tranh đều đòi thực hiện quyền dân chủ, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
C. Các cuộc đấu tranh đều mang tính tự giác cao, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
D. Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
Câu 10. Tên gọi ban đầu của Tân Việt Cách mạng đảng là gì?
A. Hội Phục Việt.
B. Đảng Thanh niên
C. Việt Nam nghĩa đoàn
D. Hội Hưng Nam.
Câu 11. Thành phần của Tân Việt Cách mạng đảng bao gồm:
A. Tiểu tư sản trí thức.
B. Học sinh, sinh viên.
C. Trí thức và tư sản dân tộc.
D. Trí thức và thanh niên tiểu tư sản.
Câu 12. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở đâu?
A. Hương Cảng
B. Sài Gòn
C. Hà Nội
D. Quảng Châu.
Câu 13. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn tới sự thành lập của các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?
A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản Liên đoàn.
C. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản Liên đoàn.
D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
Câu 14. Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Kết thức thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.
C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 15. Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc.
B. Hồ Tùng Mậu.
C. Trịnh Đình Cửu.
D. Trần Phú.
Câu 16. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu?
A. Sài Gòn.
B. Hương Cảng (Trung Quốc)
C. Hà Nội
D. Băng Cốc (Thái Lan).
Câu 17. Việc ba tổ chức Cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?
A. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ
B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
D. Xây dựng khối liên minh công-nông vững chắc.
Câu 18. Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Việt Nam Quang phục hội.
B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 19. Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. Phong trào đấu tranh Xô viết Nghệ-Tĩnh.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh).
C. Phong trào đấu tranh của nhân dân ở Sài Gòn-Chợ Lớn.
D. Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng.
Câu 20. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?
A. Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng.
C. Thực dân Pháp thực hiện khủng bố trắng cách mạng Việt Nam sau khởi nghĩa Yên Bái.
D. Đời sống các tầng lớp nhân dân Việt Nam khó khăn do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp.
Câu 21. Đâu không phải là tác động của cuộc khủng hoảng thế giới 1929-1933 lên tình hình Việt Nam lúc bấy giờ?
A. Làm cho nền kinh tế Việt Nam suy sụp nghiêm trọng.
B. Phong trào cách mạng của nhân dân ta dâng cao.
C. Pháp có những chính sách nhằm khôi phục nền kinh tế Việt Nam.
D. Số lượng công nhân thất nghiệp tăng cao.
Câu 22. Động lực của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là
A. Công nhân và nông dân.
B. Tư sản và công nhân.
C. Công nhân, nông dân và trí thức.
D. Nông dân, trí thức và tư sản.
Câu 23. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là
A. Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939.
B. Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.
C. Phong trào cách mạng 1930-1931.
D. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.
Câu 24. Khối liên minh công-nông lần đầu tiên được hình thành trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?
A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
B. Phong trào cách mạng 1930-1931.
C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930.
D. Phong trào dân chủ 1936-1939.
Câu 25. Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì
A. Đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị (10/1930).
B. Đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền và tay sai.
C. Đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga.
D. Đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
Câu 26. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Viêt Nam là:
A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng.
B. Tập hợp được quân đội chính trị đông đảo đến từ nông thôn.
C. Tư tưởng Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến một cách sâu rộng.
D. Cuộc diễn tập của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 27. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939?
A. Công nhân và nông dân.
B. Tiểu tư sản dân tộc và công nhân.
C. Nông dân và trí thức.
D. Tư sản dân tộc và nông dân.
Câu 28. Nhận xét nào sau đây về phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Viêt Nam là không đúng?
A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính dân tộc.
B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
D. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
Câu 29. Yếu tố quyết định dẫn đến dẫn đến sự bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là gì?
A. Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm qyền ở Pháp (6/1936).
B. Nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (những năm 30 của thế kỷ XX).
D. Nghị quyết của Đại hội lần thứu VII của quốc tế Cộng sản (7/1935).
Câu 30. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì đã
A. Xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.
B. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị Tháng 10/1930.
C. Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.
Câu 31. Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là
A. Mít tinh biểu tình.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Bãi khóa, bãi công.
Câu 32. Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kỳ 1936-1939 dựa trên cơ sở nào?
A. Tình hình thực tiến cách mạng Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.
C. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước.
D. Tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi.
Câu 33. Một trong những ý nghĩa của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là
A. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.
B. Giúp cán bộ và đảng viên được trưởng thành.
C. Bước đầu khẳng định vai trò của giai cấp công nhân.
D. Bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công-nông.
Câu 34. Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã
A. Xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.
B. Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930.
C. Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.
Câu 35. Sự kiện nào trên thế giới có tác động sâu sắc nhất tới tình hình Việt Nam giai đoạn 1939-1945?
A. Pháp đầu hàng phát xít Đức.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra.
C. Nhật và Pháp ký “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương”.
D. Trục phát xít được hình thành.
Câu 36. Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ năm bao nhiêu?
A. 1935. B. 1939. C. 1940. D. 1942.
Câu 37. Đội du kích Bắc Sơn là tiền thân của tổ chức nào sau đây?
A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
B. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
C. Mặt trận Việt Minh.
D. Cứu quốc quân.
Câu 38. Ngày 23/7/1941, Chính phủ Pháp đã kí với Nhật văn kiện gì?
A. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.
B. Hiệp ước mở cửa Đông Dương.
C. Hiệp ước hòa bình Đông Dương.
D. Hiệp ước tấn công Đông Dương.
Câu 39. Thực dân Pháp thi hành chính sách gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?
A. Tăng thuế.
B. Chính sách “kinh tế chỉ huy”
C. Thu mua lương thực
D. Tích trữ lương thực
Câu 40. Lực lượng vũ trang của cuộc nổi dậy nào được duy trì và phát triển trở thành Cứu quốc quân?
A. Bắc Sơn
B. Đô Lương
C. Nam Kì
D. Bắc Sơn và Nam Kì
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Sử 9 2024
Câu Đáp án | 1B | 2C | 3A | 4C | 5D | 6B | 7A | 8C | 9D | 10A |
Câu Đáp án | 11D | 12C | 13D | 14C | 15D | 16B | 17A | 18B | 19A | 20B |
Câu Đáp án | 21C | 22A | 23C | 24B | 25D | 26D | 27A | 28C | 29B | 30A |
Câu Đáp án | 31C | 32D | 33B | 34A | 35B | 36C | 37D | 38A | 39B | 40A |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Sử 9 mới nhất
Mức độ Nội dung | Các mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | V/ dụng | V/ dụng cao | Tổng | |
Bài 16 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ( 1919 -1925) | Câu 3,4,6 | Câu 2,5 | Câu 1,7,8 | ||
Câu Điểm | 3 0,75 đ | 2 0,5 đ | 3 0,75 đ |
| 8 câu 2 đ |
Bài 17 Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời | Câu 10,12 | Câu 11 | Câu 9,13 | ||
Câu Điểm | 2 0,5 đ | 1 0,25 đ | 2 0,5 đ |
| 5câu 1,25 đ |
Bài 18 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời | Câu 15,16 | Câu 17 | Câu 14 | Câu 18 | |
Câu Điểm | 2 0,5 đ | 1 0,25 đ | 1 0,25 đ | 1 0,25 đ | 5 câu 1,25 đ |
Bài 19 Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935 | Câu 24 | Câu 19,20 | Câu 21,22 | Câu 23,25 | |
Câu Điểm | 1 0,25 đ | 2 0,5 đ | 2 0,5 đ | 2 0,5 đ | 7 câu 1,75 đ |
Bài 20 Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939 | Câu 27,31,32 | Câu 26,28,33 | Câu 29,34 | Câu 30 | |
Câu Điểm | 3 0,75 đ | 3 0,75 đ | 2 0,5 đ | 1 đ 0,25 đ | 9 câu 2,25 đ |
Bài 21 Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 | Câu 36,38 | Câu 35,37 | Câu 39 | Câu 40 | |
Câu Điểm | 2 0,5 đ | 2 0,5 đ | 1 0,25 đ | 1 0,25 đ | 6 câu 1,5 đ |
Tổng câu | 13 | 11 | 11 | 5 | 40 câu |
Tổng điểm | 3,25 đ | 2,75 đ | 2,75 đ | 1,25 đ | 10 |
Tỉ lệ% | 32,5 đ | 27,5 đ | 27,5 đ | 12,5 đ | 100% |
2. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Sử lớp 9
Tên chủ đề (Nội dung chương) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
- Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu: |
Chương II | Biết được nguyên nhân, quá trình vận đông để có sự ra đời của ĐCS | Nêu được vai trò của Nguyễn Aí Quốc | |||
- Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu:2/4 - Số điểm:1 tỉ lệ10% | - Số câu:1/4 - Số điểm:0,5 tỉ lệ5% | - Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu:3/4 Số điểm:1.5 Tỉ lệ:15% | |
Chương III | Biết được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa của CM tháng Tám | Quá trình vận động, tiến tới cách mạng tháng Tám thành công | Khẳng định sự đúng đắn quá trình lãnh đạo CM của Đảng là sáng suốt, đúng thời cơ | ||
- Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu:2/3 - Số điểm: 1,5 tỉ lệ:15% | - Số câu:1+1/4 - Số điểm: 1,5 tỉ lệ:15% | - Số câu:1/3 - Số điểm: 0,5 tỉ lệ:5% | Số câu:2+1/4 số điểm 3,5 tỉ lệ 35% | |
Chương V | Sơ lược đường lối, diễn biến, kết quả, ý nghĩa để chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 thắng lợi | Hiểu được sâu sắc đường lối kháng chiến của Đảng | Nắm chắc đường lối, sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng. | ||
- Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu:2+1/3 - Số điểm: 2,5 tỉ lệ:25% | - Số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu:1/3 - Số điểm:0,5 tỉ lệ:5% | - Số câu:1/3 - Số điểm:2 tỉ lệ:20% | - Số câu:3 Số điểm:5 Tỉ l:50% |
Tổng số câu: - Số điểm: tỉ lệ | - Số câu:3+2/4 - Số điểm:5 tỉ lệ:50% | - Số câu:1+2/4 - Số điểm:2 tỉ lệ:20% | - Số câu:2/3 - Số điểm: 1 tỉ lệ:10% | - Số câu:1/3 - Số điểm:2 tỉ lệ:20% | - Số câu:6 Số điểm 10 Tỉ lệ 100% |
3. Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Sử
3.1. Trắc nghiệm đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9
Câu 1: (2 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất ở các câu sau:
1-1/ Nguyên nhân dẫn đến sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1930 là:
a. Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.
b. Ở nhiều địa phương đã có các cơ sở cộng sản.
c. Phong trào của nông dân kết hợp với nông dân.
d. Phong trào dân tộc dân chủ trở thành làn sóng trong cả nước .
1-2/ Người thống nhất 3 tổ chức Cộng sản Việt Nam năm 1930 là:
a. Nguyễn Văn Cừ.
b. Trần Phú.
c. Nguyễn Ái Quốc.
d. Nguyễn Thái Học.
1-3/ Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên tại:
a. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
b. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
c. Khởi nghĩa Nam Kỳ.
d. Binh biến Đô Lương.
1-4/ Người khởi thảo luận cương chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Đông Dương là:
a. Nguyễn Ái Quốc
b. Trần Phú.
c.Nguyễn Văn Cừ.
d. Lê Hồng Phong.
Câu 2: (1 điểm) Nối thời gian tương ứng với sự kiện cho đúng:
a.19-5-1941 | a- | 1.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. |
b.19-12-1946 | b- | 2.Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. |
c.07-5-1954 | c- | 3.Thành lập mặt trận Việt Minh. |
d.21-7-1954 | d- | 4.Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. |
3.2. Tự luận đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9
Câu 1: (3 điểm): Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng Tháng Tám năm 1945?
Câu 2: (4 điểm): Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta là gì? Trình bày Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947? (Diễn biến, kết quả, ý nghĩa)
3.3. Đáp án và cách chấm đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9
A. Trắc nghiệm:
Câu 1: (2 điểm)
1-1/ Nguyên nhân dẫn đến sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1930 là:
a. Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.
1-2/ Người thống nhất 3 tổ chức Cộng sản Việt Nam năm 1930.là:
c. Nguyễn Ái Quốc
1-3/ Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên tại:
c. Khởi nghĩa Nam Kỳ.
1-4/ Người khởi thảo luận cương chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản Đông Dương là:
b. Trần Phú.
Câu 2: Nối thời gian tương ứng với sự kiện cho đúng: (1đ)
a.19-5-1941 | a-3 | 1.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. |
b.19-12-1946 | b-4 | 2.Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. |
c.07-05-1954 | c- 1 | 3.Thành lập mặt trận Việt Minh. |
d.21-7-1954 | d- 2 | 4.Chủ Tịch HCM đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. |
B.Tự Luận:
Câu 1: (3 điểm)Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng Tháng Tám?
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Đối với dân tộc:
* Cách mạng tháng Tám là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai tầng xiềng xích của Pháp- Nhật và chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
* Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân từ địa vị nô lệ lên làm chủ nước nhà.
* Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỉ nguyên độc lập tự do
+ Đối với quốc tế:
* Là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu, tự giải phóng khỏi ách thực dân đế quốc.
* Cổ vũ mạnh mẽ nhân dân thuộc địa, nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á, Châu Phi, Mĩlatinh.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất của dân tộc.
+ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, chủ tịch Hồ Chí Minh, của Mặt trận Việt Minh, xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.
+ Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
Câu 2: (4 điểm)
* Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Trình bày Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947? ( Diễn biến , kết quả,ý nghĩa)
* Diễn biến:
+ Tại Bắc Cạn: Quân ta chủ động phản công, bao vây, chia cắt , cô lập chúng, đánh phục kích trên đường từ Bắc Cạn đi chợ Mới, Chợ Đồn.
+ Ở hướng Đông: Quân ta phục kích trên đường số 4 và thắng lớn ở Bản Sao - đèo Bông Lau ngày 30/10/1947.
+ Ở hướng Tây: Quân ta chặn đánh trên sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau.
* Kết quả:Pháp rút khỏi Việt Bắc.
* Ý nghĩa:
+ Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, bộ đội chủ lực ta ngày càng trưởng thành.
+ Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
4. Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sử lớp 9
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời | Thời gian, nội dung, ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng | Tổ chức tiền thân | Tại sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử. | So sánh | |||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | ½ 2.0 20% | 1 0.25 2.5% | ½ 1.0 10% | 1 0.25 2.5% | 3 3.5 35% | ||||
2. Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. | Niên biểu | ||||||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1 2.0 20% | 1 2.0 20% | |||||||
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. | - Nhân vật. - Điền từ | Nguyên nhân thành công CM tháng Tám | - Quan trọng? - Giải thích | Nhận xét | |||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 2 1.25 12.5% | ½ 1.5 15% | ½ 1.5 15% | 1 0.25 2.5% | 4 4.5 45% | ||||
Tổng Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 2 1.25 12.5% | ½ 2.0 20% | 1 0.25 2.5% | 1 2.5 25% | 2 2.25 22.5% | ½ 1.5 15% | 1 0.25 2.5% | 8 10 100% |
5. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sử lớp 9
5.1. Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa kì 2 môn Lịch sử 9
Câu 1(1.0 điểm): Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 4 và ghi vào bài làm (Mỗi ý đúng được 0.25 điểm)
1. Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Việt Nam Quang phục hội
B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
C. Việt Nam Quốc dân đảng
D. Đông Dương Cộng sản đảng
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm khác gì so với Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đảng vô sản
B. Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng
C. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột
D. Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.
3. Nhận xét nào sau đây về cuộc Cách mạng Tháng Tám là không đúng?
A. Đây là cuộc cách mạng nhân dân có tính chất sâu sắc,
B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình,
C. Đây là cuộc Cách mạng có tính chất dân chủ điển hình,
D. Đây là cuộc Cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.
4. Bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ nào?
A. Phạm Tuyên.
B. Phong Nhã.
C. Nam Cao.
D. Văn Cao.
Câu 2 (1.0 điểm): Lựa chọn các từ cho sẵn (Hà Nội; Đông Dương; Thái Nguyên; thời cơ; ban bố) để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản ... (1) và lãnh tụ Hồ Chí Minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ...(2). Chớp lấy ...(3), đồng bào ...(4) và các địa phương trong cả nước nối tiếp nhau nổi dạy giành chính quyền.
(Bài 23- SGK sử 9)
Câu 3 (2.0 điểm): Hoàn thiện niên biểu thời gian và sự kiện sao cho phù hợp rồi ghi vào bài làm:
STT | Thời gian | Sự kiện |
1 | .................. | Hội nghị trung ương lần thứ 8. |
2 | Ngày 19/5/1941 | .................................................. |
3 | ................. | Thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. |
4 | Cuối tháng 12/1944 | .................................................. |
5.2. Câu hỏi tự luận kiểm tra giữa kì 2 môn Lịch sử 9
Câu 1 (3.0 điểm): Hãy nêu thời gian, nội dung, ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng? Tại sao nói Đảng cộng Sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam?
Câu 2 (3.0 điểm): Nguyên nhân thành công cách mạng tháng 8? Nguyên nhân nào quyết định thắng lợi cách mạng tháng 8? Vì sao?
5.3. Đáp án và cách chấm đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp
1. Hướng dẫn chung:
a. Học sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm.
b. Học sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài theo hướng dẫn chấm.
c. Sau khi cộng điểm toàn bài, để điểm lẻ đến 0,25 điểm.
2. Hướng dẫn chấm chi tiết:
I/ TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Câu 1: Mỗi ý trả lời đúng 0.25 điểm
Ý | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | C | D | D |
Câu 2: Mỗi ý trả lời đúng 0.25 điểm
1. Đông Dương
2. Ban bố
3. Thời cơ
4. Hà Nội
Câu 3: Mỗi ý trả lời đúng 0.5 điểm.
STT | Thời gian | Sự kiện |
1 | Ngày 28/01/1941 | Hội nghị trung ương lần thứ 8. |
2 | Ngày 19/5/1941 | Mặt trận Việt minh ra đời. |
3 | Ngày 22/12/1944 | Thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. |
4 | Cuối tháng 12/1944 | Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đánh thắng liên tiếp hai trận; Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng) |
II/ TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 (3.0 điểm) | - Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06/01/1930 tại Hương Cảng – TQ. - Nội dung Hội nghị: + Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. + Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. * Ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng: - Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. - Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Đảng cộng sản Viêt Nam, đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng việt Nam. - Hội nghị Thành lập Đảng còn là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam. Là bước ngoặt vĩ đại của giai cấp công nhân, chấm dứt thời kì khủng hoảng về g.cấp lãnh đạo. *Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam: - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu.. - Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai… - Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công… - Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho…. | 0. 25
0.25
0.25
0.25
0.25 0.25
0.25
0.25 0.25
0.25
0.25 0.25 |
Câu 2 (3.0 điểm) | - Nguyên nhân chủ quan: + Dân tộc VN vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc... + Sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta với đường lối chính trị quân sự đúng đắn... + Xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong 1 mặt trận thống nhất rộng rãi, ... - Nguyên nhân khách quan: + Cách mạng tháng Tám thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu một phần nhờ điều kiện quốc tế thuận lợi.... + Lợi dụng thời cơ "ngàn năm có một" .. * Nguyên nhân quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là nguyên nhân chủ quan *Vì: - Nếu Đảng cộng sản Đông Dương vã lãnh tụ HCM không sáng suốt nhận định đúng thời cơ ... - Mặt khác nếu nhân dân ta không đoàn kết và sẵn sáng .. |
0.25 0.25
0.25
0.25
0.5 0.5
0.25
0.25 |
Trên đây là Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án năm học 2023 - 2024. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 9 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
Tham khảo thêm
Bộ Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 9 có đáp án 2024
Đề giữa kì 2 Toán 9 2024 file word (3 đề)
Đề thi thử đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội 2024 có đáp án (11 đề)
Bộ đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 2023
Sách giáo khoa lớp 9 Chân trời sáng tạo 2024 (đủ bộ)
Sách giáo khoa lớp 9 Cánh Diều tất cả các môn 2024
Top 5 đoạn văn ngắn về hiện tượng xả rác trong trường học
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Phân tích một đoạn thơ trích từ Truyện Kiều hoặc Truyện Lục Vân Tiên
-
Phân tích bài thơ Chiều sông Thương của Hữu Thỉnh
-
Viết đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông mất mã và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”
-
Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 9 có đáp án (50 đề)
-
(Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
-
Đề minh họa thi vào 10 TP HCM 2024-2025
-
(Có ma trận) Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 9 Chân trời sáng tạo
-
Giải thích nhan đề Ánh trăng
-
(Chuẩn) Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ chơi chữ trang 46
-
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi thế nào là tình bạn đẹp
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 9
(Ngắn gọn) Thực hành đọc Ngọc nữ về tay chân chủ
(Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
Nêu ví dụ và phân tích nhận định: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội
Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
Kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều bằng văn xuôi
Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo