Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Tải đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 CSTT file word
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo 2025 - Tổng hợp mẫu đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây là các đề thi Văn lớp 9 giữa học kì 2 có đáp án chi tiết sẽ giúp các em có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 9 sách Chân trời sáng tạo.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn Chân trời sáng tạo - đề 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CẠNH MẸ CHA TA LẠI ĐƯỢC VUÔNG TRÒN
Nguyễn Đình Cường
Mẹ cha chờ nay tóc bạc, răng long
Mẹ nằm mơ giữa giấc ngủ ban ngày | Việc của trời chỉ có nắng và mưa
Ngồi chờ mong thân ngày một héo mòn
Cõi niết bàn ở nơi đó xa xăm |
( https://thleductho.hcm.edu.vn/tu-lieu/bai-tho-hay-viet-ve-ngay-27-7-canh-me-cha-ta-lai-duoc-vuong-tron-nguyen-dinh-cu/ctmb/84226/902736 ngày 6/9/2021)
Trả lời các câu hỏi/thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (1,0 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ điệp vần trong khổ thơ sau:
Cõi niết bàn ở nơi đó xa xăm
Con về cạnh bên đài sen - Mẹ đón!
Vẫn cưng con như những ngày đỏ hỏn
Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn!
Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh “vuông tròn” trong hai câu thơ:
Vẫn cưng con như những ngày đỏ hỏn
Cạnh mẹ cha ta lại được vuông tròn!
Câu 4 (1,0 điểm). Qua bài thơ, theo em thế hệ trẻ cần phải làm gì để xứng đáng với những hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước?
II. PHẦNVIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con đi tham gia kháng chiến trong bài thơ trên.
Câu 2 (4,0 điểm).
Kể sáng tạo lại một câu chuyện em đã đọc mà em yêu thích nhất.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
1 | Thể thơ: 8 chữ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. | 1,0 | |
2 | Biện pháp tu từ điệp vần: on trong các từ: đón, hỏn, tròn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. | 1,0 | |
3 | - Ý nghĩa của hình ảnh “vuông tròn” trong hai câu thơ: + Nó thể hiện sự vẹn toàn, biểu tượng cho những điều tốt đẹp nhất mà con có được khi ở cạnh cha mẹ. Cả cuộc đời mẹ dành trọn cho con tất cả. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời 01 ý như đáp án hoặc diễn đạt chung chung, chưa mạch lạc: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm. | 1,0 | |
4 | Học sinh có thể xác định những hành động việc làm khác nhau nhưng phải có sức thuyết phục, phù hợp ngữ cảnh, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Gợi ý: - Để xứng đáng với những hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước thế hệ trẻ cần: Gợi ý: + Trân trọng và biết ơn thế hệ cha anh đã chiến đấu và hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. + Chăm chỉ học hành để sau này cống hiến tài năng của bản thân cho đất nước. + Tu dưỡng phẩm chất đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Giữ gìn truyền thống yêu nước của dân tộc... Hướng dẫn chấm - Học sinh nêu được 03 ý phù hợp: 1,0 điểm - Học sinh nêu được 02 ý phù hợp: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 01 ý phù hợp: 0,25 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai (không phù hợp): không cho điểm. | 1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
| 1 | Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con đi tham gia kháng chiến trong bài thơ trên. | 2,0 |
| a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn - Hình thức: một đoạn văn biểu cảm. - Dung lượng: khoảng 150 chữ. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần làm: bộc lộ cảm nghĩ về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con trong bài thơ. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề Học sinh có thể bộc lộ cảm xúc theo những hướng khác nhau (cảm xúc về nội dung, cảm xúc về nghệ thuật hoặc đan xen cảm xúc cả nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ), tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và nêu ấn tượng chung. - Cảm nghĩ về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con trong bài thơ. + Nội dung: Nỗi nhớ mong, đau đớn tột cùng của cha mẹ những người lính đã anh dũng, chiến đấu và hi sinh trong những năm tháng vệ quốc vĩ đại. Các anh ra đi để lại một khoảng trống không thể lấp đầy trong lòng cha mẹ + Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà vô cùng tha thiết. Mạch cảm xúc của bài thơ như một dòng tự sự… khắc họa lên nỗi đau tột cùng của những người làm cha, làm mẹ. -> Vì thế chúng ta càng biết ơn và trân trọng hơn về hòa bình và độc lập của ngày hôm nay. | 0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Trình bày được 01 ý cơ bản thể hiện cảm xúc về nội dung và 01 ý thể hiện cảm xúc về nghệ thuật để: bộc lộ cảm nghĩ về yêu thương mà cha mẹ dành cho những người con trong bài thơ. - Cảm xúc được bộc lộ chân thành, trong sáng, xuất phát từ các chi tiết, hình ảnh của đoạn thơ. - Cảm xúc được trình bày hợp lí, thuyết phục. | 0,5 | ||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đoạn thơ, có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
2 | Kể sáng tạo lại một câu chuyện em đã đọc mà em yêu thích nhất. | 4,0 | |
| a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Viết truyện kể sáng tạo. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề: kể sáng tạo một câu chuyện em đã đọc mà em yêu thích nhất. | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp cho bài văn kể chuyện: - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo theo bố cục ba phần của bài văn kể. Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách, tuy nhiên cần có sức thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo được các ý cơ bản sau: + Giới thiệu được bối cảnh, nhân vật và câu chuyện. + Xây dựng nhân vật với một số yếu tố như lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ. + Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Sắp xếp chuỗi sự kiện theo trình tự hợp lí, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả và biểu cảm) + Câu chuyện kết thúc ra sao? Mang lại bài học, thông điệp gì? | 1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba). - Triển khai được các sự việc theo trình tự nhất định. - Kết hợp kể, miêu tả và biểu cảm hiệu quả. | 1,5 | ||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết văn bản. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc trong bài viết; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn Chân trời sáng tạo - đề 2
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
BÀ TÔI
(Tóm tắt phần đầu: Do xích mích cùng con trai và con dâu, bà của Minh - nhân vật “tôi”, chuyển đến sống cùng người em của mình. Tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của những người hàng xóm, “tôi” mới biết bà đang đi bán bỏng ở bến tàu.)
Thì ra bà tôi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi, cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà không? Lúc này bà làm gì, ở đâu? Sao bà không về với cháu đi bà!
Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên trước mặt hành khách nài nỉ: “Ông ơi, bà ơi mua bỏng giúp tôi đi!”. Nhưng con tàu vô hình cứ mang các hành khách chạy đi, để lại bà tôi tóc bạc, lưng còng, đứng chơ vơ giữa hai vệt đường ray… Chính tôi, tôi cũng vô tình như con tàu, tôi chẳng để ý gì đến bà tôi, tôi chỉ nghĩ đến những con quay, những quả bóng của tôi thôi! Nhiều lúc bà tôi đến chơi, mới ngồi với bà được một tí, tôi đã vội bỏ đi với những trò chơi của tôi rồi! Không, không thể để thế được. Tôi đã mười hai tuổi, lớn rồi, tôi cũng có quyền bàn chuyện nghiêm chỉnh với bố mẹ tôi chứ! Nghĩ rồi, tôi chạy ào xuống nhà. Tôi thấy mẹ tôi đang rửa bát, còn bố tôi đang xách nước lên.
– Bố mẹ ơi, – tôi gọi giục giã, – bố mẹ vào cả đây con có chuyện này muốn nói.
– Thằng này hôm nay lạ thật. – Bố tôi nói. – Có chuyện gì mà quan trọng vậy?
– Thì con cứ nói đi, – mẹ tôi nói, – mẹ vừa rửa bát vừa nghe cũng được.
– Không, cả mẹ nữa, mẹ vào đây con mới nói.
Mẹ tôi vào, nhìn tôi lo lắng:
– Hay con có chuyện gì ở lớp?
– Không.
– Hay con đánh nhau với bạn nào?
– Không. Chuyện nhà ta kia. Bố mẹ ơi, bố mẹ có thương bà không?
– Sao tự nhiên con lại hỏi thế? – Bố tôi hỏi lại tôi. – Mà bà làm sao kia mà thương?
– Bà chẳng làm sao cả. Bà đi bán bỏng ở bến tàu ấy, người ta bảo thế. Bố mẹ có biết không?
– Biết, – bố tôi có vẻ lúng túng, – nhưng thế thì sao.
– Còn sao nữa! – Tôi nghẹn ngào – Bà già rồi. Sao bố lại để bà như thế? Khổ thân bà!
– Bố có bắt bà phải thế đâu, – mẹ tôi trả lời thay cho bố, – vì bà thích thế chứ.
– Thích ư? Con chắc là bà chẳng thích đâu. Đời nào bà lại thích đi bán bỏng hơn ở nhà với con, với bố mẹ. Bà yêu thương bố mẹ và con lắm kia mà. Ôi, con cứ nghĩ đến những ngày nắng, ngày rét mà bà thì già thế, bà sao chịu nổi, bà ốm rồi bà chết như bà Thìn bên cạnh ấy thì sao. – Nói đến đây tôi oà lên khóc. – Ước gì bây giờ con đã lớn để con nuôi được bà!
Bố mẹ lặng lẽ nhìn tôi rồi lại nhìn nhau. Bố tôi đặt một bàn tay lên vai tôi rồi nói:
– Thôi con nín đi. Bố hiểu rồi. Con nín đi con!
Tôi cảm thấy giọng bố tôi hơi run và bàn tay nóng ran của bố truyền hơi nóng sang vai tôi. Mẹ tôi cũng nghẹn ngào:
– Con nói đúng, bố mẹ có lỗi với bà. Con đi ngủ đi, sáng mai bố mẹ sẽ xuống Vĩnh Tuy đón bà về đây. Gia đình ta lại sum họp như trước.
Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ, lên giường nằm nhưng không làm sao chợp mắt được. Tôi cảm thấy phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui. Chỉ sáng mai thôi, tôi lại được sống cùng với bà như trước. Nhưng nói dại, không hiểu sáng mai bà tôi có còn gặp được tôi không? Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”.
(Trích “Bà tôi” Xuân Quỳnh. Bầu trời trong quả trứng , NXB Kim Đồng, 2005)
Câu 1( 0.5 điểm) Hãy xác định đề tài của văn bản,
Câu 2 (0.5 điểm). Câu văn in đậm trong đoạn sau sử dụng cách dẫn nào? Vì sao?
Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên trước mặt hành khách nài nỉ: “Ông ơi, bà ơi mua bỏng giúp tôi đi!”.
Câu 3 (1.0điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của ngôi kể trong truyện.
Câu 4 (1.0 điểm). Vì sao sau cuộc nói chuyện với bố mẹ, nhân vật “tôi” cảm thấy phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui?
Câu 5. ( 1.0 điểm) Qua câu chuyện trên, nhà văn muốn chia sẻ với chúng ta những bài học gì trong cuộc sống?
PHẦN II. VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật “tôi” (Minh) trong đoạn trích văn bản “Bà tôi” ở phần đọc hiểu.
Câu 2 (4.0 điểm). Câu chuyện “Bà tôi” (Xuân Quỳnh) gợi ra cho người đọc suy nghĩ về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này.
Đáp án xem trong file tải về.
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ chi tiết 3 đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 CTST.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Nhung Nguyễn
- Ngày:
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
108,4 KB 25/02/2025 11:00:00 SATham khảo thêm
Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
Bộ đề thi học sinh giỏi Văn 9 có đáp án (50 đề)
Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Ngữ văn
- Đề đọc hiểu
- Giữa học kì 1
- Cuối học kì 1
- Giữa học kì 2
- Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 9 sách Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 9 sách Cánh diều
- Cuối học kì 2
- Toán
- KHTN
- Giữa học kì 1
- Cuối học kì 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa học 9 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Hóa học 9 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
- Bộ đề kiểm tra Hóa học 9 kì 1
- Đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lí 9 Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 9 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh có đáp án
- Giữa học kì 2
- Đề cương ôn tập KHTN
- Bộ đề thi giữa kì 2
- Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 9
- Đề thi giữa kì 2 Khoa Học Tự Nhiên 9 sách mới
- Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 lớp 9 sách Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên KNTT theo CV 7991
- Cuối học kì 2
- Công nghệ
- Tiếng Anh
- Tin học
- Lịch sử Địa lí
- Giữa học kì 1
- Cuối học kì 1
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 9 Cánh diều
- Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9 Kết nối tri thức
- Đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 9
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 9 Cánh diều
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Giữa học kì 2
- Cuối học kì 2
- HĐTN
- GDCD
- GD Địa phương
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028