Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều
Tải đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều file word
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều 2025 - Tổng hợp mẫu đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây là các đề thi Văn lớp 9 giữa học kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo khung ma trận đề thi sẽ giúp các em có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 9.
Mời các em học sinh lớp 9 tham khảo bộ đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều! Bộ đề này được biên soạn kỹ lưỡng, bám sát chương trình sách giáo khoa Cánh Diều, giúp các em ôn luyện hiệu quả và tự tin chinh phục kỳ thi quan trọng. Hãy cùng khám phá cấu trúc đề thi, các dạng bài thường gặp và rèn luyện kỹ năng làm bài để đạt điểm cao nhất nhé.
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
SÁU KẺ TÌNH NGHI
Phạm Cao Củng
(Tóm lược đoạn đầu: Tất cả sáu người tham dự bữa tiệc ở nhà ông Phạm Viên, khi ông ấy bị ám sát đang chờ gặp thanh tra Trúc Tâm vì thanh tra đã tìm ra manh mối vụ Phạm Viên. Thanh tra tóm tắt mối quan hệ của sáu người với chủ nhà Phạm Viên. Thanh tra Trúc Tâm tường thuật lại việc xảy trong đêm ấy: “Sau khi mọi người ăn uống xong xuôi, ông Phạm Viên xin lỗi mọi người trở về phòng riêng vì ông hơi mệt mỏi và nói mọi người cứ tự nhiên, không chừng tôi sẽ trở lại. Đã 11 giờ 15, ông Phan Vỹ nói: “Có ai dùng Bisquit không? Để tôi đi rót vài ly, chai còn lại chỉ còn rót đầy 2 ly thôi.” Phan Vỹ đi xuống nhà để lấy chai khác lên uống ...và vừa toan bước vào thì có tiếng súng nổ ở trên lầu 3, nơi phòng riêng của ông Phạm Viên... Mọi người cùng nhau chạy lên trên lầu và thấy cửa phòng mở hé, ông Phạm Viên nằm trên chiếc ghế xích đu, ngực bị trúng một viên đạn nên đã chết tự lúc nào. Cuộc điều tra cho biết: hung thủ hạ sát ông Phạm Viên có lấy được số bạc chừng 7, 8 ngàn đồng...)
Nhìn khắp mọi người một lượt, Trúc Tâm lại thong thả tiếp:
- Theo lệ thường, trong các cuộc điều tra, trước hết chúng tôi cần biết kẻ nào sẽ được lợi sau khi Phạm Viên chết đi, nhưng đối với tất cả 6 vị ở đây, tôi đều thấy ai ai cũng có thể có duyên cớ hợp lí để hạ sát Phạm Viên hoặc là cầu lợi hoặc là trả một mối thù riêng, mà họ đã giữ kín từ lâu nay...
Thấy cử tọa có vài người muốn nói, Trúc Tâm giơ tay cản lại mà tiếp luôn:
- Những điều tôi nói đây đều có chứng cớ xác thực, vậy xin bất tất ai phải chối cãi làm gì. Riêng có điều khi có tiếng súng nổ, kết liễu đời Phạm Viên, thì tất cả 6 vị ở đây, đều có mặt trong phòng khách cả, vậy lí đương nhiên, không một ai có thể nhúng tay vào vụ ám sát này.
Nghe Trúc Tâm nói tới đây mọi người như trút được gánh nặng, thở phào khoan khoái
... Ngưng lại ít phút, Trúc Tâm lại nhìn mọi người và hỏi:
- Trong quý vị đây, mấy bữa trước có ai đi xem chiếu bóng hay kịch gì không? Ông Ba Cự đáp:
- Tôi và nhà tôi mấy bữa trước có đi coi gánh Hoàng Thanh diễn vở Huyền Châu Nữ.
Vừa nói ông Ba Cự vừa sờ vào túi, như có ý định tìm hai cuống vé vào cửa nhưng ông bỗng lắc đầu:
- Quái, tôi nhớ lúc tôi móc túi lấy gói thuốc hút còn thấy hai cuống vé trong túi không hiểu tôi lại vứt đâu lúc nào rồi:
Trúc Tâm mỉm cười nói:
- Cái đó không sao. Bây giờ tôi chỉ xin quý vị hãy chú ý lắng nghe tôi nói.
Tuy tuyên bố như vậy, nhưng Trúc Tâm chỉ vén tay áo lên coi giờ rồi ngồi lặng thinh như chờ đợi cái gì chứ chưa nói năng chi hết. Khoảng năm phút sau chàng thanh tra thám tử mới lớn tiếng hỏi:
- Anh Năm có đấy không?
Trúc Tâm ra lệnh “Khởi sự đi anh Năm!”
Thế là chưa đầy hai phút sau, một tiếng nổ từ tầng ba vọng xuống...Trúc Tâm hỏi mọi người:
- Quý vị có thấy gì không?
Mọi người cùng đáp: Có tiếng súng nổ đúng như đêm xảy ra án mạng.
Trúc Tâm mỉm cười rồi đúng lúc Phan Vỹ cũng đứng lên thì Trúc Tâm cũng đã áp tới, rút khóa tay, còng ngay hắn lại. Và Trúc Tâm cắt nghĩa.
Phan Vĩ giết ông Phan Viên không ngoài ý muốn chiếm đoạt gia tài vì ông Phan Viên không có con cái chi hết. Tên cháu bất lương này có lẽ đã tính toán rất lâu ... Mà không chừng, hắn đã tập diễn thử và thấy mọi lớp lang sắp đặt đều hoàn toàn đúng nhịp. .. Chai Bisquit, hắn cũng đã để sẵn từ trước, chai gần cạn thì là một cái cớ cho hắn đi ra ngoài, còn chai đầy hắn để sẵn giấu trong chiếc giỏ đựng đầy giấy, bên phòng làm việc cạnh đấy.
Nghe tới đoạn này, ông Ba Cự nói:
- A, tôi nhớ ra rồi, hai cuống vé coi hát hồi chiều hôm ấy, tôi có vứt vào giỏ đựng giấy, khi ngồi tính toán công chuyện với ông Phan Viên ...
Trúc Tâm mỉm cười, nói tiếp:
- Chính nhờ có cuống vé coi hát dính ở dưới trôn chai rượu mà tôi biết được rõ rệt vụ này ... Khi nói đi lấy rượu thì Phan Vỹ đã đi nhanh lên trên lầu, hắn bắn chết Phan Viên, rồi hắn đặt một chiếc pháo vào trong một chiếc lư đồng lớn, bày trên tủ chè, châm ngòi đốt. Nhanh nhẹn, Phan Vỹ trở xuống dưới nhà lấy chai rượu đầy, mở cửa vào phòng khách. .. Vì lần trước cửa đóng nên không ai nghe thấy. Tiếng pháo nổ mọi người cùng nghe vì hung phạm đã khôn ngoan mở rộng cửa lúc bước vào trong... Tất cả kế hoạch của Phan Vỹ chỉ nhằm một mục đích làm sao cho mọi người tưởng ông Phan Viên bị bắn khi hắn lại có mặt ở đây!
(Phạm Cao Củng, Chiếc tất nhuộm bùn, NXB Công an nhân dân, 2018)
Chú thích:
Phạm Cao Củng (1943- 2013) là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nổi tiếng của Việt Nam trước năm 1945. Ông được xem là “vua truyện trinh thám Việt Nam” và cũng được coi là người viết truyện trinh thám đầu tiên ở Việt Nam.
Thực hiện các yêu cầu sau từ 1 đến 5:
Câu 1. Xác định ngôi kể và vụ án được kể trong tác phẩm.
Câu 2. Chỉ ra một số chi tiết thể hiện manh mối quan trọng của vụ án.
Câu 3. Nhân vật Phan Vỹ được tác giả khắc họa là người như thế nào?
Câu 4. Phân tích cấu trúc của câu ghép sau và cho biết mối quan hệ giữa các vế là quan hệ gì: “ Trúc Tâm mỉm cười rồi đúng lúc Phan Vỹ cũng đứng lên thì Trúc Tâm cũng đã áp tới, rút khóa tay, còng ngay hắn lại.”
Câu 5. Nếu được làm vị quan tòa, em sẽ tuyên phạt ông Phan Vỹ với mức án nào? Vì sao?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 6. (4.0 điểm)
“Lòng tham khiến con người trở nên mù quáng và ngu ngốc, và khiến họ trở thành con mồi dễ dàng cho cái chết.” – Rumi.
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về lòng tham của con người.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
| 1 | - Ngôi kể: ngôi thứ 3. - Vụ án được kể lại: Vụ án về cái chết của ông Phạm Viên. | 1,0 |
2 | Một số chi tiết thể hiện thể hiện manh mối trong quá trình điều tra vụ án: - Cuống vé coi hát dính ở dưới trôn chai rượu. - Khảo sát về chai rượu và pháo. - Kẻ được lợi nhất trong cái chết của ông Phạm Viên | 1,0 | |
3 | Tác giả đã khắc họa Phan Vỹ: - Là kẻ tham lam: Mục đích giết ông Phạm Viên là để cướp tài sản. - Là kẻ độc ác, tàn nhẫn: Mưu mô giết người để cướp của. - Anh ta là kẻ ranh mãnh, có khả năng lên kế hoạch rất bài bản. | 1,0 | |
4 | · “ Trúc Tâm mỉm cười rồi đúng lúc Phan Vỹ cũng đứng lên thì Trúc Tâm cũng đã áp tới, rút khóa tay, còng ngay hắn lại.” + Vế 1: Trúc Tâm /mỉm cười CN1 VN1 +Vế 2: Phan Vỹ/ cũng đứng lên CN2 VN2 + Vế 3: Trúc Tâm/ cũng đã áp tới, rút khóa tay, còng ngay hắn lại CN3 VN3 · Mối quan hệ giữa các vế là quan hệ đồng thời ( vế 1, 2) , quan hệ tiếp diễn ( vế 1,2 và 3) | 1,0 | |
5 | Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể bày tỏ quan điểm của mình và lí giải hợp lí. Dưới đây là một số gợi ý: - TH 1: Sẽ phạt Phan Vỹ với hình phạt nặng nhất: Tử hình. Vì:+ Kẻ ác phải đền tội. + Như thế mới có sức răn đe với những người khác. - TH 2: Sẽ phạt tù chung thân (suốt đời còn lại) Vi: + Vì như vậy cũng là bắt kẻ có tội phải chịu hình phạt nặng. + Cũng là cách để tội phạm có thời gian để ăn năn, hối cải về việc làm của mình. + Thể hiện sự khoan hồng, độ lượng khi kẻ có tội biết ăn năn. | 2,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| 6 | “Lòng tham khiến con người trở nên mù quáng và ngu ngốc, và khiến họ trở thành con mồi dễ dàng cho cái chết.” – Rumi. Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về lòng tham của con người. | 4,0 |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Lòng tham của con người. | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: - Xác định được các ý chính của bài viết - Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận. * Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận: Lòng tham khiến con người trở nên mù quáng và ngu ngốc, và khiến họ trở thành con mồi dễ dàng cho cái chết.” (Rumi). Chúng ta có thể thấy lòng tham như “con quỷ” ăn mòn tâm trí con người, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. * Triển khai vấn đề cần nghị luận: - Giải thích – Biểu hiện: + Lòng tham là sự khát khao vượt mức bình thường về một điều gì đó: tiền bạc, của cải, địa vị, quyền lực,... - Tác hại của lòng tham: + Lòng tham khiến con người trở nên mù mịt, mộng mị, mê muội không nhìn thấy tác hại của những hành động mình đang làm. + Lòng tham sẽ ăn mòn dần tâm trí của con người, khiến họ không thể phân biệt được đúng sai, khiến họ có những hành động đi trái lại với lương tâm, đạo đức, thậm chí là trái với pháp luật để trục lợi về bản thân mình. + Lòng tham còn khiến bản thân mỗi người rơi vào vòng xoáy của tội lỗi, vào những vũng bùn của xã hội khó có thể quay đầu, khó có được lòng tin, sự tín nhiệm của người khác, lâu dần dẫn đến việc bị cô lập, cuộc sống tụt dốc và bị đào thải. ... (HS tự lấy dẫn chứng về những con người có lòng tham lam vô độ và nhận hậu quả để minh họa.) * Ý kiến trái chiều: Còn một bộ phận bạn trẻ sống tự do, buông thả, không biết kìm hãm nhu cầu của bản thân mà luôn đòi hỏi mọi người xung quanh đáp ứng. *Giải pháp cho vấn đề: Vậy cần làm gì để xóa bỏ lòng tham trong mỗi chúng ta? - Sống tránh xa sự tranh giành đua đòi. - Biết kìm hãm những nhu cầu của cá nhân. - Hãy tự biết phấn đấu để đạt được thành tích và công trạng xứng đáng. - Hướng đến rèn luyện lối sống lành mạnh, tích cực, lan tỏa tình yêu thương, sẻ chia đến mọi người xung quanh. ... * Khẳng định ý nghĩa, vai trò của việc kìm hãm, xóa bỏ lòng tham trong mỗi con người. | 1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 1,5 | ||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn có đáp án - đề 1
PHÒNG GD&ĐT | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024-2025 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm: 02 trang, 07 câu) |
I, ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN (Nguyễn Việt Chiến)
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không.
(Trại viết Văn nghệ Quân đội, Hạ Long 4-2009.)
Câu 1 (0,5 đ): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2 (0,5 đ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3 (1đ): Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng?
Câu 4 (1 đ): Em hiểu như thế nào về câu thơ: "Các con nằm thao thức phía Trường Sơn”?
Câu 5 (1 đ): Từ đoạn thơ trên, em thấy mình cần có trách nhiệm gì với biển đảo quê hương?
II, PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2 đ): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không.
Câu 2 (4 đ): Rác thải nhựa trong trường học và các gia đình là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề này.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2024-2025
MÔN THI : NGỮ VĂN 9
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I.ĐỌC HIỂU |
|
| |
| 1 | Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là: Biểu cảm. | 0,5 |
| 2 | Nội dung chính của đoạn thơ là: Sự trăn trở và lo lắng về tình hình biển đảo quê hương đang bị đe dọa. | 0,5 |
| 3 | Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Phép điệp từ, so sánh. + Điệp từ: Nếu, Tổ quốc, biển. + Điệp cấu trúc: “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển” + So sánh: Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn. →Tác dụng: Làm cho câu thơ sinh động và hấp dẫn hơn, đồng thời thể hiện nỗi trăn trở khi nhớ về Tổ quốc... | 0,5
0,5 |
| 4 | “Các con nằm thao thức phía Trường Sơn” có nghĩa là người dân Việt Nam luôn hướng về biển đảo quê hương, luôn thao thức, trăn trở, lo lắng khi thấy biển đảo bị đe dọa. | 1,0 |
| 5 | Từ đoạn thơ trên, em thấy mình cần có trách nhiệm với biển đảo quê hương như sau: + Có những hành động như tuyên truyền hay tham gia các buổi ngoại khóa về bảo vệ biển đảo Tổ quốc quê hương. + Luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần. + Khi phát hiện những người có hành động nói xấu, phá hoại hay phản quốc cần khuyên nhủ hay báo cáo với chính quyền nếu người đó không hợp tác.... |
0,25
0,5
0,25
|
II.LÀM VĂN
| 1 | Viết đoạn văn nghị luận văn học. |
|
|
| a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận văn học có đầy đủ ba phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. | 0,25 |
|
| b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về đoạn thơ. |
|
|
| Viết được đoạn văn theo yêu cầu. Cảm nhận về đoạn thơ qua các chi tiết: - Hai câu thơ “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng” có thể xem là hay nhất trong bài thơ khiến người đọc rưng rưng... Mấy câu thơ ấy là câu hỏi lớn khi đất nước lâm nguy thì làm sao những người yêu nước lại có thể bình lặng được. - Hình ảnh "sóng" trong câu 3: Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa không dừng lại ở nghĩa đen với những lớp sóng trào dâng cuồn cuộn trên đại dương, ý nghĩa của động từ "đè" đã đưa đến tầng nghĩa ẩn dụ với những liên tưởng về sự đe doạ, xâm lấn của kẻ thù từ thời này sang thời khác, hàng ngàn năm nay, hình ảnh gợi nỗi căm giận về dã tâm của kẻ thù luôn muốn xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta. - Hình ảnh "sóng" trong câu 4 : Trong hồn người có ngọn sóng nào không? mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ những xúc cảm công dân trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt, đó là lòng yêu nước, căm thù giặc, là ý chí kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm... Câu hỏi: Trong hồn người có ngọn sóng nào không? cũng gieo vào lòng người những suy ngẫm sâu xa, chua xót về hiện tượng sống vô cảm của một bộ phận công dân thời hiện đại với vận mệnh Tổ quốc! Qua đó thể hiện lòng yêu Tổ quốc của tác giả.. |
0.75
0,5
0.5
|
|
| c. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. |
|
|
| d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
|
| 2. | Viết bài văn nghị luận xã hội |
|
|
| a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài | 0,25 |
|
| b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. |
|
|
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm : Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo các hướng sau: |
|
|
| I. Mở bài -Dẫn dắt vào vấn đề. - Nêu vấn đề cần giải quyết: Rác thải nhựa trong trường học và các gia đình là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. | 0,5 |
|
| II. Thân bài | 2,5 |
|
| 1. Giải thích vấn đề Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần... 2. Thực trạng: - Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế. Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đại dương. - Trong các trường học: Rác thải nhựa bị vứt lung tung từ trong lớp học, dưới ngăn bàn, vườn trường, cổng trường. - Trong các gia đình: Mỗi ngày mỗi gia đình thải ra rất nhiều rác thải nhựa, lẫn vào các loại rác thải khác. HS có thể đưa ra nhiều biểu hiện khác … 3. Nguyên nhân: - Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách. - Quản lý lỏng lẻo: Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh. - Sản xuất và tiêu dùng tràn lan: Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế. 4. Hậu quả: - Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học. - Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết... - Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác. 5. Giải pháp * Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa: - Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa. - Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin. -> Nâng cao nhận thức là bước đầu tiên và quan trọng nhất để thay đổi hành vi. Khi hiểu rõ tác hại của rác thải nhựa, mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc giảm thiểu sử dụng và thải bỏ chúng. - Dẫn chứng: Trường THCS Lý Tự Trọng (Hà Nội) đã tổ chức thành công cuộc thi "Sáng tạo sản phẩm từ rác thải nhựa" thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, góp phần nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động bảo vệ môi trường. * Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần: - Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần. -Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi làm, đi chợ. - Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox. -> Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần là cách trực tiếp và hiệu quả nhất để giảm thiểu rác thải nhựa. - Dẫn chứng: Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi thực hiện chiến dịch "Nói không với túi nilon" trong các siêu thị và chợ truyền thống, lượng túi nilon sử dụng đã giảm đáng kể. * Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa: - Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm. - Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập. - Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức. ->Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa giúp giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. - Dẫn chứng: Công ty Coca-Cola đã cam kết đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế tương đương với số lượng bao bì mà họ bán ra trên toàn cầu. * Trồng cây xanh: - Tham gia các hoạt động trồng cây xanh trong trường học, khu dân cư. - Chăm sóc cây xanh để chúng phát triển tốt, hấp thụ khí CO2 và thải ra O2, góp phần làm sạch không khí và giảm hiệu ứng nhà kính. ->Trồng cây xanh không chỉ giúp cải thiện môi trường sống mà còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa thông qua việc hấp thụ CO2, một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và thúc đẩy sản xuất nhựa. - Dẫn chứng: Theo nghiên cứu của NASA, cây xanh có thể hấp thụ đến 22kg CO2 mỗi năm. * Xử lí nghiệm các hành vi vi phạm vấn đề rác thải nhựa. | 0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
|
|
| III. Kết bài - Giảm thiểu rác thải nhựa không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là của toàn xã hội. - Liên hệ bản thân, kêu gọi mọi người. | 0,5 |
|
| d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, thể hiện dấu ấn cá nhân. | 0,25 |
|
| e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,25 |
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn có đáp án - đề 2
UBND TP….. TRƯỜNG THCS …… | ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Ngữ văn 9 - Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm: 7 câu, 02 trang) |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
HƠI ẤM Ổ RƠM
(Nguyễn Duy)
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò.
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
(In trong tập Cát trắng. NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0.5 Điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 5 (1,0 điểm): Bài học sâu sắc nhất em nhận được qua bài thơ trên là gì?
II. VIẾT(6,0 điểm):
Câu 1. (2,0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy.
Câu 2. (4,0 điểm):
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và trong các gia đình?”
Đáp án xem trong file tải về.
Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 9 Cánh Diều
TT | Kĩ năng | Nội dung kiến thức/ Đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||
|
|
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
|
1 | Đọc | -Truyện truyền kì, truyện trinh thám - Thơ tự do, thơ tám chữ | 2 | 2 | 1 | 40 |
2 |
Viết | Viết đoạn văn nghị luận ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do, thơ tám chữ. | 1* | 1* | 1* | 20 |
|
| Viết bài văn NLXH về một vấn đề cần giải quyết ( con người trong mối quan hệ với tự nhiên) | 1* | 1* | 1* | 40 |
Tổng | 20% | 40% | 40% | 100 | ||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Snow White
- Ngày:
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều
79,7 KB 28/11/2024 4:06:00 CHTham khảo thêm
Top 5 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 9 2025 mới nhất
Đề thi Tiếng Anh lớp 9 học kì 2 (Có ma trận, đáp án)
Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Bộ đề luyện thi học kì 2 tiếng Anh 9 sách mới
(Mới) Đề thi giữa học kì 2 Địa lí 9 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Top 10 Đề thi Lịch sử lớp 9 học kì 2 có đáp án 2024
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Ngữ văn
- Đề đọc hiểu
- Giữa học kì 1
- Cuối học kì 1
- Giữa học kì 2
- Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 9 sách Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Ngữ văn 9 sách Cánh diều
- Cuối học kì 2
- Toán
- KHTN
- Giữa học kì 1
- Cuối học kì 1
- Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa học 9 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Hóa học 9 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
- Bộ đề kiểm tra Hóa học 9 kì 1
- Đề cương ôn tập cuối kì 1 Vật lí 9 Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 9 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh có đáp án
- Giữa học kì 2
- Đề cương ôn tập KHTN
- Bộ đề thi giữa kì 2
- Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 9
- Đề thi giữa kì 2 Khoa Học Tự Nhiên 9 sách mới
- Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 lớp 9 sách Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên KNTT theo CV 7991
- Cuối học kì 2
- Công nghệ
- Tiếng Anh
- Tin học
- Lịch sử Địa lí
- Giữa học kì 1
- Cuối học kì 1
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Đề thi học kì 1 Lịch sử 9 Cánh diều
- Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9 Kết nối tri thức
- Đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 9
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 9 Cánh diều
- Đề thi cuối kì 1 Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Giữa học kì 2
- Cuối học kì 2
- HĐTN
- GDCD
- GD Địa phương
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 9
2 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
Đề thi học sinh giỏi Lịch sử 9 2024-2025
Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 9 Kết nối tri thức
Đề thi Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo giữa kì 1
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức có đáp án