Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh Diều

Đề thi Công nghệ 9 cuối học kì 2 sách Cánh Diều

Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 9 Cánh Diều - Đề thi cuối học kì 2 môn Công nghệ 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết là đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm bộ sách Cánh Diều. Đề thi cuối học kì 2 Công nghệ 9 Cánh Diều bao gồm đầy đủ ma trận đề thi chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh cũng như các thầy cô giáo trong môn Công nghệ 9 chương trình giáo dục phổ thông mới.

Lưu ý: Đề thi chỉ có ma trận, không kèm theo đáp án chi tiết.

Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm

A.TRẮC NGHIỆM( 7,0 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau.

Câu 1. Trong thực phẩm, chất dinh dưỡng nào sau đây sinh năng lượng?

A. Vitamin.

B. Khoáng chất.

C. Nước.

D. Protein.

Câu 2. Vitamin D chủ yếu được cung cấp thông qua:

A. Thức ăn.

B. Nước.

C. Không khí.

D. Ánh sáng mặt trời.

Câu 3. Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm trước chế biến bị hao hụt, biến đổi thành những chất có hại cho con người, chủ yếu là do:

A. Vi sinh vật và hoạt động sinh lí, sinh hóa, trao đổi chất của thực phẩm.

B. Được bảo quản ở nhiệt độ thường.

C. Những thay đổi của thời tiết, nhiệt độ của môi trường tự nhiên.

D. Đặt thực phẩm ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời.

Câu 4. Lưu ý nào không đúng khi bảo quản lạnh thực phẩm?

A. Trước khi đưa thực phẩm vào bảo quản lạnh, cần chia nhỏ từng phần vừa đủ cho một lần sử dụng.

B. Không nên đặt các loại thực phẩm khác nhau vào cùng một hộp.

C. Trước khi đưa thực phẩm vào bảo quản lạnh, cần để ráo nước hoặc thấm khô.

D. Ngâm, rửa thịt cá sau khi cắt, thái.

Câu 5. Nhóm các loại hạt đậu đỗ và có dầu có vai trò:

A. nguồn cấp chất đạm và dầu thực vật.

B. nguồn cung cấp chất đạm động vật và calcium.

C. nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và vitamin nhóm B.

D. nguồn cung cấp chất đạm, chất béo động vật, đặc biệt các amino acid.

Câu 6. Khi lựa chọn cá hồi tươi, điều quan trọng nhất cần chú ý là

A. màu sắc của thịt cá. B. độ ẩm và sự tươi mới của thịt cá.

C. độ đàn hồi của thịt cá. D. mùi hương tự nhiên của cá.

Câu 7. Bếp quá nhỏ hẹp, không thông khí, không có hút mùi có mức độ nguy hiểm như thế nào?

A. Nguy cơ mắc ung thư khi hít phải nhiều hơi dầu, mỡ đun nóng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.

B. Thiếu trao đổi khí; không khí chứa chất độc có thể xâm nhập qua mắt làm cản trở tầm nhìn, qua hệ hô hấp gây tổn thương phổi và các cơ quan khác.

C. Gây tai nạn cho người trong phạm vi nổ do tốc độ phản ứng nhanh tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ cao và áp lực lớn.

D. Tổn thương cơ thể như bỏng, cháy xém, co cơ, co giật, liệt cơ, tê liệt hô hấp, tim mạch khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm lâu dài.

Câu 8. Có bao nhiêu nguồn chứa mối nguy sinh học trong các nguồn sau?

(1) Trong đất; (2) Trong nước;

(3) Trong không khí; (4) Thực phẩm chưa nấu kĩ;

(5) Trong và trên cơ thể người; (6) Trong chất thải của người, vật nuôi;

(7)Trong vật dụng nhà bếp (khăn lau, máy xay, thớt, dao,...).

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 9. Biện pháp nào sau đây có thể tiêu diệt hầu hết vi khuẩn gây bệnh?

A. Sử dụng nhiệt độ cao (nấu ở nhiệt độ sôi).

B. Sử dụng nhiệt độ từ –12 đến 0℃.

C. Sử dụng nhiệt độ từ 0 đến 4℃.

D. Sử dụng nhiệt độ từ 4 đến 60℃.

Câu 10. Phương pháp chế biến thực phẩm nào sử dụng nước nóng?

A. Luộc.

B. Hấp.

C. Nướng.

D. Rang.

Câu 11. Khi chế biến thực phẩm bằng phương pháp luộc cần:

A. chú ý giữ lửa thật đều trong khi đun, thời gian đun phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu.

B. cho thực phẩm vào nước lạnh và đun lửa nhỏ, thời gian đun phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu.

C. lật hoặc đảo thực phẩm để mặt ngoài có màu vàng nâu, giòn và chín đều.

D. bổ sung nguyên liệu phụ đã sơ chế, gia vị và đảo tới khi sản phẩm chín, thơm, vị vừa ăn.

Câu 12. Phương pháp chế biến thực phẩm nào sử dụng hơi nước nóng?

A. Nướng.

B. Kho.

C. Hấp.

D. Xào.

Câu 13. Khi sơ chế món thịt heo (lợn) nướng cần ướp thịt trong khoảng thời gian bao lâu?

A. 5 – 10 phút.

B. 20 – 40 phút.

C. 30 – 60 phút.

D. 10 – 30 phút.

Câu 14. Muốn làm cơm rang ngon thì nên dùng loại cơm nào?

A. Cơm nóng. B. Cơm nguội.

C. Cơm nát. D. Cơm dẻo.

Câu 15. Khi chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng cần:

A. cho thực phẩm vào chiên trong dầu hoặc mỡ nóng già.

B. cho thực phẩm vào chiên trước khi dầu hoặc mỡ nóng.

C. chờ dầu hoặc mỡ lên nhiệt độ cao nhất mới cho thực phẩm vào.

D. cho thực phẩm vẫn còn lạnh vào trong dầu hoặc mỡ chiên.

Câu 16. Làm thế nào để rau cải được xanh khi chế biến món canh rau cải nấu thịt?

A. Cần phải thả rau cải vào lúc nước đã sôi, đảo đều và mở vung.

B. Cần phải thả rau cải khi mới bắt đầu đun nước và mở vung.

C. Sử dụng nước lạnh khi chế biến món canh rau cải nấu thịt.

D. Thêm muối vào khi nước sôi để rau cải vẫn giữ được màu xanh.

Câu 17. Nguyên liệu gồm: mực, súp lơ xanh, hành tây, cà rốt, tỏi. Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây phù hợp nhất đối với các nguyên liệu trên?

A. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng nước nóng.

B. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng.

C. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng.

D. Phương pháp chế biến thực phẩm bằng không khí nóng.

Câu 18. Việc khứa (khía) nhẹ trên bề mặt cá khi sơ chế trước khi ướp nhằm mục đích gì?

A. Làm cho cá chín đều hơn.

B. Tăng sự thấm gia vị vào thịt cá.

C. Làm cho cá giữ được hình dạng khi chế biến.

D. Ngăn cho vi khuẩn phát triển trên bề mặt cá.

Câu 19. Món gỏi ngó sen tôm thịt được chế biến bằng phương pháp nào?

A. Trộn.

B. Nấu.

C. Luộc.

D. Lên men lactic.

Câu 20. Quy trình thực hiện của phương pháp chế biến món lên men lactic là:

A. Trình bày → Chế biến → Sơ chế. B. Chế biến → Trình bày → Sơ chế.

C. Sơ chế → Chế biến → Trình bày. D. Chế biến → Sơ chế → Trình bày.

Câu 21. Món dưa cải muối chua cần để lên men tự nhiên tối thiểu bao nhiêu ngày để đạt được trạng thái tốt nhất?

A. 1 ngày.

B. 2 – 3 ngày.

C. 5 – 7 ngày.

D. 7 – 10 ngày.

Câu 22. Khi sơ chế các nguyên liệu dùng làm món trộn cần ngâm với:

A. nước muối loãng hoặc ướp muối.

B. dung dịch base hoặc acid loãng.

C. thuốc tím pha loãng hoặc oxy già.

D. acetone hoặc thuốc tím pha loãng.

Câu 23. Vi khuẩn lên men lactic là loại vi khuẩn nào?

A. Vi khuẩn chịu nhiệt. B. Vi khuẩn chịu mặn.

C. Vi khuẩn chịu acid cao. D. Vi khuẩn chịu base cao.

Câu 24. Những món nào sau đây được chế biến bằng phương pháp trộn?

A. Xà lách trộn dầu giấm, sữa chua.

B. Củ kiệu ngâm giấm đường, gỏi hoa chuối.

C. Xà lách trộn dầu giấm, củ cải muối chua.

D. Xà lách trộn dầu giấm, gỏi ngó sen.

Câu 25. Công việc chia sẻ hình ảnh, clip cảm nhận của bản thân về chất lượng món ăn đã dùng thử, địa điểm, không gian, thái độ của nhân viên phục vụ tại cơ sở đó thuộc ngành nghề nào?

A. Hướng dẫn viên ẩm thực. B. Nhà đánh giá ẩm thực.

C. Nhà phê bình ẩm thực. D. Vlogger, Youtuber ẩm thực.

Câu 26. Công việc của bồi bàn và nhân viên pha chế đó là:

A. lên kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị và nấu món ăn theo công thức hoặc dưới sự giám sát của bếp trưởng.

B. đánh giá, lập kế hoạch, thực hiện chương trình dinh dưỡng để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.

C. phục vụ thức ăn, đồ uống ở những điều điểm kinh doanh ăn uống, câu lạc bộ, căn tin, trên tàu thủy, tàu hỏa chở khách hoặc những nơi ăn uống khác.

D. tạo ra thực đơn, chuẩn bị và trình bày món ăn giúp tăng tính nghệ thuật, sự hấp dẫn và giá trị của món ăn.

Câu 27. Phẩm chất nào sau đây không đúng trong yêu cầu đối với người làm nghề liên quan đến chế biến thực phẩm?

A. Yêu thích công việc, có tinh thần trách nhiệm.

B. Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

C. Làm việc trung thực, khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.

D. Có ý thức đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 28. Để trở thành một nhà chuyên môn về dinh dưỡng cần những tiêu chí nào?

(1) Xây dựng được thực đơn cho một bữa ăn với số lượng người nhất định.

(2) Sử dụng thành thạo dụng cụ và thiết bị chế biến thực phẩm trong gia đình.

(3) Tính toán được khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng cho các đối tượng có độ tuổi và công việc lao động khác nhau.

(4) Chăm chỉ, cẩn thận, chịu khó.

(5) Có khả năng truyền đạt, hướng dẫn, biểu diễn, thể hiện trước đám đông.

A. (1), (3), (4), (5).

B. (1), (2), (3), (5).

C. (2), (3), (4), (5).

D. (1), (2), (3), (4).

B. TỰ LUẬN( 3,0 điểm)

Câu 1.( 1,0điểm) Bạn A có khả năng sáng tạo trong chế biến món ăn, có mắt thẩm mỹ tốt và nhạy cảm với mùi, vị trong món ăn. Không những thế, bạn A còn rất chăm chỉ, sạch sẽ, cẩn thận và chịu khó; có khả năng truyền đạt, hướng dẫn, biểu diễn, thể hiện trước đám đông. Khi có thời gian rảnh, bạn A thường thích chế biến và sáng tạo món ăn, chia sẻ và tư vấn cho người khác về dinh dưỡng. Đồng thời, A cũng rất quan tâm đến mối quan hệ giữa thực phẩm và sức khỏe khi lựa chọn mua, bảo quản và chế biến thực phẩm. Với những khả năng và sở thích trên, bạn A có thể làm công việc gì trong những ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm?

(1) Nhà chuyên môn về dinh dưỡng.

(2) Kĩ sư công nghệ chế biến.

(3) Nhà chuyên môn về giảng dạy.

(4) Nhân viên về nghệ thuật, văn hóa và ẩm thực.

(5) Đầu bếp.

(6) Nhân viên pha chế.

(7) Bồi bàn.

Câu 2.(2,0 điểm) Mẹ đi chợ mua các nguyên liệu để nấu cho bữa trưa như sau: thịt gà ta, thịt heo xay, rau ngót, rau dền, đậu cove (đậu que), dưa lưới. Em hãy dùng các nguyên liệu trên để chế biến thành những món ăn cho bữa ăn trưa cho gia đình em?

Ma trận đề thi cuối HK2 Công nghệ 9 Cánh Diều

TT

Chương/chủ đề

Bài học

CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

TỔNG SỐ CÂU

% tổng điểm

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG CAO

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

Thời gian (phút)

1

Chủ đề 1: Chất dinh dưỡng và an toàn trong chế biến thực phẩm.

Bài 1. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thực phẩm

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5%

Bài 2. Bảo quản chất dinh dưỡng trong thực phẩm

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5%

Bài 3. Lựa chọn thực phầm

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5%

Bài 4. Tính chi phí bữa ăn

Bài 5. An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

1

0,75

1

0,75

2,5%

Bài 6. An toàn vệ sinh thực phẩm

2

3,0

2

3,0

5%

2

Chủ đề 2: Thực hành chế biến thực phẩm

Bài 7. Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

6

4,5

3

4,5

1

7,0

9

1

16

42,5%

Bài 8. Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

4

3,0

2

3,0

6

6,0

15%

3

Chủ đề 3: Ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

Bài 9. Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

2

1,5

2

3,0

1

8,0

4

1

12,5

20%

Tổng

16

12’

12

18’

1

7

1

8

28

2

45’

100%

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

Bản đặc tả mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 82
Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Cánh Diều
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng