Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Tải về

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức 2025 - Tổng hợp mẫu đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây là các đề thi Văn lớp 9 giữa học kì 2 có đáp án chi tiết kèm theo khung ma trận đề thi sẽ giúp các em có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 9.

Nội dung bộ đề thi giữa kì 2 Văn 9 KNTT

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn có đáp án được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm 11 đề thi. Trong đó 1 đề có đầy đủ cả ma trận và bản đặc tả cùng với 10 đề ôn luyện có đáp án theo đúng cấu trúc đề thi môn Ngữ văn 9 chương trình mới bộ Kết nối tri thức. Nội dung bài viết chỉ hiển thị 1 phần của bộ đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 9 KNTT. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 ngữ liệu ngoài SGK

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

SÁU KẺ TÌNH NGHI

(Phạm Cao Củng)

Tóm lược đoạn đầu: Tất cả sáu người tham dự bữa tiệc ở nhà ông Phạm Viên, giám đốc hãng xuất nhập khẩu khi ông ấy bị ám sát đang chờ gặp thanh tra Trúc Tâm vì thanh tra đã tìm ra manh mối vụ Phạm Viên. Thanh tra tóm tắt mối quan hệ của 6 người với chủ nhà Phạm Viên: Huyện Lý là một người bạn cũ từ thời cắp sách đi học của ông Phạm Viên, còn ông Dương Ba thì là người vẫn thường giao dịch buôn bán với nạn nhân cũng đã tới non chục năm nay. Còn ông Phan Vỹ thì lại là cháu của Phạm Viên. Thường thường mỗi khi ở dưới tỉnh lên có công chuyện gì thì ông vẫn thường lưu lại ở nhà chú ông, như nhiều người đều biết. Ông Sen thì tuy giữ chức trưởng văn phòng trong hãng xuất nhập khẩu nhưng có thể cũng là thư ký riêng của Phạm Viên. Ông bà Ba đây thì ai ai cũng biết là người đại diện cho hãng tại Hương Cảng. Ông bà mới về chơi thăm quê, nên tiện dịp, ông Phạm Viên mới mời ông bà lại ăn cơm tối. Ai cũng cố chứng minh mình không phải là thủ phạm. Thanh tra Trúc Tâm tường thuật lại việc xảy ra trong đêm ấy: “Sau khi mọi người ăn uống xong xuôi, thì ông Phạm Viên xin lỗi mọi người trở về phòng riêng, vì ông hơi mệt mỏi và nói với mọi người cứ tự nhiên, không chừng tôi sẽ trở lại. Đã 11 giờ 15, ông Phan Vỹ nói: “Có ai dùng Bisquit không? Để tôi đi rót vài ly, chai Bisquit còn lại chỉ còn vừa rót đầy hai ly thôi.” Phan Vỹ đi xuống nhà dưới để lấy chai khác lên uống... và vừa toan bước vào, thì có tiếng súng nổ ở phía trên lầu ba, tức là nơi phòng riêng của ông Phạm Viên... mọi người cùng nhau chạy lên trên lầu, và thấy cửa phòng ông Phạm Viên mở hé, chiếc tủ bị lục tung còn chính chủ nhân thì nằm sóng sượt trên chiếc ghế xích-đu, ngực bị trúng một viên đạn súng lục cỡ 6,35 xuyên thủng phổi, nên đã chết tự lúc nào... Cuộc điều tra cho biết: hung thủ hạ sát ông Phạm Viên có lấy được số bạc chừng 7, 8 ngàn đồng mà ông bỏ trong hộc tủ...”

Nhìn khắp mọi người một lượt, Trúc Tâm lại thong thả tiếp:

- Theo lệ thường, trong các cuộc điều tra, trước hết chúng tôi cần biết: kẻ nào sẽ được lợi sau khi Phạm Viên chết đi. Nhưng đối với tất cả 6 vị ở đây, tôi đều thấy ai ai cũng có thể có duyên cớ hợp lý để... hạ sát Phạm Viên hoặc là cầu lợi, hoặc là trả một mối thù riêng, mà họ đã giữ kín từ lâu nay...

Thấy cử tọa có vài người muốn nói, Trúc Tâm giơ tay cản lại, mà tiếp luôn:

Những điều tôi nói đây đều có chứng cớ xác thực, vậy xin bất tất ai phải chối cãi làm gì... Riêng có điều: khi tiếng súng nổ, kết liễu đời Phạm Viên, thì tất cả 6 quý vị ở đây, đều có mặt trong phòng khách cả, vậy lý đương nhiên, không một ai có thể nhúng tay vào vụ ám sát này...

Nghe Trúc Tâm nói tới đây, mọi người như trút được gánh nặng, thở phào khoan khoái... Ngưng lại ít phút, Trúc Tâm lại nhìn mọi người mà hỏi:

- Trong quý vị đây, mấy bữa trước có ai đi xem chiếu bóng hay tuồng kịch gì không? Ông Ba Cự đáp:

- Tôi và nhà tôi mấy bữa trước có đi coi gánh Hoàng Thanh diễn vở Huyền Châu Nữ...

Vừa nói, ông Ba Cự vừa sờ vào túi, như có ý định tìm hai cuống vé vào cửa, nhưng ông bỗng lắc đầu:

- Quái, tôi nhớ lúc tôi móc túi lấy gói thuốc hút, còn thấy hai cuống vé trong túi, không hiểu tôi lại vứt đâu lúc nào rồi...

Trúc Tâm mỉm cười, nói:

- Cái đó không sao... Bây giờ, tôi chỉ xin quý vị hãy chú ý lắng nghe tôi nói... Tuy tuyên bố như vậy, nhưng Trúc Tâm chỉ vén tay áo coi giờ, rồi ngồi lặng thinh, như chờ đợi cái gì, chứ chưa nói năng chi hết. Khoảng năm phút sau, chàng thanh tra thám tử mới lớn tiếng hỏi:

Anh Năm có đấy không?

Trúc Tâm ra lệnh: “Khởi sự đi anh Năm!”

Thế là chưa đầy hai phút sau, một tiếng nổ rền từ lầu ba vọng xuống... Trúc Tâm hỏi mọi người:

Quý vị có nghe thấy gì không?

Mọi người cùng đáp: Có tiếng súng nổ, đúng như đêm xảy ra án mạng.

Trúc Tâm mỉm cười, rồi đúng lúc Phan Vỹ vùng đứng lên thì Trúc Tâm cũng đã áp tới, rút khóa tay, còng ngay hắn lại. Và Trúc Tâm cắt nghĩa:

Phan Vỹ giết ông Phạm Viên không ngoài ý muốn sang đoạt gia tài, vì ông Phạm Viên không có con cái chi hết. Tên cháu bất lương này có lẽ đã tính toán từ lâu... Mà không chừng, hắn đã tập diễn thử và thấy mọi lớp lang sắp đặt đều hoàn toàn đúng nhịp... Chai Bisquit, hắn cũng đã để sẵn từ trước, chai gần cạn thì là một cái cớ cho hắn đi ra ngoài, còn chai đầy hắn để sẵn giấu trong chiếc giỏ đựng đầy giấy, bên phòng làm việc bên cạnh đấy.

Nghe tới đoạn này, ông Ba Cự nói:

- A, tôi nhớ ra rồi, hai cuống vé coi hát, hồi chiều hôm ấy, tôi có vứt vào giỏ đựng giấy, khi ngồi tính toán công chuyện với ông Phạm Viên...

Trúc Tâm mỉm cười nói tiếp:

- Chính nhờ có cuống vé coi hát, dính ở dưới trôn chai rượu mà tôi biết được rõ rệt vụ này... Khi nói đi lấy rượu thì Phan Vỹ đã lên nhanh trên lầu, bắn chết Phạm Viên, rồi hắn đặt một chiếc pháo vào trong một chiếc lư đồng lớn, bày trên tủ chè, châm ngòi đốt. Nhanh nhẹn, Phan Vỹ trở xuống dưới nhà, lấy chai rượu đầy, mở cửa vào phòng khách... Vì lần trước cửa đóng nên không ai nghe thấy tiếng súng nổ, còn lần sau, tiếng pháo nổ mọi người cùng nghe vì hung phạm đã khôn ngoan mở rộng cửa lúc bước vào trong... Tất cả kế hoạch của Phan Vỹ chỉ nhằm một mục đích: làm sao cho mọi người tưởng ông Phạm Viên bị bắn khi hắn lại có mặt ở đây!

(Phạm Cao Củng, Chiếc tất nhuộm bùn - Thám tử Kỳ Phát. NXB Công an nhân dân, 2018)

------------------------------

Phạm Cao Củng (1913 - 2012) là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám, nổi tiếng trước năm 1945. Ông được xem là “Vua truyện trinh thám Việt Nam” và cũng được coi là người viết truyện trinh thám đầu tiên của Việt Nam.

Câu 1. Tóm tắt các sự việc, nêu nhân vật chính và thể loại của văn bản Sáu kẻ tình nghi.

Câu 2. Sự việc nào cần làm sáng tỏ? Truyện được kể bởi ai?

Câu 3. Xác định một số manh mối quan trọng trong vụ án mạng ông Phạm Viên. Phân tích và đánh giá vai trò của người điều tra trong toàn truyện.

Câu 4. Nhân vật tội phạm Phan Vỹ được tác giả khắc họa như thế nào? Hắn có vai trò gì trong văn bản Sáu kẻ tình nghi?

Câu 5. Những yếu tố nào trong văn bản Sáu kẻ tình nghi trên có khả năng tác động mạnh mẽ tới người đọc? Xác định, phân tích yếu tố tác động tới nhận thức của em về con người?

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn (150 chữ) phân tích nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm Sáu kẻ tình nghi của Phạm Cao Củng.

Câu 2 (4,0 điểm) Chỉ thông qua việc đọc, ta cũng có thể tự học. Người đọc có kỹ năng luôn chủ động đặt câu hỏi khi đọc. Họ đặt câu hỏi để hiểu; để đánh giá những gì họ đang đọc; để đưa ra những ý niệm quan trọng vào trong tư duy của mình”.

(Cẩm nang tư duy đặt câu hỏi..., Richard Paul. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2020) Em hãy viết bài (500 chữ) bàn luận về ý kiến trên và đề xuất một giải pháp rèn luyện thói quen đọc sách và tự đặt câu hỏi cho bản thân.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

1

Tóm tắt: Truyện bắt đầu khi sáu người tham gia bữa tiệc ở nhà ông Phạm Viên đang chờ đợi thanh tra Trúc Tâm, người đã tìm ra manh mối của vụ án ám sát ông Phạm Viên. Thanh tra tóm tắt mối quan hệ giữa sáu người và chủ nhà Phạm Viên. Thanh tra Trúc Tâm phân tích rằng mỗi người đều có lợi ích khi Phạm Viên qua đời, nhưng tất cả đều không có chứng cớ chối cãi. Thậm chí, vào lúc thanh tra đang nói, tiếp tục diễn ra một tiếng súng nổ giống như trong đêm án mạng. Thanh tra kết luận: Phan Vỹ đã thực hiện một kế hoạch tinh tế để làm mọi người tưởng tượng rằng ông Phạm Viên tự sát. Phan Vỹ đã sử dụng một chiếc pháo và một chiếc lư đồng để tạo ra tiếng súng nổ và bùn nước, tất cả để che đậy vụ án ám sát. Cuối cùng, nhờ vào một chiếc vé coi hát bị dính ở trên chai, thanh tra phát hiện ra kế hoạch của Phan Vỹ và đưa ra ánh sáng sự thật.

- Nhân vật chính: Tranh tra Trúc Tâm và Phan Vỹ.

- Thể loại văn bản Sáu kẻ tình nghi là: truyện trinh thám.

2

- Sự việc cần sáng tỏ: kẻ đã giết ông Phạm Viên.

- Truyện được kể bởi: ngôi thứ ba, người ở ngoài quan sát sự việc.

3

- Manh mối quan trọng trong vụ án mạng ông Phạm Viên: cuống vé xem hát; khảo sát về chai rượu và pháo; kẻ được lợi nhất trong cái chết của ông Phạm Viên.

- Cuộc điều tra của thanh tra Trúc Tâm: Cuộc điều tra của thanh tra Trúc Tâm có vai trò làm sáng tỏ vụ án mạng.

+ Thanh tra Trúc Tâm là người quyết định, vì anh ta đã tìm ra manh mối về cuộc đời và quan hệ giữa các nhân vật. Cuộc điều tra của anh không chỉ tập trung vào bằng chứng vật chất mà còn vào tâm lý và mối quan hệ, giúp đưa ra cái nhìn toàn diện về vụ án.

+ Khảo sát về chai rượu và pháo:

Vai trò: Chai rượu và chiếc pháo được sử dụng để tạo tiếng súng nổ.

à Những manh mối trên đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện tội ác và làm sáng tỏ vụ án mạng. Chúng giúp người đọc cảm nhận sự phức tạp của câu chuyện, đồng thời thách thức khả năng tư duy và suy luận của họ, tăng tính hấp dẫn và kịch tính của truyện.

4

- Nhân vật tội phạm Phan Vỹ được tác giả khắc họa là kẻ có tính cách phức tạp và mưu mô, tham lam và vô cùng tàn nhẫn.

+ Anh ta là kẻ ranh mãnh, có khả năng lên kế hoạch rất hoàn hảo.

+ Kế hoạch giả mạo: từ chai rượu đến đi rót rượu, thời gian ngoại phạm.

+ Mối quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa Phan Vỹ và Phạm Viên tạo ra một lớp tình thế phức tạp. Điều này không chỉ làm giàu nội dung mà còn tăng cường sự liên kết giữa những nhân vật khác trong câu chuyện.

- Nhân vật có vai trò trong sự phát triển của câu chuyện: Phan Vỹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của câu chuyện. Hành động và mưu đồ của anh tạo ra những thách thức và bất ngờ, làm tăng độ hồi hộp và căng thẳng cho độc giả.

5

- HS tự làm theo đánh giá của cá nhân.

- Gợi ý: bám sát quá trình phá án, phạm tội ở văn bản đọc (thanh tra Trúc Tâm, tội phạm Phan Vỹ)

+ Sự ranh mãnh, quỷ quyệt, nhẫn tâm của Phan Vỹ.

+ Suy luận, và cách buộc kẻ phạm tội phải nhận tội của thanh tra.

+ Phân tích kết thúc (chi tiết/sự việc/lời nói của nhân vật) thanh tra hoặc kết cục của kẻ phạm tội (Phan Vỹ tham lam phải đền tội) tác động tới nhận thức, cảm xúc của cá nhân.

II

1

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

- Đoạn đủ dung lượng, hướng vào nội dung sau:

Kỹ thuật tả cảnh: chi tiết không gian và môi trường giúp độc giả dễ dàng hình dung và nhận thức được tâm trạng, cảm xúc của các nhân vật, sự căng thẳng và bí ẩn trong suốt câu chuyện.

- Linh hoạt trong lối kể: chuyển đổi giữa các góc nhìn và nhân vật một cách thuần thục. Điều này tạo nên một cấu trúc tác phẩm đa chiều, giúp khám phá nhiều khía cạnh của câu chuyện.

- Cốt truyện nhiều sự việc, tình tiết phức tạp và logic. Các nhân vật và sự kiện tạo nên một bức tranh hình sự rối ren và hấp dẫn với các tình tiết bất ngờ, điều này giữ cho độc giả luôn tò mò và hứng thú, không dễ đoán trước được kết quả của câu chuyện.

- Sử dụng kỹ thuật nhớ lại (flashback) để mở rộng chiều sâu của các nhân vật và sự kiện giúp làm sáng tỏ quá khứ, tạo ra những liên kết và giải đáp bí ẩn.

Có sự sáng tạo trong cách viết.

2

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bàn luận về ý kiến trên và đề xuất một giải pháp rèn luyện thói quen đọc sách và tự đặt câu hỏi cho bản thân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Mở bài

- Nêu vấn đề: Tự học và vai trò của tự học.

- Giới thiệu ý kiến.

- Tầm quan trọng của việc đọc và đặt câu hỏi đối với học sinh.

2. Thân bài

* Bàn luận về ý kiến của của Richard Paul.

- Đặt câu hỏi để hiểu: Việc đặt câu hỏi giúp người đọc tập trung vào nội dung và tìm kiếm câu trả lời cho những điều họ chưa biết. Điều này khuyến khích sự tò mò và ham học, giúp họ hiểu rõ hơn về các khái niệm và thông tin mà tác giả muốn truyền đạt.

- Đặt câu hỏi để đánh giá: Bằng cách đặt câu hỏi, người đọc có thể đánh giá và phê phán thông tin một cách tự lập. Điều này đặt họ ở vị trí chủ động trong quá trình đọc sách, từ đó xây dựng khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách toàn diện hơn.

- Đặt câu hỏi để đưa ý niệm vào tư duy: Việc đặt câu hỏi giúp người đọc tạo ra những ý niệm cá nhân và đưa chúng vào quá trình tư duy. Câu hỏi không chỉ giúp họ nắm bắt thông tin mà còn kích thích sự sáng tạo và tư duy độc lập.

- Kỹ năng đặt câu hỏi là một công cụ tư duy: đặt câu hỏi là cầu nối giữa người đọc và tác phẩm, đồng thời tạo nên một không gian tư duy độc lập và đa chiều.

* Thể hiện chính kiến cá nhân.

- Đánh giá ý kiến.

- Nhận thức, hành động của cá nhân.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vai trò của việc đọc và đặt câu hỏi.

- Đề xuất giải pháp của cá nhân.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn có đáp án

Phần I. Đọc hiểu (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

NĂM HẠT CAM KHÔ

(Trích)

Hạ tuần tháng chín. Những ngọn gió thu phân thổi vào dữ dội, suốt ngày gió thét mưa gào. Khi buổi chiều dần đến, cơn bão càng lồng lộn; trong ống khói, gió kêu khóc như một đứa trẻ. Sherlock Holmes ngồi trầm tư ở một phía lò sưởi, tra cứu những hồ sơ hình sự. [...]

[Lược trích: Chú và bố của Openshaw chết, được cho là do tự tử, tai nạn. Trước khi chết, hai người đều nhận được thư, trong đó có năm hạt cam khô và những ký tự K.K.K. Sau đó, chính Openshaw cũng nhận được thư và những thông tin như trên. Openshaw tìm đến nhờ Holmes giúp đỡ. Holmes nhận ra ngay thủ đoạn gây án của hung thủ. Holmes bảo Openshaw về ngay, làm theo những điều Holmes dặn, để tránh sự truy sát của kẻ thù. Trên đường về, Openshaw đã bị sát hại. Holmes quyết tìm ra bọn sát nhân.]

Holmes lấy từ trong chọn ra một quả cam, xé thành từng mảnh, rồi bóp cho những hạt cam rơi xuống bàn. Anh lấy năm hạt và nhét chúng vào một bì thư. Ở phía trên trong nắp phong bì, anh viết: “A.H gửi cho J.C”. Rồi anh dán lại, đề địa chỉ người nhận: “Thuyền trưởng James Calhoun, tàu Lone Star, tiểu bang Georgie”.

- Lá thư sẽ đợi hắn khi hắn vào hải cảng - Anh cười khúc khích, nói: Lá thư sẽ cho hẳn một đêm không ngủ. Hắn sẽ thấy rằng mọi sự vùng vẫy đều vô ích, như điều mà chàng trai Openshaw đã cảm nhận xưa kia.

- Thuyền trưởng Calhoun là ai?

- Là thủ lĩnh của bọn đó.

- Anh tìm ra tung tích bọn chúng như thế nào?

Holmes lấy từ trong túi ra một tờ giấy lớn, đầy những cái tên và những con số chỉ ngày tháng.

- Tôi đã mất cả một ngày để xem xét nhiều tập hồ sơ cũ, theo dõi lộ trình sẽ đi của tất cả những tàu thủy đã cập bến Pondicherry vào tháng giêng và tháng hai năm 1883. Có 36 tàu trọng tải khá lớn được báo cáo là có mặt ở đó, trong những tháng này. Trong số đó, có một chiếc tàu tên là Lone Star đã lôi cuốn sự chú ý của tôi, bởi vì nó mang tên của một tiểu bang của Mỹ.

- Tôi nghĩ là tiểu bang Texas.

- Cho đến giờ tôi cũng không biết chắc là tiểu bang nào. Nhưng tôi đã biết chắc rằng đó là một chiếc tàu gốc tại Mỹ.

- Sau đó, anh làm gì?

- Tôi lục soát những hồ sơ về Dundee và khi tôi thấy rằng chiếc thuyền buồm Lone Star có mặt tại đây vào tháng giêng năm 1885, thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa. Rồi tôi điều tra về những con tàu hiện đang nằm tại cảng London.

- Gì cơ?

- Tuần trước, con tàu Lone Star đã đến đây. Tôi đi xuống bến tàu và thấy rằng nó đã nhổ neo từ sáng sớm hôm nay, trên đường đến Savannah. Tôi đánh điện tới Gravesend, và được biết rằng nó đã đi qua một thời gian trước đó, vì gió đang hướng đông, tôi chắc chắn rằng bây giờ nó đã đi quá Goodwins, và cách đảo Wight không xa.

- Rồi anh sẽ làm gì?

- Ồ, tôi sẽ tóm cổ hắn [...], và điện tín hẳn đã bảo cho cảnh sát Savannah biết rằng cần phải bắt giữ ba tên này về tội mưu sát.

Tuy thế, kẻ mưu sát chàng trai Openshaw không bao giờ nhận được những hạt cam. Năm ấy, những cơn gió thu phân kéo dài rất lẫu và khắc nghiệt. Chúng tôi mòn mỏi chờ tin con tàu Lone Star của Sanvannah, nhưng bặt chim tăm cả. Sau cùng, chúng tôi nghe nói rằng, ở một nơi nào đó ngoài xa khơi Đại Tây Dương, người ta thấy một cái cột buồm phía đuôi tàu bị vỡ tan, đang lắc lư trên sóng. Trên đó, có khắc “L.S”.

(Trích Thám tử Sherlock Holmes, Sir Arthur Conan Doyle CHO MNXB Hồng Đức, 2018, tr. 300 - 317)

Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 – 8 (mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm).

Câu 1. Văn bản “Năm hạt cam khô” thuộc thể loại nào?

A. Truyện trinh thám

B. Truyện cổ tích

C. Truyện truyền kỳ

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản “Năm hạt cam khô” là ai?

A. Openshaw

B. Sherlock Holmes

C. Savannah

D. James Calhoun

Câu 3. Trong văn bản, ai là nạn nhân?

A. Chú của Openshaw

B. Cha của Openshaw

C. Chú và cha của Openshaw

D. Chú, cha của Openshaw và chính Openshaw

Câu 4: Từ “thám tử” có nghĩa là:

A. Người chuyên tìm hiểu các sự việc.

B. Người chuyên điều tra các vụ việc.

C. Người chuyên nghiên cứu pháp luật.

D. Người chuyên tìm bắt các tội phạm.

Câu 5. Câu văn: “Tôi nghĩ là tiểu bang Texas” thuộc loại câu nào?

A. Câu ghép

B. Câu rút gọn

C. Câu đơn

D. Câu đặc biệt

Câu 6. Chi tiết “Anh lấy năm hạt và nhét chúng vào một bì thư…” thể hiện điều gì?

A. Sherlock Holmes đã sử dụng đúng thủ đoạn của hung thủ để trừng phạt hung thủ về mặt tâm lí.

B. Sherlock Holmes không thể hiểu được hành vi của hung thủ.

C. Sherlock Holmes đang tập làm thử hành vi của hung thủ.

D. Sherlock Holmes đang thử đặt mình vào hoàn cảnh của hung thủ.

Câu 7. Chi tiết Openshaw bị sát hại sau khi gặp Sherlock Holmes có giá trị gì?

A. Thể hiện sự man rợ, xảo quyệt của bọn sát nhân.

B. Thể hiện sự cố nằm ngoài tầm kiểm soát của Sherlock Holmes.

C. Làm cho tình huống truyện thêm kịch tính.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8: Cái kết của câu chuyện trong đoạn trích thể hiện điều gì?

A. Bọn sát nhân sẽ bị pháp luật trừng trị.

B. Bọn sát nhân sẽ bị luật trời trừng phạt.

C. Nhắc nhở về lẽ sống thiện ác ở đời, theo lẽ nhân quả, báo ứng.

D. Bọn sát nhân sẽ bị nhân quả, báo ứng.

Câu 9. Qua văn bản “Năm hạt cam khô”, em hãy rút ra bài học bằng 4 câu tục ngữ hoặc thành ngữ tương ứng với kết truyện?

Câu 10. Theo em Sherlock Holmes là người như thế nào?

Phần II. Viết (4.0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc bài thơ Quê của mẹ… của tác giả Nguyễn Khánh Châu.

QUÊ CỦA MẸ…

Tôi cùng mẹ trở về thăm quê ngoại

Nơi tuổi thơ mẹ lặn lội cơ hàn

Nơi ngoại tôi cứ mỗi vụ đông tàn

Tay cước đỏ, nơi đồng sâu cấy lúa.

Ở nơi đó, những ngày mẹ còn nhỏ

Đuổi bắt ve, nắng cháy những trưa hè

Bị ngoại mắng, đòn roi mẹ chẳng sợ

Vẫn đầu trần, chân sáo chạy khắp thôn.

Mẹ lớn lên... rồi bôn ba xuôi ngược

Xa quê nghèo, cũng rất ít về thăm

Nhưng trong tim kí ức những tháng năm

Quê hương đó - in sâu trong tiềm thức.

(Theo Nguyễn Khánh Châu, Văn học và tuổi trẻ, số tháng 3 năm 2023, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.45).

HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM.

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

B

0,5

3

D

0,5

4

B

0,5

5

C

0,5

6

A

0,5

7

D

0,5

8

C

0,5

9

Học sinh có thể kể ít nhất 4 câu tục ngữ, thành ngữ:

+ Gieo gió gặp bão

+ Ác giả ác báo

+ Ở hiền gặp lành

+ Gậy ông đập lưng ông

0,25

0,25

0,25

0,25

10

- Sherlock Holmes là một người cần mẫn, nghiêm túc trong công việc, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công việc của mình.

- Sherlock Holmes là một thám tử có óc phán đoán nhanh, linh nhạy; phân tích sắc sảo, logic. Chỉ cần một vài thông tin, Sherlock Holmes đã nắm được tình hình của vụ án, đã tìm ra được tung tích của hung thủ.

- Sherlock Holmes là một thám tử quyết tìm ra sự thật; căm phẫn và quyết tiêu diệt cái xấu, cái ác.

0,25

0,5

0,25

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc: Mở đoạn nêu được vấn đề; Thân đoạn triển khai được vấn đề; Kết đoạn khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề:Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ: Quê của mẹ…

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu về bài thơ “Quê của mẹ…” (nhan đề, tên tác giả), nêu ấn tượng chung về bài thơ.

2. Thân đoạn: Bày tỏ cảm nghĩ về bài thơ:

- Nêu cảm nghĩ về nội dung bài thơ (khổ1, 2,3).

- Nêu cảm nghĩ về tác dụng nghệ thuật đặc sắc của bài thơ mà tác giả đã thể hiện: Thể thơ, vần, nhịp; ngôn ngữ, hình ảnh thơ, biện pháp tu từ điệp ngữ “nơi” ….

3. Kết đoạn:

- Khái quát cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ.

0,5

1,5

1,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội

dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện trinh thám

3

0

5

0

0

2

0

60

Thơ tám chữ

2

Viết

Tập sáng tác truyện hoặc mô phỏng một truyện kể.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bảng đặc tả ma trận đề thi mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.534
Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng