Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức có đáp án
Bộ đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Kết nối
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức - Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây bao gồm ma trận và bảng đặc tả đề thi Giáo dục công dân lớp 9 học kì 1 sách KNTT cùng với đề thi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 cuối kì 1 có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh cũng như các thầy cô giáo trong môn Giáo dục công dân 9 chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đề thi cuối học kì 1 GDCD 9 sách KNTT
Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 9 KNTT được thiết kế đa đạng cấu trúc phân bổ các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có kèm theo ma trận và đáp án chi tiết.
Đề kiểm tra học kì 1 Giáo dục công dân 9 KNTT
Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 9 KNTT
TT | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng | ||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||||||||||
CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | CH | Điểm | |||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1 | Bài 1: Sống có lí tưởng | 1 | 0,3 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0,25 | 0 | 2,5 | |||||||||||
2 | Bài 2: Khoan dung | 1 | 0,3 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0,25 | 0 | 2,5 | |||||||||||
3 | Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng | 2 | 0,5 | 1 | 0,25 | 3 | 0 | 0,75 | 0 | 7,5 | ||||||||||||
4 | Bài 4: Khách quan và công bằng | 3 | 0,8 | 2 | 1 | 0,5 | 2 | 1 | 0,25 | 6 | 1 | 1,5 | 2 | 35 | ||||||||
5 | Bài 5: Bảo vệ hoà bình | 3 | 0,8 | 1 | 0,25 | 1 | 1 | 0,25 | 2 | 5 | 1 | 1,25 | 2 | 32,5 | ||||||||
6 | Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả | 2 | 0,5 | 1 | 0,25 | 1 | 0,25 | 1 | 1 | 4 | 1 | 1 | 1 | 20 | ||||||||
Tổng | 12 | 0 | 3 | 0 | 4 | 1 | 1 | 2 | 4 | 1 | 1 | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 | 20 | 3 | 5 | 5 | 100 | |
Tỷ lệ % | 30 | 30 | 30 | 10 | 23 | 10 |
Đề thi cuối kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người sống có lý tưởng sẽ được xã hội
A. công nhận.
B. đề bạt.
C. bổ nhiệm.
D. tài trợ.
Câu 2: Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi
A. bản thân thấy vui vẻ và thoải mái.
B. họ xin lỗi và tiếp tục mắc sai lầm.
C. họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
D. họ cảm thấy hối hận vì sai lầm.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của hoạt động cộng đồng?
A. Mở rộng tầm hiểu biết.
B. Rèn luyện kĩ năng sống.
C. Mang lại lợi ích cộng đồng.
D. Phát huy truyền thống văn hóa.
Câu 4: Trước những hành vi thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng, học sinh cần có thái độ nào dưới đây?
A. Ủng hộ.
B. Phê phán.
C. Thờ ơ.
D. Cổ xúy.
Câu 5: Khi đánh giá sự vật, hiện tượng một cách chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị là biểu hiện của việc đánh giá như thế nào dưới đây?
A. Chủ quan.
B. Khách quan.
C. Bị động.
D. Chủ động.
Câu 6: Biểu hiện của khách quan là nhìn nhận sự việc theo chiều hướng
A. thiên vị.
B. phiến diện.
C. chính xác.
D. định kiến.
Câu 7: Hành vi đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử là biểu hiện của khái niệm nào dưới đây?
A. Khách quan.
B. Công bằng.
C. Chủ quan.
D. Phân biệt.
Câu 8: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là
A. xung đột.
B. trung lập.
C. hòa bình.
D. hợp tác.
Câu 9: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bảo vệ hòa bình.
B. Bảo vệ pháp luật.
C. Bảo vệ đất nước.
D. Bảo vệ nền dân chủ.
Câu 10: Bảo vệ hòa bình là biện pháp tốt nhất để
A. phát động xung đột.
B. đàn áp nước khác.
C. ngăn chặn chiến tranh.
D. ngăn ngừa ổn định.
Câu 11: Sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra là biểu hiện của người biết
A. Quản lý nhân viên cấp dưới.
B. Quản lý kỹ năng bản thân.
C. Quản lý thời gian hiệu quả.
D. Quản lý ngân sách phù hợp.
Câu 12: Quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta
A. gia tăng quyền lực với người khác.
B. có nhiều thời gian vào mạng xã hội.
C. chủ động trong cuộc sống.
D. gia tăng áp lực công việc.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của khách quan, công bằng?
A. Đề cử người có tài làm cán bộ lãnh đạo.
B. Giao công việc cho nam và nữ ngang nhau.
C. Xử phạt các học sinh vi phạm nội quy nhà trường.
D. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây biểu hiện sự khách quan, công bằng?
A. Hỗ trợ, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
B. Che giấu tội ác của hung thủ vì sợ liên quan đến gia đình.
C. Không nghe lời khuyên nhủ của bất cứ ai để cải thiện bản thân.
D. Đứng ra bảo vệ bạn thân dù bạn có lỗi với người khác.
Câu 15: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hòa bình cho nhân loại?
A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo
B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới
C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột
Câu 16: Trường hợp nào dưới đây biết cách quản lí thời gian hợp lí?
A. Bạn A thường xuyên không làm bài tập về nhà vì mải chơi điện tử.
B. Bạn B luôn tự giác làm bài tập ở nhà xong mới xem phim để giải trí.
C. Bạn T lo lắng vì phải ôn thi và có nhiều bài tập ở trường.
D. Bạn L vừa học bài vừa lướt mạng xã hội để giải trí.
Câu 17: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động cộng đồng?
A. Phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo.
B. Tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa.
C. Tuyên truyền phổ biến văn hóa dân tộc.
D. Tuyên truyền thực hiện nghĩa vụ thuế.
Câu 18: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói của Bác đề cập đến đức tính nào dưới đây?
A. Trung thành và ỷ nại.
B. Thật thà và chủ quan.
C. Khách quan và công bằng.
D. Tiết kiệm và liêm chính.
Câu 19: Sau khi xem bản tin về tình hình xung đột ở một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, K lên tiếng phản đối việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. T thì cho rằng xung đột chỉ có thể chấm dứt bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang. Giải pháp nào dưới đây góp phần vào việc bảo vệ nền hòa bình thế giới?
A. Sử dụng sức mạnh vũ trang.
B. Dùng bạo lực quân sự.
C. Thông qua thương lượng.
D. Thông qua viện trợ quân sự.
Câu 20: Mặc dù đã lên kế hoạch công việc và dự định sẽ đi ngủ lúc 10h tối hằng ngày nhưng H thường phải thức rất khuya mới hoàn thành được hết các công việc. Khi học bài, bạn thường sao nhãng, lúc thì nói chuyện điện thoại với bạn rất lâu, lúc thì xem mạng xã hội hoặc chơi các thiết bị điện tử. Tình trạng này kéo dài khiến bạn thường bị thiếu ngủ, mất tập trung trên lớp học. Bạn H chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?
A. Quản lý thời gian hiệu quả.
B. Liệt kê công việc hàng ngày.
C. Hoàn thiện công việc bản thân.
D. Thực hiện kế hoạch học tập.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm) : Trường hợp nào dưới đây thể hiện/ không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao
a) Mặc dù ông B hàng xóm là ân nhân của gia đình V nhưng bố mẹ V vẫn không ủng hộ một số việc làm vi phạm pháp luật của ông.
b) P và M chơi thân với nhau. Trong buổi lao động trồng cây ở vườn trường, P đã cố ý phân công cho M công việc nhẹ nhàng.
c) Ông B thường dùng rất nhiều cách thức khi tuyển dụng nhân sự cho công ty (đánh giá qua hồ sơ, qua thi tuyến, phỏng vấn trực tiếp ...) nhằm tuyển được đúng người phù hợp với công việc.
d) Bạn M bình chọn cho một bộ phim mới chỉ vì đây là bộ phim của đạo diễn nổi tiếng.
e) Chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp vì không thích họ.
Câu 2 (2 điểm): Em hãy đọc lời bài hát: Em như chim câu trắng của nhạc sĩ Trần Ngọc và trả lời câu hỏi
Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em mong sao không có nước mắt rơi chia lìa.
Em mong sao trên trái đất hoa thơm nở bốn mùa .
Em mong sao trên trái đất mỗi con người.
Như em đây là chim trắng chim hoà bình
Sống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh
Sống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh .
a) Lời bài hát thể hiện khát vọng gì của nhân dân Việt Nam cũng như toàn thể nhân loại trên thế giới?. Tại sao mỗi quốc gia dân tộc phải không ngừng đấu tranh để thực hiện khát vọng đó.
b) Học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện khát vọng mà nhạc sĩ Trần Ngọc muốn thể hiện qua bài hát trên?
Câu 3 (1 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
Đầu năm học lớp 9, bạn K và bạn B đăng kí tham gia thi đội tuyển học sinh giỏi và câu lạc bộ thể thao của trường. Trong khi chưa kịp xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện thì hai bạn đã đăng kí tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh ngay khi thấy thông báo của nhà trường. Tuy nhiên, cả bạn K và bạn B đều chưa rõ mình sẽ lựa chọn đề tài nghiên cứu nào. Do thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên việc học tập, rèn luyện thể dục thể thao của hai bạn đều gặp khó khăn
a) Em hãy nhận xét cách thực hiện công việc của các nhân vật trong trường hợp trên.
b) Em hãy gợi ý cho các nhân vật cách sử dụng thời gian hợp lí, tối ưu.
Đáp án
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | C | C | B | B | C | B | C | A | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | C | D | A | C | B | D | C | C | A |
2. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a) Hành vi của bố mẹ V thể hiện sự khách quan, công bằng. Vì: bố mẹ V đã có sự nhìn nhận, đánh giá các việc làm của ông B một cách khách quan, không để tình cảm riêng tư chi phối. b) P đã có hành vi thiếu công bằng, vì: P đã cố ý phân công công việc nhẹ nhàng cho M (bạn thân của mình). c) Ông B khách quan. Vì năng lực của các ứng viên được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau, do đó, ông B đã sử dụng nhiều cách thức khi tuyển dụng để tuyển được người phù hợp với công việc. d) Bạn M chưa khách quan vì bạn M bình chọn cho bộ phim không dựa trên các yếu tố về chất lượng mà chỉ dựa vào danh tiếng của đạo diễn. e) Chị C chưa khách quan vì cảm tính, mâu thuẫn cá nhân mà chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp. | 2,0 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) | - Lời bài hát Em như chim câu trắng của nhạc sĩ Trần Ngọc thể hiện khát vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân toàn thể giới về một cuộc sống hòa bình không có chiến tranh để mọi người đều được sống trong một môi trường tốt đẹp được phát triển toàn diện - Mỗi quốc gia phải không ngừng đấu tranh để thực hiện khát vọng hòa bình vì: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội; Bảo vệ hoà bình để ngăn chặn chiến tranh, nhằm phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy và xây dựng các mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. - Trách nhiệm của học sinh: Học sinh cần học điều hay, lẽ phải; học cách sống hài hoà, văn minh; biết giải quyết các mâu thuẫn bằng hoà giải; chủ động can ngăn các bất đồng; hưởng ứng các phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức; biết tôn trọng và không phân biệt kì thị văn hoá, dân tộc, sắc tộc; lên án chiến tranh phi nghĩa. | 2,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | - Nhận xét + Bạn K và bạn B chưa biết cách quản lí thời gian hiệu quả khi cùng lúc đặt ra quá nhiều mục tiêu và chưa biết sắp xếp công việc để tập trung thời gian đúng mức - Gợi ý cách sử dụng thời gian hợp lý: Xác định mục tiêu của từng công việc: tham gia đội tuyển học sinh giỏi; tham gia câu lạc bộ thể thao và dự thi nghiên cứu khoa học. Cần phải lượng sức mình để chọn tham gia tất cả các hoạt động hay tham gia hoạt động nào trước, hoạt động nào sau. - Cần phải lên kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng công việc - Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. | 1,0 điểm |
Trên đây là một số nội dung thuộc bộ đề thi cuối học kì 1 Giáo dục công dân 9 KNTT. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ đề thi HK1 Giáo dục công dân 9 có đáp án chi tiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
(20 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9
Đọc hiểu Chuyện con chó có nghĩa của một nhà nghèo
(Có đáp án) Đọc hiểu Hải khẩu linh từ
(Mới ban hành) Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Toán 2025 Hà Nội
Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
(7 môn) Công bố đề minh họa vào lớp 10 2025 Hà Nội
(Có dàn ý) Nghị luận cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò
(Có đáp án) Đề khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ văn 9 sách mới
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức có đáp án
06/09/2024 2:17:00 CHXem Đề thi học kì 1 Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
06/09/2024 3:07:43 CH
Gợi ý cho bạn
-
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 Cánh Diều
-
Đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức
-
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Hóa 2023 có đáp án
-
Đề thi học kì 1 Công nghệ 9 Kết nối tri thức
-
2 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
-
Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
-
Bộ đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 2023
-
Bộ đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (50 đề)
-
Đề kiểm tra giữa kì 2 công nghệ 9 mới nhất (3 đề)
-
Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Anh 9 (có đáp án, file nghe, ma trận) 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27