2 Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra môn Hoạt động trải nghiệm 9 giữa kì 1
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức bao gồm 2 mẫu đề tham khảo kì thi khảo sát chất lượng giữa học kì 1 môn Trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức có đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để ôn tập giữa học kì 1 sao cho tốt. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 9 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức - đề 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu không phải là phải cách thể hiện là người có trách nhiệm với công việc được giao?
A. Lập kế hoạch để thực hiện.
B. Thay đổi kế hoạch theo sở thích.
C. Đôn đốc thực hiện công việc.
D. Phân công nhiệm vụ cụ thể.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, khả năng thích nghi là gì?
A. Là khả năng làm quen với điều kiện sinh sống mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
B. Là khả năng làm quen với môi trường mới, chấp nhận những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
C. Là khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
D. Là khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, bắt nạt học đường là gì?
A. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
B. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
C. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
D. Là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, hành vi giao tiếp ứng xử là gì?
A. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng cho người nghe.
B. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, thực hiện quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh.
C. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý nghĩ, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp với bả thân và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh.
D. Là cách dùng từ ngữ truyền đạt ý kiến, cử chỉ, quy tắc ứng xử phù hợp và khả năng tạo ấn tượng sâu sắc cho những người xung quanh.
Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, trách nhiệm là gì?
A. Là công việc của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.
B. Là công việc hay chức trách của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.
C. Là công việc hay bổn phận của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành .
D. Là công việc hay nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện hoặc hoàn thành.
Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực cuộc sống?
A. Thực hiện các hoạt động thư giãn.
B. Chia sẻ với người thân, bạn bè.
C. Giữ kín trong lòng, không kể cho ai.
D. Chơi các môn thể thao.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?
A. Lắng nghe khi người khác đang nói.
B. Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng.
C. Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, người gặp khó khăn.
D. Thực hiện các hành vi có lợi cho bản thân.
Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?
A. Số lượng người tham gia.
B. Sự quan tâm, theo dõi của người tham gia.
C. Sự lên án gay gắt của người tham gia đối với hành vi bắt nạt học đường.
D. Cam kết của người tham gia trong phòng chống bắt nạt học đường.
Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải căng thẳng trong quá trình học tập em có thể gặp phải?
A. Bị phân biệt, kì thị.
B. Khối lượng kiến thức lớn.
C. Nhiều bài tập.
D. Khó khăn trong việc học môn chuyên.
Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao?
A. Nhận thức được trách nhiệm của bản thân.
B. Nhờ người khác giám sát và đánh giá kết quả.
C. Lập kế hoạch hoặc cam kết thực hiện.
D. Kiên trì thực hiện cho tới cuối cùng.
Câu 11 (0,5 điểm). Theo em vì sao cần nhận diện điểm tích cực và chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân?
A. Vì việc đánh giá bản thân giúp bộc lộ các yếu điểm từ đó hạn chế các hành vi chưa chuẩn mực trong giao tiếp.
B. Vì việc nhận diện các điểm yếu giúp ta hoàn thiện hơn trong mắt mọi người xung quanh.
C. Vì việc cải thiện nhữn yếu điểm, phát huy ưu điểm giúp đạt được sự thành công trong giao tiếp.
D. Vì việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Câu 12 (0,5 điểm). Theo em, đâu là hậu quả của tình trạng căn thẳng và áp lực trong học tập?
A. Khiến cho học sinh hứng thú hơn với việc chinh phục tri thức mới.
B. Dẫn tới tình trạng u uất, trầm cảm nếu diễn ra trong thời gian dài.
C. Tạo ra những góc nhìn mới cho học sinh trong việc học tập, rèn luyện.
D. Giúp cải thiện tình trạng lười học, không thực hiện nền nếp học tập.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 13 (3,0 điểm). Xác định và xử lí tình huống thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô, bạn vè trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: khi cùng các bạn trong lớp nói về sở thích âm nhạc, Lan cho biết mình đặc biệt thích các làn điệu dân ca và hát chầu văn. Một số bạn cười rất to vì cho rằng Lan không cập nhật xu hướng âm nhạc của giới trẻ hiện nay.
- Tình huống 2: Cô Huệ mới được phân công dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 9A thay thầy Dũng. Hai thầy cô có phong cách giảng dạy khác nhau. Một số học sinh trong lớp tỏ ra không thích cách giảng dạy của cô Huệ và thường lơ là bài cô giảng.
Câu 14 (1,0 điểm). Nêu hành vi giao tiếp ứng xử tích cực và chưa tích cực em đã chứng kiến.
Đáp án
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
B | C | D | D | D | C | D | C | A | B | C | B |
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Điểm |
Câu 13 (3,0 điểm) | Xác định và xử lí tình huống thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô, bạn vè trong các tình huống: - Tình huống 1: + Lan tôn trọng các ý kiến của các bạn trong lớp về làn điệu, thể loại âm nhạc mà các bạn thích. + Lan cũng có thể giải thích cho các bạn về làn điệu dân ca mà mình đực biệt thích có gì đặc biệt, khiến em yêu thích. + Lan có thể thể hiện một làn điệu em thích nhất để các bạn cùng thưởng thức và có cái nhìn khác về âm nhạc dân tộc. + Lan có thể khẳng địnhc ho các bặn rằng có thể làn điệu dân ca không còn phổ biến và cũng không còn được giới trẻ yêu thích nhưng đó là văn hóa, nét đẹp không thể bị nhầm lẫn của dan tộc. bên cạnh bắt kịp xu hướng với nhạc hiện đại chúng ta cần bảo tồn âm nhạc dân tộc. - Tình huống 2: + Các bạn trong lớp có những sở thích và cách tiếp thu khác nhau cho nên có sự yêu thích cách giảng dạy của thầy cô là không giống nhau. + Mỗi thầy cô có những điểm mạnh riêng trong cách truyền đạt, dạy dỗ cho nên học sinh nên dần làm quen và có thể đóng góp ý kiến cho thầy cô để việc học trở nên hiệu quả thay vì lơ vì, hành động theo cảm tính. | 1,5 điểm 1,5 điểm |
Câu 14 (1,0 điểm) | - Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực:: + Lắng nghe khi ngưới khác đang nói. + Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng. + Giúp đỡ cụ già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn... - Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực: + Ngắt lời khi người khác đang nói mà không xin lỗi trước. + Có những lời nói, hành động, cử chỉ làm tổn thương người khác. + Chen lấn, xô đẩy, cười đùa,...gây mất trật tự nơi công cộng. | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức - đề 2
Xem trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Kết nối tri thức
4 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
3 Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
(Có đáp án) Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 9 Global Success
(Có ma trận, đáp án) Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo
2 Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh Diều
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
(Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
-
(3 mẫu) Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Ánh trăng
-
(Full) File nghe tiếng Anh 9 Global Success
-
Đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 2024 mới nhất (có đáp án)
-
Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
-
Em hãy cùng các bạn trong lớp, trong nhóm lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị
-
Tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, trường
-
(4 đề) Chiếc bình nứt đọc hiểu
-
Viết đoạn văn cảm nhận về 7 câu thơ đầu trong bài Đồng chí
-
Trách nhiệm gìn giữ hoà bình của thế hệ trẻ hiện nay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 9
(Ngắn gọn) Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Kết nối tri thức
Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau GDCD 9
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ Chân trời sáng tạo
Soạn Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
Trình bày các xu hướng của thế giới sau chiến tranh lạnh, mỗi xu hướng lấy 1 ví dụ cụ thể
Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ