2 Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh Diều

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9 Ngữ liệu ngoài SGK được các thầy cô giáo biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập giữa kì bổ ích cho các em học sinh. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh Diều có đầy đủ ma trận và đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 Cánh Diều

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

1.Thơ và thơ song thất lục bát

2. Truyện thơ nôm

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

1. Phân tích một tác phẩm thơ

2. Phân tích một đoạn trích trong tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Cánh Diều - đề 1

I. Phần Đọc - hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

GIA ĐÌNH

Theo năm tháng long đong khắp chốn
Có một nơi luôn thổn thức chờ
Gia Đình thêu dệt giấc mơ
Bình yên điểm tựa rạng bờ yêu thương

Giúp đi hết đoạn đường trần thế
Phận mỏng manh giọt lệ ngắn dài
Ủi an tìm tới tương lai
Vượt qua lo lắng miệt mài bước xa

Tiếng con trẻ vui nhà hạnh phúc
Đưa ta về những lúc tuổi thơ
Tinh thần thoải mái, hững hờ
Lợi danh xem nhẹ chớ mờ tâm can

Nhìn bọt sóng vỡ tan chóng vánh
Nghĩ đời mình ớn lạnh sẽ qua
Gia Đình không nét già nua
Tình yêu trẻ mãi mặc mùa đổi nhanh

Dòng suối ngọt trong xanh dịu mát
Hoa ân tình thơm ngát tỏa hương
Từ nguồn ân sủng Chúa thương
Người người lãnh nhận cùng nương bóng Ngài.

(Hoàng Hôn)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ tứ tuyệt

C. Thơ song thất lục bát

D. Thơ lục bát

Câu 2 (0,5 điểm). Hai dòng thơ thơ sau được ngắt nhịp theo cách nào?

“Dòng suối ngọt trong xanh dịu mát
Hoa ân tình thơm ngát tỏa hương”

A. 2/2/3 hoặc 4/3.

B. 3/2/2 hoặc 3/4.

C. 1/3/3 hoặc 1/6.

D. 4/2/1 hoặc 6/1.

Câu 3 (0,5 điểm): Điều gì khiến tác giả “Nghĩ đời mình ớn lạnh sẽ qua”?

A. Có một nơi luôn thổn thức chờ

B. Nhìn bọt sóng vỡ tan chóng vánh

C. Tiếng con trẻ vui nhà hạnh phúc

D. Hoa ân tình thơm ngát tỏa hương

Câu 4 (0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì?

A. Tình yêu vợ chồng

B. Tình yêu quê hương

C. Tình yêu gia đình

D. Tình yêu thiên nhiên

Câu 5 (0,5 điểm): Câu thơ “Hoa ân tình thơm ngát tỏa hương” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Ẩn dụ

Câu 6 (0,5 điểm): Từ “miệt mài” trong câu thơ “Vượt qua lo lắng miệt mài bước xa” có nghĩa là gì?

A. Không ngừng nghỉ

B. Không ngừng mong

C. Không ngừng lo

D. Không ngừng đi

Câu 7 (0,5 điểm): Trong câu thơ “Giúp đi hết đoạn đường trần thế”, tác giả mong muốn điều gì?

A. Mong muốn được được người khác giúp đỡ.

B. Mong muốn được giúp đỡ người khác trong cuộc sống.

C. Mong muốn vượt qua được những gian nan, thử thách trong cuộc sống.

D. Mong muốn được tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống.

Câu 8 (0,5 điểm): Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?

A. Gia đình là nguồn cội thiêng liêng, là nơi chở che, yêu thương và là sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

B. Gia đình là nguồn khổ đau và phiền muộn cho cuộc sống.

C. Gia đình là nguồn cảm hứng và sáng tạo cho cuộc sống.

D. Gia đình là nguồn hạnh phúc và niềm vui cho cuộc sống.

Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:

“Gia Đình không nét già nua”

Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung văn bản trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình?

II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

Chị em Thúy Kiều

…Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.”

(Truyện Kiều- Nguyễn Du in trong Từ điển “Truyện Kiều”)

CHÚ THÍCH

Vị trí đoạn trích đoạn trích nằm ở đầu phần thứ đầu (Gặp gỡ và đính ước). Sau khi giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều đồng thời miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân. Đoạn này nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều.

(1) Làn thu thuỷ: làn nước mùa thu; nét xuân sơn: nét núi mùa xuân.

(2) Nghiêng nước nghiêng thành: lấy ý ở một câu chữ Hán, có nghĩa là: ngoảnh lại nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiêng. Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước.

(3) Làu bậc: Thuộc lòng các cung bậc

(4) Ngũ âm: Năm nốt trong âm giai của nhạc cổ (Cung, thương, dốc, chủy, vũ)

(5) Hồ cầm: Cây đàn của người Hồ

(6) Một trương: Một cây; nên chương: Thành bài.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

B

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

A

0,5

9

- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: “gia đình” – “không già nua”

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm, giúp cho câu thơ thêm sinh động hấp dẫn, tao hiệu quả cho sự diễn đạt…..

+ Tác giả nhân hóa "gia đình" bằng cách gán cho nó đặc điểm "già nua", vốn là đặc điểm của con người. Bằng biện pháp nhân hóa, hình ảnh "gia đình" được diễn tả như một thực thể sống, có tuổi tác, nhưng lại "không già nua" . Biện pháp này giúp gia đình trở nên gần gũi, sinh động như một thực thể sống luôn tồn tại và không bị phai nhạt bởi thời gian. Qua đó, tác giả nhấn mạnh sự trường tồn, bền bỉ của gia đình theo thời gian.

+ Đồng thời, bày tỏ tình yêu, niềm tin vững chắc vào gia đình

1,0

10

- HS có thể trình bày trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Sau đây là vài gợi ý:

+ Cần biết chia sẻ, giúp đỡ các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trong những lúc khó khăn. Hãy luôn lắng nghe, đồng cảm và hỗ trợ người thân khi họ cần, bởi gia đình là nơi mọi người có thể nương tựa vào nhau trong những lúc sóng gió.

+ Sống có trách nhiệm, có ý thức giữ gìn, bảo vệ và góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc

+ Giữ gìn nếp sống gia đình, thực hiện đúng bổn phận của mình (con cái hiếu thảo với cha mẹ, anh chị em biết yêu thương, nhường nhịn nhau)

+ Biết ơn và thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ

*Lưu ý: HS trình bày ít nhất 3 bức thông điệp đúng thì GV cho điểm tối đa. Trình bày 1 bức thông điệp cho 0,25 điểm.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Phân tích một đoạn trích trong tác phẩm

0,25

b. Xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học: Phân tích một đoạn trích trong tác phẩm

0,25

c. Triển khai

Triển khai hợp lý nội dung của bài văn; Có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo hướng:

3,0

c.1. Mở bài:

- Dẫn dắt giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nguyển Du và Truyện Kiều

- Nêu nhận định chung về tác phẩm/ đoạn trích: Chị em Thúy Kiều – Vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều

- Trích đoạn trích:

0,25

c.2. Thân bài:

1. Giới thiệu chung

- Vị trí đoạn trích đoạn trích nằm ở đầu phần thứ đầu (Gặp gỡ và đính ước). Sau khi giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều đồng thời miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân. Đoạn này nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều

2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

a) Vẻ đẹp về nhan sắc:

Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm đòn bẩy nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều.

- Từ “Càng” nhận mạnh vẻ đẹp của nàng sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.

- "Làn thu thủy": Đôi mắt xanh, trong vắt như làn nước mùa thu.

- "Nét xuân sơn": Đôi lông mày cong, đẹp như dáng núi mùa xuân.

- "Hoa ghen", "liễu hờn": Thiên nhiên cũng phải ghen tị trước sắc đẹp của nàng -> Dự cảm, báo hiệu những điều chẳng lành sẽ ập đến, gợi số phận trắc trở, long đong.

=> Bút pháp ước lệ tượng trưng: Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để mô tả vẻ đẹp của con người.

b) Vẻ đẹp trong tài năng:

Sự "thông minh" trời phú, học gì cũng đều tinh thông.

- "Làu bậc ngũ âm": Thuộc tất cả các âm giai của nhạc cổ.

- "Ăn đứt hồ cầm": Tiếng đàn của nàng còn hay hơn cả tiếng đàn của người Hồ - dân tộc sáng tạo ra chiếc đàn đó.

- Nàng tự sáng tác ra khúc "Bạc mệnh" khiến người nghe cảm thấy bi thương, đau xót mỗi khi tiếng đàn được cất lên -> Tiếng đàn báo hiệu cuộc đời nàng.

=> Người con gái tài năng, tinh thông âm luật.

3. Đánh giá chung

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của Kiều rất đặc sắc.

+ Ngôn ngữ và hình ảnh so sánh gợi tả.đều hết sức gợi tả.

+ Nghệ thuật đòn bẩy, điểm nhãn, nhân hoá, ... đều được sử dụng rất khéo léo.Các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,...

- Tình cảm tác giả…

4. Liên hệ, mở rộng

2,75

C3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của đoạn trích, nhân vật

- Liên hệ bản thân/ thời đại

0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về chuyến đi

- Có cách diễn đạt mới mẻ, có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh

* Hướng dẫn chấm:

- Đáp ứng được 02 yêu câu trở lên: 1,0 điểm

- Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,5 điểm

0,25

Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Cánh Diều - đề 2

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 146
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi