Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo

Tải về

Mẫu đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí lớp 9 sách Chân trời sáng tạo mới nhất có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh khi ôn tập giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí lớp 9. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Lịch sử Địa lí 9 giữa học kì 1 cấu trúc mới, mời các em cùng tham khảo.

1. Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí 9 CTST

I. TRẮC NGHIỆM (4.0 đ)

Câu 1. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của

A. Tầng lớp tư bản ngân hàng.

B. Tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. Các công trường thủ công.

D. Các công ty độc quyền.

Câu 2. Hình thức độc quyền phổ biến tại Mĩ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Các-ten.

B. Xanh-đi-ca.

C. Tơ-rớt.

D. Công-xooc-xi-om.

Câu 3. Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập?

A. Mi-an-ma.

B.Phi-lip-pin.

C. Xiêm.

D. Việt Nam.

Câu 4. Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX diễn ra như thế nào?

A. Từ cải cách bộ máy chính trị đến phát xít hóa bộ máy chính quyền.

B. Tiến hành chiến tranh với các nước đế quốc để phân chia lại thị trường.

C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa

D. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị theo mô hình quân phiệt hóa

Câu 5. Nhật Hoàng tuyên bố chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào thời gian nào?

A. 14/8/1945

C. 16/8/1945

B. 15/8/1945

D. 17/8/1945

Câu 6. Mục đích của phong trào Ngũ tứ 04/5/1919 ở Trung Quốc là

A. Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh.

B. Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

C. Đánh đuổi các nước đế quốc xâm lược.

D. Cải cách đất nước Trung Quốc theo con đường tư bản.

Câu 7. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ

C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc với:

A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.

B. Sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới.

C. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

D. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản

Câu 9. Các dân tộc ít người nước ta thường phân bố ở

A. Trung du, đồng bằng. B. Miền núi, duyên hải.

C. Đồng bằng, duyên hải. D. Miền núi, trung du.

Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?

A. Dân cư phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.

B. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta hiện nay.

C. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

D. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng cao.

Câu 11. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì

A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.

B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.

C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.

D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất.

Câu 12. Cây cà phê được trồngnhiều nhất ở đâu?

A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên. D. Trung Du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 13:  Tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt thủy hải sản là

A. Quảng Ninh. B. Bình Thuận.

C. Kiên Giang. D. Bà Rịa Vũng Tàu.

Câu14. Các nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta là

A. Dân cư và lao động.

B. Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp.

C. Các nhân tố kinh tế - xã hội.

D. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Câu 15. Công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở

A. Quảng ninh B.Thái Nguyên. C. Cao Bằng D. Sơn La.

Câu 16. Ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do

A. Thiên nhiên nhiều thiên tai.

B. Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.

C.Thiếu vốn đầu tư.

D. Ngư dân ngại đánh bắt xa bờ.

II. TỰ LUẬN ( 6.0 điểm)

Câu 1. (1,5 đ) Hãy trình bày nguyên nhận và biểu hiện của cuộc đại suy thoái kinh tế trong những năm 1929-1933.

Câu 2 (1,5 đ) “Sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện chính trị trong đại, một bước ngoặt lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”

(Theo Viện Sử học. Lịch sử Việt Nam. Tập 8. NXB Khoa học xã hội, 2017. tr 5/1)

a. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên,

b. Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 3 (1,5 điểm):

Phân tích các nhân tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, nước) ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Câu 4. (1,5 điểm)

Cho bảng số liệu: Dân số nước ta giai đoạn 1989 – 2021

Năm

1989

1999

2009

2021

Số dân

( Triệu người)

64,4

76,5

86,0

98,5

a) Vẽ biểu đồ thíchhợp thể hiện dân số nước ta giai đoạn 1989 – 2021?

b) Hãy giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh?

Đáp án

I: Trắc nghiệm ( 4,0 điểm) : Mỗi câu chọn đúng được 0.25 đ

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

C

C

C

B

B

D

D

D

B

B

A

C

C

A

C

II: Tự luận( 6,0 điểm)

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

(1,5 đ)

- Nguyên nhân của đại suy thoái kinh tế:

+ Trong những năm 1924-1929, kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, sản xuất tăng lên nhanh chóng.

+ Nhưng do sản xuất ồ ạt, nhu cầu và sức mua của thị trưởng không có sự tăng lên tương ứng, làm cho hàng hoá trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất.

- Biểu hiện:

+ Tháng 10/1929, cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ ở Mỹ.

+Sau đó lan rộng ra toàn thế giới tư bản chủ nghĩa, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực (tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp…).

+ Khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932.

+ Cuộc đại suy thoái đó đã tàn phá nặng nề nến kinh tế và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa.

0,25 đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 2

(1,5 đ)

a. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:

- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn.

- Gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

b. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:

- Thứ nhất, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.

- Thứ hai, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng

- Thứ ba, triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng (1930)

Tại Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất cùng các đại biểu thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 3

(1,5 đ)

Phân tích các nhân tố tự nhiên ( địa hình, khí hậu, nước) ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?

1,5đ

*Điạ hình: -Nước ta có ¾ S đồi núi. Là nguồn tài nguyên đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả. Có đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi gia súc lớn.

-Đồng bằng chiếm ¼ S, với đồng bằng châu thổ sông Hồng, Sông Cửu Long, đồng bằng ven biển. Đất phù sa thuận lợi cho phát triển vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm.

* Khí hậu

- Nước ta có KH nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt, ẩm dồi dào là điều kiện để phát triển nông nghiệp nhiệt đới; cây trồng, vật nuôi phát triển nhanh, quanh năm cho năng suất cao. Khí hậu phân hoá đa dạng tạo cơ cấu mùa vụ, sản phẩm đa dạng, điều kiện tạo vùng chuyên canh, chuyên môn hoá sản xuất.

* Nước

- Nước ta có hệ thống sống ngòi dầy đặc, nhiều hồ, đầm tự nhiên, nhân tạo phân bố khắp cả nước. Nguồn nước ngầm phong phú. Đây là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp

0,25

0,25

0,5

0,5

Câu 4

(1,5đ)

a)Vẽ biểu đồ cột : Chuẩn đẹp,đầy đủ thông tin(tên,bảng chú giải...)

0,5

b) Hãy giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh?

- Phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp tái sử dụng các chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đảm bảo sức khoẻ của người dân và tạo ra các sản phẩm an toàn, thông qua sử dụng các công nghệ tiên tiến.

- Giảm thiểu chất thải công nghiệp, qua đó khắc phục và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ vận hành chuỗi sản xuất khép kín, tuần hoàn giữa các doanh nghiệp (đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác).

- Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU), đồng thời sẽ chịu mức thuế thấp hơn khi xuất khẩu vào các thị trường này.

- Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất.

- một số ngành như điện mặt trời, điện gió, điện rác, công nghiệp xử lí nước thải... góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh. Một số khu công nghiệp xanh đang được triển khai ở Bắc Giang,Vĩnh Phúc,...

0,25

0,25

0,25

0,25

2. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 9 CTST

a - Phân môn Lịch Sử

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Tỉ lệ %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chương 1. Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945

Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

2TN

1 TL

20%

Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

4 TN

10 %

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

2 TN

5%

2

Chương 2. Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1 TL(a)

1 TL (b)

15%

Tổng số câu

8TN

1 TL

1/2TL

1/2TL

8 TN + 2 TL

Tỉ lệ %

20 %

15 %

10 %

5 %

50 %

Tổng điểm

2,0

1,5

1,0

0,5 %

5,0

B - Phân môn Địa Lí

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

1

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

– Thành phần dân tộc

– Gia tăng dân số ở các thời kì

– Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính

– Phân bố dân cư

– Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn

– Lao động và việc làm

– Chất lượng cuộc sống

2TN

1TL*a

1,5đ=

15%

2

ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ

1.Nông nghiệp, thuỷ sản

– Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản

– Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản

– Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh

4TN

1TL

2,5đ= 25%

2. Công nghiệp

– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

– Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu

– Vấn đề phát triển công nghiệp xanh

2TN

1TLb

1đ= 10%

Tổng

8TN

1TL

1/2 TL (a)

1/2 TL(b)

5

Tỉ lệ %

20

15

10

5

50%

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 390
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm