(Có ma trận, đáp án) Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo
Đề thi môn Văn 9 CTST giữa kì 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 sách mới được các thầy cô giáo biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa sẽ là tài liệu tham khảo ôn tập giữa kì bổ ích cho các em học sinh. Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo có đầy đủ ma trận và đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo.
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo - đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
[…]
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,
Con nói mơ những núi rừng xa lạ
Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
(Trích Mẹ, Bằng Việt, in trong Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tám chữ
B. Thơ tự do
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ sáu chữ
Câu 2. Hình ảnh nào sau đây xuất hiện trong bài thơ?
A. Bầu trời
B. Mặt trời
C. Biển cả
D. Con đường
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả”?
A. Nhân hóa
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ
D. So sánh
Câu 4. Trong câu thơ “Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ”, từ “ân cần” có nghĩa là gì?
A. Vô tâm, thờ ơ
B. Tận tụy, chu đáo, quan tâm
C. Nghiêm khắc, lạnh lùng
D. Vui vẻ, năng động
Câu 5. Tác giả sử dụng những hình ảnh nào để diễn tả tình cảm của mẹ trong đoạn thơ?
A. Hình ảnh mẹ lặng lẽ và những món ăn mẹ chuẩn bị cho con
B. Hình ảnh ngôi nhà lớn và những âm thanh náo nhiệt
C. Hình ảnh tiếng chân ồn ào và ngọn núi hùng vĩ
D. Hình ảnh cha đi làm xa và những ngọn gió mạnh mẽ
Câu 6: Câu “Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà” mang ý nghĩa gì?
A. Miêu tả cảnh nhà có nhiều khói vào buổi sáng
B. Thể hiện sự no đủ, ấm áp, yêu thương mẹ mang lại cho gia đình
C. Khói bếp làm cho căn nhà trở nên mù mịt vào buổi sáng
D. Hình ảnh khói bếp vào buổi sáng thể hiện sự bận rộn của mẹ
Câu 7: Vần thơ “tiếng chân đi rất nhẹ” có tác dụng gì trong việc diễn tả hình ảnh người mẹ?
A. Miêu tả mẹ đang vội vàng đi lại trong nhà
B. Thể hiện sự ồn ào, nhộn nhịp của không gian gia đình
C. Gợi hình ảnh nhẹ nhàng của mẹ, tránh gây tiếng động để con được yên tĩnh nghỉ ngơi
D. Diễn tả sự sợ hãi của mẹ khi bước đi trong nhà
Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
A. Tình yêu quê hương gắn liền với hình ảnh những món ăn ngon.
B. Nỗi nhớ quê hương khi con đi chiến đấu nơi xa.
C. Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp trong những mùa mưa.
D. Tình cảm thiêng liêng của người con dành cho mẹ trong hoàn cảnh đau thương và xa cách.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 9: Anh/chị có cảm thấy rằng hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ thể hiện một tình yêu vô điều kiện không? Tại sao?
Câu 10: Từ nội dung đoạn thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò người mẹ trong gia đình?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về đoạn thơ trích trong bài thơ “Mẹ” của Bằng Việt ở phần đọc hiểu.
Đáp án
ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)
Từ câu 1 đến câu 8: Mỗi ý đúng 0.5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | C | B | A | B | C | D |
Câu 9:
- Trình bày rõ quan điểm đồng tình/ không đồng tình. 0.5 điểm
- Lí giải: Học sinh có thể lí giải theo cách riêng miễn là rõ quan điểm của mình.
Gợi ý: những hình ảnh trong đoạn thơ làm nổi bật tình yêu vô điều kiện mà mẹ dành cho con, từ sự chăm sóc hàng ngày đến sự hiện diện ấm áp trong cuộc sống.
Lưu ý:
+ Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục (0.5)
+ Học sinh lí giải còn chung chung, chưa thật sự thuyết phục. (0.25)
+ Học sinh lí giải sai lệch hoặc chưa sát vấn đề. (0.0)
Câu 10: Học sinh nêu ra được ít nhất 2 vai trò của người mẹ trong gia đình. Mỗi ý 0.5 điểm.
Gợi ý:
- Người chăm sóc và nuôi dưỡng: Mẹ là người chăm sóc cho con từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày, từ việc chuẩn bị món ăn cho con đến việc tạo ra không khí ấm cúng trong ngôi nhà.
- Nguồn động viên tinh thần: Mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con.
- Biểu tượng của tình yêu thương: Tình yêu của mẹ dành cho con là vô điều kiện và không bao giờ phai nhạt.
- Gắn kết gia đình: Mẹ không chỉ là người sinh ra mà còn là biểu tượng cho tổ ấm, là nguồn cảm hứng và động lực cho con.
- Người truyền cảm hứng: Qua những kỷ niệm, hình ảnh về mẹ, con cảm nhận được sức mạnh của tình yêu và sự hy sinh. Mẹ là người dạy con cách sống, cách yêu thương và cảm nhận cuộc sống xung quanh.
II. VIẾT: (4.0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận văn học | 0.25 |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Thưa thầy” của Hữu Thỉnh ở phần đọc hiểu. | 0.25 | |
c. Triển khai vấn đề: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: 1. Mở đoạn: Giới thiệu đoạn thơ và cảm xúc ban đầu - Giới thiệu về đoạn thơ và tác giả. - Nêu cảm xúc chung khi đọc đoạn thơ, đặc biệt là hình ảnh người mẹ. 2. Thân đoạn: Phân tích và diễn đạt cảm xúc qua các khía cạnh trong bài thơ - Cảm nhận về hình ảnh người mẹ: + Mẹ hiện lên với dáng vẻ ân cần, lặng lẽ, gợi nhớ về sự chăm sóc tận tình. + Hình ảnh “tiếng chân đi rất nhẹ” thể hiện sự chu đáo, ân cần của mẹ trong cuộc sống hàng ngày. - Sự kết nối giữa mẹ và con: + Cảm giác xót lòng khi con nhớ đến mẹ qua hình ảnh mẹ hái trái bưởi đào, thể hiện sự hy sinh và tình yêu vô bờ bến. + Những món ăn mẹ nấu (canh tôm, khoai nướng, ngô bung) không chỉ là thực phẩm mà còn là tình yêu thương, là những kỷ niệm gắn bó giữa mẹ và con. - Tình cảm sâu sắc và gắn kết với quê hương: + Câu thơ “Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!” thể hiện rằng hình ảnh mẹ là biểu tượng của quê hương, là nơi chốn bình yên mà con luôn hướng về. + Mẹ không chỉ là người chăm sóc mà còn là nguồn động viên, giúp con vượt qua những khó khăn, thử thách. 3. Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc và liên hệ bản thân - Nhấn mạnh rằng tình cảm của mẹ là vô cùng quý giá và thiêng liêng. - Kết thúc bằng cảm nhận cá nhân về lòng biết ơn đối với mẹ và sự gắn bó với quê hương. | 0.5 1.5 0.5 | |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0.5 | |
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. | 0.5 |
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo - đề 2
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Năm học 2024 – 2025 Thời gian: 90 phút |
I. ĐỌC – HIỂU (6.0 Điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Nơi anh đứng trời xanh và gió lộng
Giữa mênh mông sóng nước đại dương
Lắm gian nguy mà dạ vẫn kiên cường
Chắc tay súng mà bền gan vững trí.
Anh đứng gác ngày đêm không ngơi nghỉ
Lòng kiên trung bảo vệ lấy biển khơi
Bóng anh in lồng lộng giữa mây trời
Bên tiếng sóng anh lắng nghe biển hát.
Anh đứng đó giữa trời xanh bát ngát
Giữ bình yên cho tổ quốc quê nhà
Đông lạnh lùng hay nắng cháy thịt da
Anh vẫn thế, tuần tra không mệt mỏi
Nơi anh đứng có biển xa vời vợi
Một lá thư cũng gợi nhớ quê nhà
Nơi xóm làng có bóng dáng mẹ cha
Và cô gái anh vừa trao hẹn ước
Anh lính đảo ra đi vì đất nước
Rộng chí trai cho thỏa những khát khao
Cả quê hương ca khúc hát tự hào
Yêu anh lắm, hỡi anh người lính đảo!”
(“ Người lính đảo ”, Nguyễn Lan Hương )
Câu hỏi:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của văn bản? (1.0 điểm)
Câu 2. Tác giả đã miêu tả không gian đứng gác của người lính đảo như thế nào? (1.0 điểm)
Câu 3. a. Trong văn bản, hình ảnh người lính đảo hiện lên như thế nào? (1.0 điểm)
b. Qua đó hãy trình bày cảm nhận của em về hình tượng người lính đảo? (1.0 điểm)
Câu 4. Nêu suy nghĩ của em về sức mạnh của lòng yêu nước.(1.0 điểm)
Câu 5. Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong ngữ liệu sau và nêu tác dụng. (1.0 điểm)
“Thấy nếp thì lại thèm xôi
Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm
Hai tay xới xới đơm đơm
Công ai cày cấy sớm hôm đó mà.” (Ca dao)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Bố tôi” của Nguyễn Ngọc Thuần
BỐ TÔI
“Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: "Con mình vừa gửi thư về". Mẹ tôi hỏi:"Thư đâu?". Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: "Ôi, con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?". Ông nói: "Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả". Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.”
(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)
(Nguyễn ngọc Thuần sinh năm 1972 ở Bình Thuận. Ông là cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Các tác phẩm của ông được viết bằng cả tấm lòng yêu trẻ thơ, hóa thân thành một người bạn đồng trang lứa tạo nên thế giới trong từng trang văn sự giản dị, thân thuộc, bình yên, trong sáng, tinh khiết như tâm hồn của trẻ nhỏ, ngôn từ, giọng văn đầy chất cổ tích, tạo cảm giác đa chiều trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau hay nhân vật với độc giả.)
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm; Thể thơ: Tự do. | 0,5 0,5 | ||
2 | Trong văn bản, tác giả đã miêu tả không gian đứng gác của người lính đảo: “Nơi anh đứng trời xanh và gió lộng Giữa mênh mông sóng nước đại dương”. ® Không gian mênh mông, rộng lớn giữa đại dương bao la và có cả những vất vả và nguy hiểm. | 0,5 0,5 | ||
3 | a. Qua bài thơ , hình ảnh người lính hiện lên : - Dáng hình : tay cầm súng , bóng in lồng lộng giữa mây trời - Hành động : tuần tra không mệt mỏi , cống hiến cả thân mình vì tổ quốc không kể ngày đêm - Ý chí : kiên cường mặc gian nguy , hiểm trở , bền gan vững chí , trung kiên bảo vệ biển khơi - Tâm hồn : Tự hào , vững tin về một ngày sẽ được quay về với quê hương , về với cô gái anh đã trao hẹn ước. b.– Hình tượng người lính đảo được miêu tả trong văn bản là những con người anh dũng, kiên cường. Với tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nước các anh đối mặt với bao khó khăn, gian khổ nơi đảo xa để hoàn thành nhiệm vụ. – Trước hình tượng những người lính đảo, tôi thấy rất khâm phục, tự hào và biết ơn các anh. * Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng vẫn hướng vào nội dung nói trên. | 1,0 1,0 | ||
4 | Sự cần thiết và ý nghĩa sức mạnh của lòng yêu nước – Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. – Lòng yêu nước là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình. – Lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, con người sẽ biết cống hiến nhiều hơn cho đất nước. – Lòng yêu nước là sợi dây đặc biệt giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được nâng cao hơn… * Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng vẫn hướng vào nội dung nói trên. | 1,0 | ||
5 | Biện pháp chơi chữ: nếp, xôi, gạo, cơm (dùng từ gần nghĩa) Tác dụng: Để chỉ các sản vật là lương thực mà con người đổ không biết bao nhiêu giọt mồ hôi để tạo ra, tác giả dân gian gửi gắm. | 0,5 0,5 | ||
II | 6 | VIẾT | 4,0 | |
| a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận về tác phẩm truyện gồm 3 phần MB, TB, KB. b. Xác định đúng yêu cầu của đề Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần | 0,25 0,25 | ||
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được tác phẩm, nội dung, chủ đề của tác phẩm, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: I. MỞ BÀI - Giới thiệu truyện ngắn “Bố tôi" của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. - Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Truyện đã xây dựng thành công hình ảnh người bố - một người đàn ông miền núi chất phác, hiền hậu, hết lòng yêu thương con, trân trọng tình cảm gia đình. II. THÂN BÀI 2. Phân tích 2.1. Hình ảnh người cha miền núi nghèo, tần tảo, vất vả, một nắng hai sương làm nương rẫy ở trên vùng núi cao và không có điều kiện để đi học + Còn bố tôi từ một vùng núi cao xa xôi + Đi chân đất xuống núi + Không biết chữ + Cha con xa nhau chỉ có cách liên lạc là qua những bức thư + Đối với người dân miền núi, nuôi con học đại học không phải là việc dễ dành nhưng ông vẫn cố gắng hết mình cho con theo học đại học. 2.2. Một người cha yêu con, tinh tế, thấu hiểu tâm tư tình cảm của con + Một người cha luôn quan tâm, dõi theo con. + Một người cha trân trọng, nâng niu tất cả những gì thuộc về con. + Một người cha tinh tế, thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con mình. 2.3. Truyện thể hiện tình yêu thương, lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của người con dành cho bố. - Lời kể về bố xúc động rưng rưng khi đi học xa bố. - Mỗi tuần luôn viết thư về nhà để bố mẹ yên lòng. - Luôn yêu thương và tự hào về bố. - Dù bố đã mất nhưng luôn cảm thấy có bố bên cạnh, hình bóng bố mãi mãi không bao giờ phai nhòa. ®Là người con hiếu thảo, thấu hiểu tấm lòng của cha mẹ và luôn sống xứng đáng với tình cảm thiêng liêng đó. 3. Đặc sắc về hình thức nghệ nghệ thuật - Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngoại hình, hành động, lời nói - Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện chân thực, sinh động, nhân vật dễ bộc lộ cảm xúc. - Kết thúc bất ngờ để lại nhiều dư âm, cảm động trong lòng bạn đọc về tình phụ tử thiêng liêng, vĩnh cửu: Người bố mất, nhưng "tôi" biết chắc chắn, bố sẽ đi cùng tôi trên con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời. - Cách đặt tên truyện thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện 4. Đánh giá - Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của truyện: - Liên hệ với các tác phẩm khác cùng đề tài. - Tài năng của tác giả, sức sống của tác phẩm. III. KẾT BÀI - Khẳng định lại giá trị của truyện. - Nêu ý nghĩa của truyện đối với bản thân và người đọc. | 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 | ||
| d. Chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Có những liên hệ hợp lí; bài viết thuyết phục, lôi cuốn, hấp dẫn. | 0,25 0,25 |
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo - đề 3
Xem trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
3 Đề thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
(Có đáp án) Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 9 Global Success
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
(Chuẩn cấu trúc) Đề thi giữa kì 1 Tin học 9 Kết nối tri thức
2 Đề thi học kì 1 Tin học 9 Kết nối tri thức
4 đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
-
Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
-
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
-
Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
-
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
-
Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
-
Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
-
(Có ma trận, đáp án) Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo
-
(Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
-
(Cực hay) Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 9 Chân Trời
Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
(Có ma trận, đáp án) Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo
(Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1