Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
Soạn bài Viết trang 142 lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Trả lời câu hỏi trang 145 Văn 9 tập 1 CTST
- Câu 1. Tìm các câu văn thể hiện luận điểm của bài viết
- Câu 2. Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc nào về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?
- Câu 3. Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được phân tích qua những phương diện nào? Cần chú ý điều gì khi phân tích chủ đề của một truyện thơ?
- Câu 4. Các đoạn văn trong bài viết thường được viết theo kiểu đoạn văn gì? Trình bày tác dụng của cách viết đó
- Câu 5. Xác định các phương tiện và phép liên kết được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của chúng
- Câu 6. Từ bài văn trên, em rút ra điều gì cần lưu ý khi phân tích đoạn trích của một truyện thơ?
- Hướng dẫn quy trình viết trang 145 Ngữ văn 9 CTST tập 1
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là nội dung bài học trang 142 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được cách viết một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó. Sau đây là mẫu soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học 9 trang 142, mời các bạn cùng tham khảo.
Trả lời câu hỏi trang 145 Văn 9 tập 1 CTST
Câu 1. Tìm các câu văn thể hiện luận điểm của bài viết
Các câu văn thể hiện luận điểm của bài viết: Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật; Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình; Bên cạnh đó, đoạn trích còn thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội tha hoá vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
Câu 2. Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc nào về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?
Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sự kết hợp tài tình yếu tố tự sự và trữ tình.
Câu 3. Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được phân tích qua những phương diện nào? Cần chú ý điều gì khi phân tích chủ đề của một truyện thơ?
Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được làm rõ qua những phương diện: các sự việc chính được kể, chân dung các nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ kể chuyện. Một số điểm cần chú ý khi phân tích chủ đề của một truyện thơ:
– Xác định chủ đề chính của truyện thơ.
– Chủ đề có thể được biểu hiện qua những phương diện hình thức mang đặc trưng của thể loại truyện thơ: cốt truyện, tính chất các sự việc được kể, cách xây dựng nhân vật của truyện thơ, lời của người kể chuyện và lời nhân vật (gồm đối thoại, độc thoại),…
Câu 4. Các đoạn văn trong bài viết thường được viết theo kiểu đoạn văn gì? Trình bày tác dụng của cách viết đó
Các đoạn văn trong bài viết thường được viết theo kiểu diễn dịch. Tác dụng:
– Giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận nội dung chính của đoạn.
– Giúp người viết triển khai các câu còn lại hướng đến làm rõ câu chủ đề và kiểm soát được mối quan hệ giữa các câu chủ đề với luận đề của bài viết; nhờ đó tránh được việc lạc đề; lan man, xa đề,…
Câu 5. Xác định các phương tiện và phép liên kết được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của chúng
Các phương tiện và phép liên kết được sử dụng trong bài viết:
– HS có thể chỉ ra một số phép liên kết được sử dụng trong bài viết với những phương tiện tương ứng như: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng,…
– Tác dụng: tạo sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc cho bài viết.
Câu 6. Từ bài văn trên, em rút ra điều gì cần lưu ý khi phân tích đoạn trích của một truyện thơ?
Em rút ra được những lưu ý:
- Cần xác định những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng sẽ sử dụng trong bài văn.
- Trong phần thân bài, nên tách đoạn, mỗi đoạn trình bày một luận điểm.
- Cần đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
- Sử dụng các phương tiện liên kết câu phù hợp.
Hướng dẫn quy trình viết trang 145 Ngữ văn 9 CTST tập 1
Đề bài: Viết bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam là một trong số những hoạt động mà Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tìm hiểu truyện thơ dân tộc. Để hưởng ứng hoạt động ấy, em hãy chọn một đoạn trích trong một truyện thơ mà mình yêu thích để viết bài phân tích và gửi cho câu lạc bộ.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Trước khi viết, cần trả lời những câu hỏi sau:
• Đề tài của bài viết này là gì?
Thực hiện bài viết này nhằm mục đích gì?
• Người đọc bài viết có thể là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài viết của em?
• Lựa chọn cách viết như thế nào cho phù hợp với mục đích và đối tượng người đọc?
• Xác định (những) cách thu thập tư liệu cho bài viết (xem lại Bài 2). Chú ý tính chính xác, đáng tin cậy của tư liệu và ghi chép nguồn tư liệu.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Vận dụng cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học ở Bài 2 để tìm ý và lập dàn ý cho đề bài này. Để nhận ra nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện thơ, cần chú ý đặc điểm hình thức của thể loại truyện thơ (xem lại nội dung phần Tri thức Ngữ văn của bài học này).
Bước 3: Viết bài
Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý:
• Thực hiện theo những nội dung đã được đề cập ở bước Viết bài của Bài 2.
• Vận dụng kiến thức về các kiểu đoạn văn đã học ở lớp 8 để tạo lập đoạn văn, viết đoạn có câu chủ đề hiện rõ (đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp, đoạn phối hợp) và dùng câu chủ đề để trình bày luận điểm của bài viết.
• Vận dụng kiến thức về các phép liên kết trong văn bản đã học ở lớp 7 để tạo sự mạch lạc, liên kết chặt chẽ cho bài viết.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sủa, rút kinh nghiệm
• Đọc lại bài viết của mình và dùng bảng kiểm ở Bài 2 để tự chỉnh sửa:
• Đọc lại bài viết từ góc độ người đọc và trả lời các câu hỏi sau:
1. Điều em thích nhất và điều em muốn điều chỉnh ở bài viết này là gì?
2. Từ bài viết này, em rút thêm được kinh nghiệm gì về việc viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 Chân trời sáng tạo
Bài viết tham khảo
A. Mở bài
Nguyễn Du- đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại cho đời một tác phẩm bất hủ. Đó là “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều”. “Truyện Kiều” gây ấn tượng với người đọc không chỉ bởi giá trị nhân văn cao cả, giá trị hiện thực độc đáo mà còn bởi nghệ thuật tả người đã đạt đến trình độ đỉnh cao. Nói đến nghệ thuật tả người trong “Truyện Kiều” ta không thể không nhắc đến đoạn trích “Chị em thúy Kiều” và đặc biệt nhất là mười hai câu thơ miêu tả tài và sắc của nàng:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
...
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
B. Thân bài
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” gồm hai mươi tư câu thơ lục bát, nằm ở phần một “Gặp gỡ và đính ước” của tác phẩm “Truyện Kiều”. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du tập trung miêu tả vẻ đẹp của chị em thúy Kiều để từ đó ca ngợi vẻ đẹp, đức hạnh và tài năng của những những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Sức hấp dẫn của đoạn trích được tạo nên từ giọng điệu ngợi ca và những hình ảnh ước lệ tượng trưng giàu ý nhĩa
Ở phần đầu của đoạn trích này, Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để giới thiệu khái quát về hai chị em Thúy Kiều đồng thời miêu tả Thúy Vân qua những chi tiết rất cụ thể. Thông qua những câu thơ ấy, ta nhận ra ở hai nàng là cốt cách thanh tao cao quý và một tâm hồn trắng trong tinh sạch. Và đến mười hai câu thơ tiếp, tác giả dành hết tài năng, tình cảm và tâm huyết của mình để miêu tả nhan sắc tài năng của Thúy Kiều.
2.Cảm nhận về nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều
* Đọc đoạn thơ này, điều đầu tiên người đọc có thể nhận ra là Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, so với Thúy Vân, nàng đẹp hơn cả về tài và sắc. Nguyễn Du miêu tả Thúy Kiều với mười hai câu thơ lục bát. Chỉ nhìn vào số lượng câu thơ miêu tả Kiều, ta có thể thấy ông đã đã dành cho nhân vật này mốt sự ưu ái đặc biệt. Nếu như tả Thúy Vân tác giả mượn cụm từ “trang trọng khác vời” thì khi tả Kiều, Nguyễn Du viết:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Ở đây tác giả đã sử dụng thủ pháp đòn bẩy để miêu tả Thúy Kiều. Thông qua thủ pháp nghệ thuật ấy, Nguyễn Du muốn khẳng định Vân đã đẹp Kiều còn đẹp hơn đồng thời miêu tả như thế cũng là để vẻ đẹp của Thúy Vân không bị lu mờ trước vẻ đẹp của Thúy Kiều. Điểm này Nguyễn Du thật sự rất tinh tế. Thúy Kiều mang vẻ đẹp “mặn mà, sắc sảo” tức là ở nàng vừa có cả sự đằm thắm dịu dàng, vừa có cả sự tinh anh về trí tuệ. Vẻ đẹp ấy được Nguyễn Du miêu tả ở cả hai phương diện là tài và sắc.
* Về nhan sắc Kiều mang vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng ngước nghiêng thành”
Nếu như tả Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả rất chi tiết cụ thể, từ khuôn mặt đến đôi lông mày, từ giọng nói, nụ cười đến làn da, mái tóc thì khi tả Kiều tác giả chỉ tập trung miêu tả đôi mắt. Có lẽ bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nhìn vào đôi mắt, người ta có thể đoán biết được tâm tư, tình cảm. Tả đôi mắt của Kiều, nhà thơ một lần nữa sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng (làn thu thủy nét xuân sơn). Để rồi qua bút pháp nghệ thuật ấy, ta nhận ra nàng có một đôi mắt trong như làn nước mùa thu, đẹp như dáng núi mùa xuân- một đôi mắt biết nói, biết cười, biết yêu thương hờn giận, đôi mắt chứa đựng cả tình đời, tình người mênh mông. Đôi mắt ấy đã khiến cho bao đấng nam nhi phải mê say đắm đuối. Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen vì thua sắc thắm, liễu phải hờn vì kém sắc xanh. Phép nhân hóa có tính chất cường điệu “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” như một lời khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều đã vượt hơn hẳn vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên phải ghen hờn, đố kị. Không cần nói nhan sắc của Kiều ra sao, chỉ cần nói hoa còn phải ghen, liễu còn phải hờn với nhan sắc của Kiều thì tưởng như với nhan sắc ấy, không lời nào có thể diễn tả nổi nữa. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ lại từng câu, từng lời, ta sẽ thấy dường như trong vẻ đẹp của Kiều đã ẩn chứa những mầm tai hoạ. Một tương lai không bình lặng, một cuộc đời đầy thử thách có lẽ đã đang đón đợi nàng. Vẫn miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du còn sử dụng nghệ thuật Việt hóa điển tích. Người Trung Quốc có điển tích “khuynh quốc khuynh thành” để nói về những cô gái đẹp. Điển tích ấy làm ta nhớ đến vẻ đẹp của Tây Thi đã từng làm cho vua Ngô Phù Sai vì đắm say mà quên việc nước hay vẻ đẹp của Điêu thuyền khiến cho Lữ Bố và Đổng Trác vì mê mẩn mà quên việc binh. Dùng điển tích ấy để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều là Nguyễn Du muốn khẳng định vẻ đẹp của nàng cũng chẳng thua kém gì các mĩ nhân thủa xưa. Nó cũng có thể khiến cho thành nghiên nước đổ. Như vậy chỉ với một vài câu thơ lục bát, bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, biện pháp tu từ nhân hóa, nghệ thuật đòn bẩy và các từ ngữ chọn lọc, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt người đọc bức chân dung của một tuyệt thế giai nhân. Thúy Kiều mang vẻ đẹp mà có lẽ trên thế gian này không ai có thể sánh được.
* Tuy nhiên, người thiếu nữ ấy không chỉ có nhan sắc mà tài năng cũng xuất chúng hơn người. Tài năng ấy được Nguyễn Du diễn tả ở bảy câu thơ tiếp:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương, lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân”
Theo Nguyễn Du miêu tả thì sự thông minh của Thúy Kiều là do trời phú. Và có lẽ vì thế mà nàng rất đa tài. Kiều am hiểu rất nhiều các bộ môn nghệ thuật. Từ cầm, kì, thi họa, tài năng nào của nàng cũng đạt đến trình độ đỉnh cao, xuất chúng. Các từ “đủ mùi, làu, ăn đứt” đã chứng minh cho điều đó. Thế nên Nguyễn Du mới khẳng định về nàng là “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”(tức là về nhan sắc thì trên thế gian này không ai có thể sánh kịp nàng còn tài năng thì họa chăng may ra mới có một người vượt qua). Và trong tất cả các bộ môn nghệ thuật, Thúy Kiều giỏi nhất là đánh đàn. Tiếng đàn của nàng từng được Nguyễn Du ca ngợi:
“Trong như tiếng hạc bay qua
Đục ngư tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”
Chỉ với vài phép so sánh, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được tài năng xuất chúng của Thúy Kiều. Tiếng đàn của nàng mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc trầm lúc bổng, lục nhặt lúc khoan. Tiếng đàn ấy dường như mang cả nỗi lòng, tâm tư của nàng. Hơn nữa nàng còn biết tự sáng tác nhạc. “Thiên Bạc mệnh” do nàng sáng tác đã khiến cho người nghe ai nấy đều cảm thấy đau xót, não nề, và nó cũng là minh chứng cho một trái tim đa sầu đa cảm.
3. Đánh giá
Bằng giọng điệu ngợi ca, thể thơ lục bát truyền thống mềm mại tinh tế, bút pháp ước lệ tượng trưng, các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, nghệ thuật đòn bẩy cùng các từ ngữ hìn ảnh chọn lọc, đoạn thơ trên đã khắc họa thành công bức chân dung của nhân vật Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn. Song không những thành công trong việc khắc họa chân dung mà Nguyễn Du còn thông qua đó để dự cảm về số phận của Thúy Kiều. Bức chân dung của nàng mang tính chất số phận hội tụ đủ: “sắc, tài, tình, mệnh”. Qua đoạn trích, người đọc thấy được tấm lòng yêu mến, trân trọng của tác giả Nguyễn Du dành cho nàng Kiều, cho những người phụ nữ trong xã hội xưa. Ngày nay, xã hội có nhiều thay đổi, người phụ nữ ngày càng có vị thế. Họ ngày càng trở nên xinh đẹp, không chỉ giỏi việc nước mà đảm cả việc nhà. Và dù ở thời đại nào thì họ vẫn xứng đáng để chúng ta yêu thương và trân trọng.
C. Kết bài
Có thể nói rằng “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn trích thành công nhất về nghệ thuật tả người trong “Truyện Kiều”. Đoạn trích này nhất là mười hai câu thơ miêu tả Thúy Kiều đã khơi gợi trong ta không ít những tình cảm đẹp. Có khiến ta càng thêm cảm phục trước tài năng thơ của tác giả Nguyễn Du, khiến ta càng thêm yêu mến, trân trọng những người phụ nữ xung quanh mình. Tác phẩm ấy đã đem đến cho chúng ta những bài học vô dùng sâu sắc. Đó là bài học về lẽ công bằng, bài học về tình người trong xã hội. Và phải chăng chính vì thế mà sau bao thăng trầm của lịch sử “Truyện Kiều” vẫn là tác phẩm bất hủ của văn học Việt Nam.
Bút pháp tả cảnh ngụ tình qua 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
I. Mở bài | 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: nét đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình ở tám câu thơ cuối - Trích tắt đoạn thơ |
II.Thân bài | 1. Khái quát và dẫn vào đoạn thơ - Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” gồm hai mươi hai câu thơ lục bát, nằm ở phần hai “Gia biến và lưu lạc” trong tác phẩm “ Truyện Kiều”. - Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã miêu tả một cách rõ nét tâm trạng của Thúy Kiều trong những tháng ngày bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để từ đó làm nổi bật nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa. - Đoạn trích hấp dẫn người đọc bởi bút pháp tả cảnh ngụ tình, bởi các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc và bởi chính tình cảm của nhà thơ dành cho nhân vật của mình
|
| 2. Nét đặc sắc trong bút pháp tả cảnh ngụ tình ở 8 câu thơ cuối 2.1. Giải thích thế nào là tả cảnh ngụ tình Tả cảnh ngụ tình là bút pháp nghệ thuật thông qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên để khắc họa tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Đây là bút pháp thường thấy trong thơ ca trung đại. 2.2. Bút pháp tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối - “Buồn trông” là nhìn xa trông ngóng. Thúy Kiều trông ngóng một điều gì đó mơ hồ sẽ đến làm thay đổi thực tại. Nhưng dường như các trông càng vô vọng. - Điệp ngữ: “Buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đó đã diễn tả nỗi buồn, nỗi cô đơn, sợ hãi, tuyệt vọng ngày càng tăng tiến trong nội tâm Thúy Kiều. *Bức tranh thứ nhất: hình ảnh một con thuyền lênh đênh nơi cửa bể: “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” + Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn thuở gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. + Con thuyền nhỏ bé với cánh buồm đơn lẻ như xa dần rồi khuất lấp vào khoảng không vô tân. + Đồng thời “cánh buồm” nhỏ bé kia gợi cho ta liên tưởng đến phận bé nhỏ, lẻ loi, lênh đênh của nàng Kiều. Con thuyền nhỏ bé biết bao giờ mới tìm được bến bờ cũng như nàng Kiều biết đến bao giờ mới được xum họp với những người thân yêu. + Cảnh đã gợi trong lòng người tha thương nỗi buồn, nỗi nhớ về cha mẹ, về quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. *Bức tranh thứ 2: Cảnh một con thác từ trên cao đang ào ào đổ xuống “Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu” + Ngọn nước mới sa” là dòng thác từ trên cao ào ào đổ xuống. Nó gợi ra một khung cảnh dữ dội, hãi hùng. + Trên dòng nước ấy có một hình ảnh một cánh hoa mỏng manh, man mác trôi trong vô định. + Từ láy “man mác” mà Nguyễn Du sử dụng thật độc đáo. “Man mác” vốn là một từ láy được dùng để nói về tâm trạng của con người, nó thường gợi một nỗi buồn không tên, khó tả. Nhưng ở đây, Nguyễn Du lại mượn cái tà ấy để miêu tả một cánh hoa trôi trên dòng nước => làm cho cảnh vật như mang cả tâm trạng con người, cũng buồn vương man mác. + Cảnh hoa làm ta nhớ đến cuộc đời của Kiều. Cuộc đời nàng cũng có khác nào cánh hoa kia, lênh đênh, phiêu dạt. + Câu hỏi tu từ: “Biết là về đâu?” cho thấy sự mất phương hướng, gợi nỗi băn khoăn, thấp thỏm trong lòng Kiều. *Bức tranh thứ ba: Hình ảnh một một nội cỏ trải dài từ chân mây tới mặt đất: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” + “Rầu rầu” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, nó gợi cho ta về sự tàn tạ, héo úa, thê lương. + Nội cỏ “rầu rầu” nhuốm màu đau thương trải rộng nơi “chân mây mặt đất” gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. + Tác giả tả màu xanh của cỏ nối tiếp nhau đến tận chân trời, nhưng màu xanh ấy không sắc nét mà nhòe mờ, pha lẫn vào nhau, có phần đơn điệu. . Màu cỏ hay cũng chính là tâm hồn của Thúy Kiều đang héo úa, heo hắt, rệu rã trước cuộc đời. Phải chăng trong dòng nước mắt cô đơn và tủi cực mà cái nhìn của nàng nhìn đâu cũng thấy vô vọng. + Nàng cũng đang ở độ tuổi xuân thì – cái tuổi được coi là đẹp nhất của cuộc đời con người với những ước mơ, những hoài bão dự định. Thế nhưng tuổi xuân của nàng giờ đây lại phải sống trong cảnh bị giam lỏng ở đây, giữa lầu Ngưng Bích đơn độc, trải qua những tháng ngày vô vị và tẻ nhạt. Với một người con gái không chỉ xinh đẹp mà còn tài hoa như nàng thì sống như thế chẳng khác nào đã chết, đau khổ đến tột cùng. *Bức tranh cuối cùng: Cảnh gió cuốn mặt duềnh “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” + “Gió cuốn” là gió trong ngày dông bão. Nó là ẩn dụ cho những dông gió, tai ương của cuộc đời. Nó như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. + Mọi sóng gió dường như chỉ trực chờ để đổ ập xuống cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc phận. Nghĩ đến điều đó, Kiều không khỏi lo sợ bởi dù gì nàng cũng chỉ là một cô gái chưa có nhiều trải nghiệm của cuộc đời, khó có thể chống lại được những tai ương của định mệnh. + Với những nét vẽ này, Nguyễn Du khác họa đậm nét sự hoảng loạn, mất phương hướng trong tinh thần của Kiều. Nàng hoàng toàn tuyệt vọng trước dòng đời khắc nghiệt. |
| 3. Đánh giá *Đánh giá về nội dung và nghệ thuật + Điệp từ “buồn trông” được nhắc lại nhiều lần và được đặt ở đầu các câu thơ. Điều đó như càng nhấn mạnh, xoáy sâu vào nỗi buồn của Thúy Kiều. Nó khiến cho tám câu thơ cuối giống như một đoạn điệp khúc trong bài ca sầu buồn ảo não. + Hàng loạt các câu hỏi tu từ, các từ láy giàu giá trị biểu cảm, gợi tả được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả thành công bốn bức tranh thiên nhiên. + Thiên nhiên được miêu tả từ xa đến gần, từ tĩnh đến động, từ nhạt đến đậm để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ. =>Tả cảnh mà gợi tâm trạng. Đoạn thơ đã cho thấy cái tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình * Mở rộng nâng cao vấn đề, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học: - Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã khẳng định vị thế nhưng vẫn còn phải chịu nhiều bất công, thiệt thòi (bị bạo hành, bóc lột, lạm dụng...). Để hạnh phúc, người phụ nữ phải luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, độc lập, tự chủ và nỗ lực đấu tranh đạt đến sự bình đẳng.Và dù ở thời đại nào thì họ vẫn xứng đáng để chúng ta yêu thương và trân trọng. |
III.Kết bài | -Nhận xét chung về đoạn trích - Đoạn trích khơi gợi tình cảm gì - Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích |
I. Mở bài
Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại cho đời một tác phẩm bất hủ. Đó là “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều”. “Truyện Kiều” gây ấn tượng với người đọc không chỉ bởi giá trị nhân văn cao cả, giá trị hiện thực độc đáo mà còn bởi nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã đạt đến trình độ đỉnh cao. Nói đến nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong “Truyện Kiều” ta không thể không nhắc đến đoạn trích “Kiều ơ lầu Ngưng Bích” đặc biệt là tám câu thơ cuối.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trong ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
II. Thân bài
1. Khái quát về đoạn trích:
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” gồm hai mươi hai câu thơ lục bát, nằm ở phần hai “Gia biến và lưu lạc” trong tác phẩm “ Truyện Kiều”. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã miêu tả một cách rõ nét tâm trạng của Thúy Kiều trong những tháng ngày bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để từ đó làm nổi bật nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đoạn trích hấp dẫn người đọc bởi bút pháp tả cảnh ngụ tình, bởi các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc và bởi chính tình cảm của nhà thơ dành cho nhân vật của mình
2. Bút pháp tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối
2.1. Giải thích thế nào là tả cảnh ngụ tình
Để có thể làm nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trước hết ta cần hiểu tả cảnh ngụ tình là gì? Tả cảnh ngụ tình là bút pháp nghệ thuật thông qua việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên để khắc họa tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Đây là bút pháp thường thấy trong thơ ca trung đại. Và trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã không ít lần sử dụng bút pháp nghệ thuật ấy.
2.2. Bút pháp tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối
Ở phần cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du đã rất thành công với bút pháp nghệ thuật này khi ra vẽ ra trước mắt người đọc bốn bức tranh thiên nhiên để từ đó diễn tả bốn nét tâm trạng của nhân vật. Tám câu thơ vừa là bức tranh tâm cảnh mà cũng là thực cảnh. Cảnh được miêu tả theo kiểu tứ bình trong con mắt trông bốn bề và từ xa tới gần.
Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra phía xa, Kiều thấy hình ảnh một con thuyền lênh đênh nơi cửa bể:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn thuở gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Đồng thời “cánh buồm” nhỏ bé kia gợi cho ta liên tưởng đến phận bé nhỏ, lẻ loi của nàng Kiều. Cảnh đã gợi trong lòng người tha thương nỗi buồn, nỗi nhớ về cha mẹ, về quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Rồi nàng sẽ đi về đâu? Có được đoàn tụ với gia đình, với chàng Kim hay không chính nàng cũng không biết nữa chỉ biết rằng ngay lúc này đây nàng đang phải đối diện với sự cô đơn nơi đất khách quê người. Điều đó hẳn sẽ khiến người con gái tài hoa ấy vô cùng đau khổ.
Rồi Kiều đưa mắt nhìn gần hơn, trướ mắt nàng là cảnh một con nước từ trên cao đổ xuống:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”
Ngọn nước mới sa” là dòng thác từ trên cao ào ào đổ xuống. Nó gợi ra một khung cảnh dữ dội, hãi hùng. Dòng nước ấy hay chính là dòng đời vạn biến. Cánh “hoa trôi man mác” trên “ngọn nước mới sa” gợi lên thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời. Từ láy “man mác” mà Nguyễn Du sử dụng thật khó để diễn tả. “Man mác” vốn là một từ láy được dùng để nói về tâm trạng của con người, nó thường gợi một nỗi buồn không tên, khó tả. Nhưng ở đây, Nguyễn Du lại mượn từ láy ấy để miêu tả một cánh hoa mỏng manh trôi trên dòng nước dữ. Cách dùng từ như thế làm cho cảnh vật như mang cả tâm trạng con người, cũng buồn vương man mác. Hình ảnh cánh hoa mỏng manh giữa dòng thác ấy gợi lên trong ta biết bao nhiêu suy nghĩ. Liệu rằng nó sẽ đi về đâu? Ra biển cả mênh mông hay vào ao tù nước đọng? Câu hỏi ấy Kiều chẳng thể giải đáp bởi chính câu hỏi về cuộc đời mình nàng còn chẳng thể trả lời. Cuộc đời nàng cũng có khác nào cánh hoa kia, lênh đênh, phiêu dạt. Rồi nàng sẽ đi đâu về đâu, được về với gia đình, quê hương hay lại tiếp tục bị đẩy vào vũng bùn ô nhục? Nghĩ đến điều đó, nàng chẳng khỏi cảm thấy xót xa, đau lòng.
Cảnh tiếp tục được miêu tả ở hai câu thơ tiếp với một nội cỏ trải dài từ chân mây tới mặt đất:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Đọc hai câu thơ trên, ta chợt nhớ đến bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” khi mà hai chị em Thúy Kiều đi dự hội. Chỉ có khác là trong “Cảnh ngày xuân” đó là một nội cỏ xanh non mơn mởn, bừng bừng sức sống thì ở đây cảnh hiện lên là một “nội cỏ rầu rầu”. “Rầu rầu” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, nó gợi cho ta về sự tàn tạ, héo úa, thê lương. Khắp không gian lúc này là cái màu “xanh xanh” tẻ nhạt, nhàm chán trải từ mặt đất đến chân mây- cái khung cảnh dễ khiến con người ta cảm thấy vô vị và chán nản. Tác giả tả màu xanh của cỏ nối tiếp nhau đến tận chân trời, nhưng màu xanh ấy không sắc nét mà nhòe mờ, pha lẫn vào nhau, có phần đơn điệu. Màu cỏ héo úa như sắp tàn lụi như sắp từ biệt vũ trụ, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi. Màu cỏ hay cũng chính là tâm hồn của Thúy Kiều đang héo úa, heo hắt, rệu rã trước cuộc đời. Phải chăng trong dòng nước mắt cô đơn và tủi cực mà cái nhìn của nàng nhìn đâu cũng thấy vô vọng. Khung cảnh ấy lại làm Kiều nhớ đến phận mình. Nàng cũng đang ở độ tuổi xuân thì – cái tuổi được coi là đẹp nhất của cuộc đời con người với những ước mơ, những hoài bão dự định. Thế nhưng tuổi xuân của nàng giờ đây lại phải sống trong cảnh bị giam lỏng ở đây, giữa lầu Ngưng Bích chơ vơ nơi sườn núi, trải qua những tháng ngày vô vị và tẻ nhạt. Với một người con gái không chỉ xinh đẹp mà còn tài hoa như nàng thì sống như thế chẳng khác nào đã chết, đau khổ đến tột cùng.
Và ở hai câu cuối của đoạn trích, cảnh càng được miêu tả ở gần hơn và cũng dữ dội hơn:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
+ “Gió cuốn” là gió trong ngày dông bão. Nó là ẩn dụ cho những dông gió, tai ương của cuộc đời. Nó như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Mọi sóng gió dường như chỉ trực chờ để đổ ập xuống cuộc đời của người con gái tài hoa nhưng bạc phận. Nghĩ đến điều đó, Kiều không khỏi lo sợ bởi dù gì nàng cũng chỉ là một cô gái chưa có nhiều trải nghiệm của cuộc đời, khó có thể chống lại được những tai ương của định mệnh. Với những nét vẽ này, Nguyễn Du khác họa đậm nét sự hoảng loạn, mất phương hướng trong tinh thần của Kiều. Nàng hoàng toàn tuyệt vọng trước dòng đời khắc nghiệt.
3. Đánh giá về nghệ thuật và nội dung
Trong tám câu thơ cuối, điệp từ “buồn trông” được nhắc lại nhiều lần và được đặt ở đầu các câu thơ. Điều đó như càng nhấn mạnh, xoáy sâu vào nỗi buồn của Thúy Kiều. Nó khiến cho tám câu thơ cuối giống như một đoạn điệp khúc trong bài ca sầu buồn ảo não. Hàng loạt các câu hỏi tu từ, các từ láy giàu giá trị biểu cảm, gợi tả được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả thành công bốn bức tranh thiên nhiên. Thiên nhiên được miêu tả từ xa đến gần, từ tĩnh đến động, từ nhạt đến đậm để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ. Tả cảnh mà gợi tâm trạng. Đoạn thơ đã cho thấy cái tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Và cũng qua đoạn trích này, người đọc nhận ra tấm lòng thương cảm, xót xa mà ông dành cho những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng.
Kết bài
Có thể nói rằng tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ thành công nhất về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong “Truyện Kiều”. Lời thơ đã khơi gợi trong ta không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta càng thêm cảm phục trước tài năng thơ của tác giả Nguyễn Du, khiến ta càng thêm thương cảm cho tình cảnh bất hạnh của nàng Kiều, cho nỗi đau của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và phải chăng chính vì thế mà sau bao thăng trầm của lịch sử “Truyện Kiều” của Nguyễn Du vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
(Có ma trận, đáp án) Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
(4 đề) Đọc hiểu Thu vịnh
Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
Phân tích truyện ngắn Củ khoai nướng
Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- (Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
- Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
- Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Ngữ văn 9 Chân Trời
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc
Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng