Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học là dạng bài viết các em sẽ gặp trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ hướng dẫn cách viết một bài văn phân tích 1 tác phẩm văn học truyện hoặc thơ sao cho hay và đúng với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Tham khảo:

1. Tìm hiểu chung về phân tích tác phẩm văn học

1.1. Thế nào là phân tích một tác phẩm văn học.

Phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ chủ đề và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó, người viết: Nêu lên những nhận xét, đánh giá của bản thân về những nét đặc sắc đó. (Nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm).

1.2. Các kiểu bài phân tích một tác phẩm văn học.

- Phân tích một tác phẩm truyện

- Phân tích một tác phẩm thơ

1.3. Những yêu cầu đối với bài văn phân tích một tác phẩm văn học:

- Về nội dung: Nêu được chủ đề: nêu và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

- Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả, năm sáng...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

+ Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để làm nổi bật về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và đưa ra được những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục...

+ Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm hoặc khẳng định giá trị, sức sống, sức ảnh hưởng của tác phẩm...

2. Phương pháp viết bài văn phân tích tác phẩm văn học

1. Phương pháp chung

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định, lựa chọn đề tài: Lựa chọn và đọc kĩ tác phẩm văn học cần phân tích.

Xác định mục đích làm bài: Chia sẻ những hiểu biết về tác phẩm văn học cho người đọc.

- Thu thập tài liệu: Những tác phẩm văn học cùng thể loại trong chương trình để hiểu thêm về tác giả, thể loại, tác phẩm.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

a. Tìm ý: Bằng cách đặt câu hỏi

- Tác phẩm cần phân tích là tác phẩm nào, của ai, thể loại gì?

- Chủ đề chính mà tác phẩm đề cập là gì?

- Những nét đặc sắc nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong tác phẩm?

b. Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả, năm sáng tác...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

* Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để làm nổi bật về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và đưa ra được những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục...

* Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm hoặc khẳng định giá trị, sức sống, sức ảnh hưởng của tác phẩm... Tương tự như mở bài, kết bài cũng có nhiều cách khác nhau, khi viết bài cần vận dụng linh hoạt. Tuy nhiên, kết bài cần tương ứng với mở bài.

Bước 3: Viết bài

- Dựa vào dàn ý đã lập, viết thành bài văn theo yêu cầu của đề.

- Tách phần thân bài thành các đoạn theo các ý chính đã dự kiến (luận điểm 1, luận điểm 2...)

- Chú ý phân biệt yêu cầu viết bài văn phân tích tác phẩm văn học khác với việc chỉ tóm tắt nội dung và nêu chủ đề thông thường của tác phẩm.

- Khi đưa ra bất kỳ luận điểm nào (như: chủ đề hoặc một số nét nghệ thuật thì phải có dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục kết hợp với lời nhận xét đánh giá, thậm chí cả lời bình và bộc lộ cảm xúc (mặc dù ít) thì bài viết mới có sức thuyết phục.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Nếu chưa giới thiệu được tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả, khái quát chủ đề, một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật...) theo đề bài thì bổ sung.

- Kiểm tra đủ luận điểm, nếu thiếu thì bổ sung.

Gạch chân dưới các bằng chứng được trích dẫn. Nếu chưa có hoặc chưa thuyết phúc thì bổ sung.

- Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí. Nếu chưa hợp lí thì cần sắp xếp lại

- Chọn lời đánh giá, nhận xét... phù hợp trong phần đánh giá giá trị tác phẩm.

- Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt dùng từ, đặt câu, liên kết câu, liên kết đoạn, chính tả và diễn đạt.

2. Phương pháp làm bài cụ thể:

* Lưu ý: Đối với kiểu bài này, ngoài việc áp dụng phương pháp chung, cần lưu ý một số điểm sau:

- Ngữ liệu hoàn toàn ngoài chương trình sách giáo khoa đang hiện hành. Vì vậy ngữ liệu phải là những tác phẩm rất ngắn gọn, hoặc chỉ một đoạn trích rất tiêu biểu cho chủ đề hoặc một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm đó...

- Căn cứ vào ngữ liệu có thể yêu cầu HS phân tích đầy đủ các phương diện như: Nêu chủ đề và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật hoặc một phương diện như: phân tích chủ đề, phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích trong đề bài...

- Để làm tốt kiểu bài phân tích tác phẩm văn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (hiện nay đang thực hiện đối với 3 bộ sách) có điểm khác biệt với kiểu bài này ở chương trình cũ.

Cụ thể:

- Kiểu bài Phân tích tác phẩm văn học trong chương trình cũ yêu cầu có thể phân tích cả hai phương diện: Nội dung và hình thức nghệ thuật hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm văn học.

- Còn kiểu bài phân tích tác phẩm văn học hiện nay theo Chương trình giáo dục 2018 là yêu cầu phân tích tác phẩm ở các phương diện: nêu nội dung chủ đề và tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học.

=> Nắm vững sự khác biệt này sẽ giúp cho việc ra đề kiểm tra, thi và người làm bài thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn.

- Trước khi phân tích chủ đề của tác phẩm văn học thì phải tóm tắt được nội dung của tác phẩm hoặc đoạn trích để làm cơ sở cho việc khái quát chủ đề và phân tích...

- Mấu chốt của kiểu bài nghị luận văn học là việc xác lập được các luận điểm. Vì vậy phải căn cứ vào đề bài cụ thể để tìm ra luận điểm. Trong quá trình phân tích để làm rõ luận điểm phải lấy được những dẫn chứng tiêu biểu kết hợp với lí lẽ, nhận xét, đánh giá, bình luận làm tăng tính thuyết phục cho bài viết.

- Trong quá trình phân tích tác phẩm văn học, có thể phân tích phương diện nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc có thể ngược lại. Điều quan trọng là cách dẫn đất và lập luận phải hợp lí và chặt chẽ...

- Sắp xếp các lí lẽ, dẫn chứng theo luận điểm một cách hợp lí

3. Dàn ý viết bài văn phân tích tác phẩm văn học

Dàn ý phân tích tác phẩm truyện

+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tên tác giả, tác phẩm) và nêu khái quát về tác phẩm (chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm).

+ Thân bài: Tập trung phân tích tác phẩm theo trình tự sau:

- Tóm tắt ngắn gọn nội dung của tác phẩm truyện.

- Nêu được chủ đề của tác phẩm truyện (Đoạn trích) và phân tích được chủ đề tác phẩm (Đoạn trích)

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kế, ngôn ngữ...)

-> Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm kết hợp với lí lẽ để lập luận, đánh giá nhận xét... làm sáng tỏ cho các ý kiến nêu trong đề bài...

+ Kết bài: Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm hoặc có thể nêu ý nghĩa giá trị của tác phẩm; suy nghĩ, cảm xúc, sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với bạn đọc, chia sẻ bài học....

Lưu ý:

- Những yếu tố được nêu ra, những nhận xét, đánh giả, lời bình... về các phương diện của truyện phải bám sát chủ đề, cốt truyện, nhân vật, những nét đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm.

- Các nhận xét, đánh giá, lời bình... phải rõ ràng, phù hợp, có li lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

- Cần biết kết hợp các yếu tố cần phân tích với việc nêu những nhận xét, đánh giá, lời bình, cảm nghĩ về tác phẩm. Tránh tình trạng theo kiểu chỉ liệt kê dẫn chứng mà không phân tích, nhận xét, đánh giá...

Dàn ý phân tích tác phẩm thơ:

+ Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, khái quát chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật.

+ Thân bài:

- Nêu được chủ đề của tác phẩm thơ (đoạn thơ) và phân tích được chủ đề tác phẩm thơ (đoạn thơ), hình tượng thơ, cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm thơ: các biện pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, cách ngắt nhịp, hình ảnh, âm hưởng thơ...

+ Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và đặc sắc nghệ thuật, nêu suy nghĩ, tình cảm, bài học.

Lưu ý:

- Những yếu tố được nêu ra, những nhận xét, đánh giả, lời bình... về các phương diện của thơ phải bám sát chủ đề, thể thơ, bố cục, hình tượng thơ, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

- Các nhận xét, đánh giá, lời bình... phải rõ ràng, phù hợp, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

- Cần biết kết hợp các yếu tố cần phân tích với việc nêu những nhận xét, đánh giá, lời bình, cảm nghĩ về tác phẩm. Tránh tình trạng theo kiểu chỉ liệt kê dẫn chứng mà không phân tích, nhận xét, đánh giá...

Phân tích bài thơ Lời ru của mẹ  Xuân Quỳnh

Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

Lời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn

Trong giấc ngủ êm đềm

Lời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấc

Thì lời ru đi chơi

Và khi con đến lớp

Lời ru ở cổng trường

Lời ru thành ngọn cỏ

Đón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn

Trên đường xa nắng gắt

Lời ru là bóng mát

Lúc con lên núi thẳm

Lời ru cũng gập ghềnh

Khi con ra biển rộng

Lời ru xuống ruộng khoai

Ra bờ ao rau muống

Lời ru thành mênh mông.

1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

- Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ được nhiều bạn trẻ yêu thích. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tỉnh cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, như tỉnh mẹ con, bà cháu, tình yêu, tỉnh quê hương, đất nước, biểu lộ những rung cảm và khát khao của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Bài thơ “Lời ru của mẹ” là bài thơ nằm trong mạch nguồn những bài thơ viết về tình cảm gần gũi, yêu thương ấy.

2. Bài tham khảo:

Có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của mẹ? Có lời ru nào ngọt ngào, tha thiết hơn lời mẹ ru con? Hàng ngàn năm qua, thơ viết về mẹ và lời ru có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bài. “Lời ru của mẹ” của nữ sĩ Xuân Quỳnh nằm trong mạch nguồn cảm xúc chung ấy, song đã để lại một dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc suốt mấy chục năm qua nhờ vào cảm xúc tự nhiên, chân thành bằng một tứ thơ thật độc đáo. Chính điều ấy đã góp phần làm nên đặc điểm tươi tắn, hồn nhiên và trong sáng, thu hút sự chú ý của người đọc. Đọc “Lời ru của mẹ” của Xuân Quỳnh, chúng ta được trở về sống lại tuổi thơ như trong truyện cổ tích thần kỳ, giàu biến hóa, tất cả khởi nguồn từ tình thương yêu bao la của mẹ.

Quả thật, bao trùm suốt cuộc đời con không lúc nào vắng lời ru của mẹ. Từ khi con sinh ra đời là lúc lời ru ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Chính cảm xúc tự nhiên này mà thơ Xuân Quỳnh hấp dẫn, lôi cuốn từ người lớn đến trẻ em. Đoạn thơ mở đầu có được vẻ đẹp hồn nhiên cũng nhờ phẩm chất đáng yêu ấy:

“Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

Lời ru về mẹ hát”.

Có lời ru mẹ hát là bởi có con sinh ra đời. Hóa ra lời ru mà tạo hóa ban cho con người là để nâng niu, vỗ về con trẻ. Đọc khổ thơ trên, chúng ta không thể quên đoạn thơ trong thi phẩm “Chuyện cổ tích về loài người" nổi tiếng của chính tác giả:

“Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc”.

Quả là lời ru thật diệu kỳ, như có phép thần tiên, điều đó đã được nhà thơ triển khai trong suốt toàn bộ thi phẩm. Lời ru yêu thương gắn với tuổi hồng, tuổi nụ. Tuổi càng thơ dại, lời ru càng tha thiết, mê say. Lời ru vốn không biết ở nơi nào giữa đất trời cao rộng, bất chợt một ngày khi con sinh ra, lời ru đã có mặt trên đời. Từ đó, lời ru của mẹ theo mãi bên con. Khi con nằm ấm áp trong vòng tay, lời ru hóa thành tấm chăn mềm mại. Lúc con đang say ngủ, lời ru hóa giấc mộng lành:

“Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tẩm chăn

Trong giấc ngủ êm đềm

Lời ru thành giấc mộng”.

Lâu nay, thơ ca viết về lời ru của bà, của mẹ thường gắn với giấc ngủ trẻ thơ: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu/ Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về..."; hay “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/ Năm canh chầy thức đủ vừa năm”. Đến Xuân Quỳnh, lời ru còn biết “đi chơi" khi con thức giấc, thậm chí biết xuống ruộng khoai hay “ra bờ ao rau muống". Lời ru được nhân hóa một cách tài tình, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc sau lũy tre xanh. Nhờ đó, người mẹ hiện lên vừa giàu lòng yêu thương, nhân hậu, vừa mang vẻ đẹp chất phác của người lao động nghèo:

“Khi con vừa tỉnh giấc

Thì lời ru đi chơi

Lời ru xuống ruộng khoai

Ra bờ ao rau muống”.

Không những bên con trong giấc ngủ say nồng, biết vắng mặt làm lụng khi con đùa vui, chạy nhảy, lời ru của mẹ còn theo con đến lớp mỗi ngày. Tuổi thơ của con có lúc nào vắng lời ru bên cạnh. Buổi con tan học về, có mẹ đón đưa, lúc ấy lời ru cũng ngân nga qua từng lời nói yêu thương, từng cử chỉ dịu dàng. Lời ru hóa thành vòng tay, thành ngọn cỏ đón bước chân con lon ton sau giờ tan học:

“Và khi con đến lớp

Lời ru ở cổng trường

Lời ru thành ngọn cỏ

Đón bước bàn chân con”.

Tuổi thơ hồn nhiên của con khép lại với lời ru của mẹ dịu dàng, chở che, ấm áp. Mai này lớn khôn, trưởng thành, liệu lời ru có còn theo bước chân con? Khổ thơ cuối bài được tác giả dùng đến sáu dòng thơ để biểu đạt với tất cả những tình ý, cảm xúc đầy trải nghiệm. Giọng thơ, hơi thơ cũng trải dài ra, khi trục trặc với nhiều thanh trắc được gieo ở các vần “gắt”, “mát”, “thẳm” để rồi kết thúc là câu thơ toàn thanh bằng đi liền nhau: “Lời ru thành mênh mông" như chính cuộc đời mỗi người qua hết gian truân sẽ được thành danh, hiển đạt. Con lớn khôn, lời ru của mẹ vẫn không xa vắng, vẫn ở bên con chia sẻ ngọt bùi. Lời ru hóa thành bóng râm dịu mát trên đường xa nắng gắt lúc con qua. Lời ru cũng đồng hành cùng con lúc gập ghềnh dâu bể. Lời ru hóa thành mênh mông khi con được hiển vinh, vươn ra biển lớn với người đời. Ôi lời ru của mẹ thật diệu kỳ, nhân hậu biết bao:

“Mai rồi con lớn khôn

Trên đường xa nắng gắt

Lời ru là bóng mát

Lúc con lên núi thẳm

Lời ru cũng gập ghềnh

Khi con ra biển rộng

Lời ru thành mênh mông”.

“Lời ru của mẹ” (Xuân Quỳnh) khai thác đề tài muôn thuở trong tình cảm con người. Lời thơ tự nhiên, cảm xúc thơ chân thành, đặc biệt nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tạo được tứ thơ đặc sắc nên thi phẩm đằm sâu nơi trái tim người đọc. Quả vậy, lời ru ngọt ngào từ tấm lòng người mẹ vẫn theo mãi trọn đời con, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, dù phải qua nắng nôi, ghềnh thác. Thật đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết về lời ru và tình mẹ bao la:

"Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru".

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy).

Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh

Ông ra vườn nhặt nắng

Thơ thẩn suốt buổi chiều

Ông không còn trí nhớ

Ông chỉ còn tình yêu

Bẻ khẽ mang chiếc là

Đặt vào vệt nắng vàng

Ông nhặt lên chiếc nắng

Quẩy nhẹ mùa thu sang

1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

- Nguyễn Thế Hoàng Linh được giới phê bình văn chương đánh giá cao và yêu mến gắn cho nghệ danh: “Thi tài tuổi 20" – với một cõi thơ cưu mang trí tuệ, hào phóng cảm xúc. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui, chân thành và trong trẻo, không màu mè phù phiếm.

- Với những vần thơ giản dị “Ra vườn nhặt nắng” là bài thơ đầu tiên trong tập thơ cùng tên của tác giả. Với góc nhìn trẻ thơ đầy màu sắc, với một ý vị riêng, hơi thở cuộc sống hiện ra hồn hậu và rất đỗi thân thương.

2. Bài tham khảo

“Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã làm tươi trong lại hồn người và tươi trong lại thế giới này bởi lời thơ hồn nhiên, giàu yêu thương của một đứa trẻ dành tình yêu cho người ông đã già của mình. “Ngây ngô mà ý vị” là chất thơ tỉnh ròng của sự sống này. Nó vô ý mà hữu ý. Nó vô tư mà hữu tình. Cứ hồn nhiên mà dạt dào ý vị.

Mở đầu bài thơ là những cảm nhận rất trong sáng, đầy yêu thương của người cháu với người ông đã già, không còn minh mẫn của mình.

“Ông ra vườn nhặt nắng

Tha thẩn suốt buổi chiều

Ông không còn trí nhớ

Ông chỉ còn tình yêu”

Đó là người ông đã già, chiều chiều tha thẩn đi dạo trong vườn cùng ánh nắng cuối chiều của mùa thu, phải chăng khi con người ở vào cái tuổi “xưa nay hiểm” thường hay lặng lẽ đón nhận tuổi già của mình cùng thiên nhiên?! Cái nắng được nhìn qua con mắt trong veo của đứa cháu nhỏ cũng trở nên hồn nhiên như đùa vui đậu trên vai ông. Và nắng cuối chiều cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tuổi của ông – cái tuổi không còn tỉnh anh nữa. Bằng cái nhìn trẻ thơ, trong veo, ăm ắp yêu thương của đứa cháu nhỏ, khổ thơ gợi hình ảnh người ông đã già thường góp nhặt niềm vui tuổi già vào mỗi buổi chiều nơi khu vườn nhỏ, hoà mình cùng thiên nhiên, cùng giọt nắng chiều nơi vườn nhà. Cuộc đời ông đã trải bao thăng trầm nhưng đến khi về già ông thanh thân, chẳng mấy bận tâm về chuyện đời, chuyện người. Người ông không còn minh mẫn nữa cũng “hồn nhiên” như cái nắng cuối chiều. Tâm hồn ông giờ đây trong veo như giọt năng thu nghiêng nghiêng mà ông gom lại cho tuổi già thêm niềm vui. Dù thời gian đã hãn in trên cuộc đời của ông, trí nhớ ông không còn minh mẫn nữa nhưng tỉnh yêu thương trong ông không bao giờ vơi cạn, ông vẫn luôn dành cho con cháu tất cả yêu thương, đặc biệt bao yêu thương đong đầy ông dành cả cho đứa cháu nhỏ bên ông.

“Ông không còn trì nhớ

Ông chỉ còn tình yêu”

Khổ thơ gợi hình ảnh hai ông cháu một già một trẻ đang cùng cười vui, cùng nắm tay nhau đi dạo quanh khu vườn điều đó làm cho không gian thêm ấm áp, tình ông cháu thêm bền chặt. Với con mắt quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm đứa cháu nhỏ cảm nhận về không gian mùa thu đã chạm ngõ.

“Bê khẽ mang chiếc lá

Đặt vào vệt nắng vàng

Ông nhặt lên chiếc nắng

Quẩy nhẹ mùa thu sang”

Sắc vàng của lá hoà trong màu nắng tinh khôi làm nên vệt vàng lung linh, cả không gian như tràn ngập sắc vàng. Một chiếc lá vàng rụng xuống thật khẽ, thật nhẹ làm xao động không gian, xao động cả lòng trẻ thơ... Đứa cháu nhỏ như hiểu ý ông nên “khẽ mang chiếc lá/ đặt vào vệt nắng vàng” để rồi “Ông nhặt lên chiếc nắng”, cả hai ông cháu cùng đón nhận khoảnh khắc mùa thu sang. Thu sang thật êm dịu, không gian thu đang chuyển mình để rồi “Quẩy nhẹ” - âm thanh mùa thu, tiếng thu đang cựa quậy, chuyển mình, bước chuyển mùa cũng thật khẽ khàng và dịu êm, lắng vào hồn người. Phải có tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên tạo vật tha thiết nhà thơ mới có thể cảm nhận bước đi của thời gian, không gian thu tinh tế và chính xác đến vậy! Không nhìn bằng giọt sương, làm sao thấy ra “chiếc nắng”, làm sao thấy ra trong nó mùa thu ẩn mình, rồi khi chiếc nắng vừa quẫy nhẹ, mùa thu liền vẫy cánh bay lên? Chỉ ai còn nguyên một đứa bé trong mình mới còn giọt sương trong veo đó. Một giọt sương như thể, dường như, vẫn yên nguyên trong Nguyễn Thế Hoàng Linh. Nó giúp nhà thơ ra vườn nhặt nắng và xây được hành tinh của riêng mình: hành tỉnh trong một giọt sương.

Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế hoàng Linh là giọt lòng của đứa cháu nhỏ dành cho người ông kính yêu của mình. Đó chính là giọt trong vắt của yêu thương. Chính phép màu của yêu thương đã thu niềm vui tuổi già của ông vào trong giọt nắng. Bởi yêu thương tạo ra mọi điều kì diệu cả trong cuộc đời và trong nghệ thuật. Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp cái gốc yêu thương cho con người! Thơ văn sẽ chẳng là gì, nếu không phải là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp cải gốc yêu thương cho con người. Nhất là, yêu thương của con trẻ bao giờ cũng là những giọt trong nhất, hồn nhiên nhất.

“Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh trong veo bởi ngôn ngữ ấu nhi thể hiện nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ. Thứ ngôn ngữ giản dị cùng với lối viết hồn hậu, tươi trong, chân thật như lời tâm sự, thủ thỉ kể chuyện, tâm tỉnh đã làm nên điều ngọt ngào của yêu thương cho bài thơ nhỏ xinh.

Vậy là, trên đôi cánh ngộ nghĩnh vốn có của thơ thiếu nhi, Nguyễn Thế Hoàng Lình đã mang đến một vẻ ngây thơ mà ý vị riêng. Bài thơ lắng lại trong ta bao suy ngẫm: hãy biết trân trọng, kính yêu người thân trong gia đình, biết mở rộng tâm hồn để lắng nghe, cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời có như vậy tâm hồn trẻ thơ mới luôn tươi rói và trong veo. Bài thơ là một độ trong mới, một nhịp rung của hồn trẻ hôm nay. Bởi thế, “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh luôn được bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi yên mến!

Phân tích truyện Quả trứng vàng của Tạ Duy Anh

Tú Minh loay hoay ghi lại dòng nhật ký vào cuốn sổ lưu niệm cho riêng bản thân cậu. Cậu đã ở tuổi mười hai, có nghĩa là thời thơ ấu đang vùn vụt lao qua những “ga” cuối cùng. Điều này không phải không có lúc làm cậu day dứt. Nhưng chả thể làm gì được. Cậu chép miệng nuối tiếc và nhắm mắt lại, lẩm bẩm nói với chính mình:

“Thật ra tất cả bắt đầu từ những lời cầu mong tốt đẹp”.

... Hôm nay Tú Minh từ trường về nhà. Lúc sắp vào cổng, cậu nhìn thấy vật gì trăng trắng trong đám lá tre khô. Cậu lại gần thì nhận ra vật trăng trắng đó là quả trứng gà.

- Ô, một quả trứng gà. Cậu thầm kêu lên. Tại sao nó bị rơi vãi ở đây nhỉ.

Tú Minh lượm quả trứng lên ngắm nghía. Chắc chị mái nâu nào đó trở dạ quá nhanh khi qua đây. “Thật may là mình phát hiện ra, nếu không đêm nay nó sẽ vào bụng một con rắn nào đó cũng nên”. Minh mân mê quả trứng và cảm thấy cơn đói cứ rõ dần. Món trứng ốp lết cũng được lắm. Chỉ cần một chút mỡ, một chút muối tiêu. Hoặc đơn giản hơn là thả béng vào nồi nước sôi và chỉ dăm bảy phút sau là có thể ngồi khoanh chân nhấm nháp vị béo ngậy của trứng luộc.

Nhưng Minh chợt nghĩ: “Mình ăn chỉ một miếng là hết, sẽ chẳng còn cơ hội nào cho mình được ngắm quả trứng đẹp đến nhường kia. Chi bằng đem đặt vào chiếc hũ sành để xuống cạnh bếp, biết đâu chả khối điều kỳ lạ xảy ra”.

Minh lấy giấy bọc chặt rồi cẩn thận đặt vào chiếc hũ, không quên chèn trấu chung quanh. Cậu bê chiếc hũ đặt cạnh bếp lò, nơi mỗi tối và mỗi sảng cậu đều giúp mẹ nhóm lửa.

Quả trứng trở thành người bạn im lặng của Tú Minh. Sảng nào cậu cũng thì thầm nỏi một điều ước gì đó. Những điều ước của cậu đều tốt đẹp. Chẳng hạn có sáng cậu ước: “Giá như mày có thể biến thành một quả trứng vàng để tao đem chia cho các bạn nghèo trong lớp”.

Điều ước này bám riết theo cậu hơn cả và có lúc nó làm cho cậu chán nản, thất vọng vì biết chắc đó là điều không bao giờ có thật. Một buổi sáng, giống như mọi hôm. Tú Minh xuống bếp cời lò và ao ước. Chợt cậu nghe thấy tiếng cựa rất nhỏ, rất yếu ớt, như thể tiếng vươn mình của chồi cỏ sau cơn mưa. Thoạt đầu cậu nghĩ đến con chuột gian manh nào đó xơi tái quả trứng, đánh một giấc no nê đang trở mình. Nhưng tiếng cựa chỉ thoảng qua và hoàn toàn khác với tiếng sột soạt của giấy. Cậu hồi hộp mở nắp hũ ra rồi cẩn thận gỡ từng lớp giấy. Quả trứng không hề xây sát trừ một lỗ thùng nhỏ và chính cải lỗ thủng đó khiến tim cậu nhảy lên. Điều kỳ diệu đã xảy ra: quả trứng biến thành chú gà con. Quãng trưa thì chú gà vàng rực đã hiện hình ngay trước mắt cậu, có thể vuốt ve được. Tú Minh cảm động muốn khóc khi chú gà nép mình trong bàn tay che chở của cậu. Ngày ngày cậu kiếm mồi về cho gà và chả mấy chốc nó đã có thể lẽo đẽo theo cậu đi bắt châu chấu

Qua thu sang đông rồi hết xuân sang hè, chú gà nhép đã lớn vống lên thành nàng mái nâu óng ả. Vòng cườm ở cổ nó mới sáng làm sao. Hằng ngày nó tha thẩn kiếm mồi quanh khu vườn và thỉnh thoảng ngơ ngẩn gióng lên những tiếng gọi rất lạ. Và điều kỳ diệu nữa đã xảy ra: con gà mái của Tú Minh đẻ quả trứng đầu tiên. Tú Minh hả hê ngắm nghía và không ngớt nghĩ đến những điều tốt đẹp. Sau khi đẻ nốt quả trứng thứ mười hai, con mải nâu đời ấp. Tủ Mình lót cho nó một chiếc ổ đẹp tuyệt trần, có lưới bảo vệ rất cẩn thận. Từ đây trở đi mọi việc xem ra suôn sẻ hơn. Đến kỳ đến hạn, cả mười hai chú gà con đều sinh nở an toàn. Lần này Tủ Mình chỉ có một việc là dựng cho mẹ con mải nâu một nếp nhà xinh xắn và chắc chắn. Nhiều lúc đứng xem đàn gà chạy nhảy, Tú Minh lại hơi giật mình nhớ đến đoạn cậu nhìn thấy quả trừng lẫn trong đám tre. Chỉ cần cậu thả vào nồi nước, đun lên là mọi phép lạ chẩm dứt luôn. Sẽ chẳng bao giờ cậu có cái cảm giác sướng run người khi nhìn thấy lũ gà, hiện thân của những điều ước. Sẽ chẳng có cả cái kết thúc mà dù cậu cam đoan không hề bịa mảy may, lũ bạn cậu vẫn ngơ ngác nhìn nhau: “Chẳng lẽ thằng Minh đã thành nhà văn”. Bởi vì một câu chuyện như thể chỉ có thể được sáng tạo bởi chính cuộc sống.

Nào, để xem mình có bịa tí nào không nhỉ? Bắt đầu từ quả trứng và những điều ước... Rồi sau đó cuộc sống đã kể tiếp câu chuyện bằng sự kỳ diệu do chính nó tạo nên, chẳng ai bịa được hay đến vậy. Cậu hoàn toàn an tâm với những dòng nhật ký.

Bài tham khảo

“Bàn tay trao hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm” - đó là thông điệp từ trái tim yêu thương, thứ vũ khí để chống lại mọi khó khăn trong cuộc đời. Cũng vậy thông điệp về tình yêu thương được nhà văn Tạ Duy Anh gửi gắm qua nhân vật Tú Minh trong “Quả trứng vàng”, cậu có ước mơ thật đẹp, vàng ươm màu nắng, gieo cho đời thật nhiều tinh khôi.

Nhà văn Tạ Duy Anh hẳn không còn là cái tên xa lạ với những người yêu văn chương, bởi cùng với những tác giả như Nguyễn Nhật Ánh hay Nguyễn Ngọc Tư, Tạ Duy Anh là một trong những cây bút ấn tượng trên văn đần Việt Nam đương đại. Trong suốt nhiều thập kỉ qua, nhà văn Tạ Duy Anh vẫn luôn cần mẫn “cày bừa trên thửa ruộng muôn thuở của văn chương”, để ươm mầm những hạt giống của sự đẹp đẽ và mới mẻ cho nền nghệ thuật nước nhà. Từng trang văn viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh chưa bao giờ thôi thổn thức, bên cạnh lòng yêu trẻ, nhà văn luôn mong mỏi về một lớp “búp trên cành” trong sáng và khỏe mạnh, yêu thiên nhiên, sống nhân hậu và biết phân biệt phải trái.

Đọc “Quả trứng vàng” của Tạ Duy Anh trái tim ta bỗng nhẹ tênh, tươi mát bởi những dòng chảy đã qua trong cuộc đời thật ngọt ngào, thi vị, trong dòng chảy tươi đẹp ấy chắc chắn có khoảng trời tuổi ấu thơ đầy thơ mộng, mến yêu. Chẳng vậy mà, nhà văn Tạ Duy Anh đã khắc hoạ trong lòng mỗi bạn đọc hình ảnh một nhân vật Tú Minh vô cùng hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu để kéo ta về khoảng trời mộng mơ đã qua. Hiện lên trang văn nhẹ nhàng, vàng ươm màu nắng, trong tựa gió thoảng là hình ảnh Tú Minh hồn nhiên, vô tư với thói quen “ghi lại dòng nhật ký vào cuốn số lưu niệm cho riêng bản thân cậu” để lưu lại thời khắc đẹp nhất đời người khi “ở tuổi mười hai cùng suy nghĩ mang đầy nuối tiếc về dòng chảy thời gian trôi qua vội vã khiến thời thơ ấu đang vùn vụt lao qua những “ga” cuối cùng” làm cậu ngẩn ngơ, nghẹn ngào. Nhà văn đã đem lại cho ta những giây phút được sống lại một thời nhỏ dại đã qua, khiến ta nhìn thấy đâu đó chính bóng dáng của mình trong trang nhật kí mà đứa trẻ nào mỗi đêm đều thao thức, nắn nót ghi lại lòng mình với biết bao buồn vui, trăn trở một cách đầy mê say, chân thành. Thế nên, chỉ bằng vài dòng mở đầu truyện ngắn ta đã thấy hiện ra một Tú Minh tinh tế, nhạy cảm, trưởng thành trong suy nghĩ so với lứa tuổi “mười hai” vội vã của bạn bè cùng trang lứa còn đang khao khát đuổi theo giấc mơ làm người lớn.

Tú Minh có một tâm hồn đẹp, thánh thiện, giàu tình yêu thương. Cậu thật dễ mến! Hãy dõi theo cách mà cậu đối xử với quả trứng xinh khi tình cờ bắt gặp lúc đi học về ta mới thấy được trong tâm hồn đứa trẻ mười hai tuổi Tú Minh luôn chan chứa tình yêu thương. Trên đường đi học về, Tú Minh chợt nhìn thấy một quả trứng gà nằm trong đám lá tre khô. Cậu thấy mình thật may mắn khi nhặt được quả trứng và cũng thấy may mắn cho quả trứng vì cậu nhặt được chứ không nó đã nằm trong bụng một con rắn nào đó. Một suy nghĩ này ra ngay trong đầu cậu là không biết nên làm món gì với quả trứng này bây giờ. Một quả trứng có thể đem đi ốp lết thêm chút muối hoặc luộc dăm ba phút là có ngay một món ngon. Nhưng quả trứng này đẹp đến nỗi cậu không dám ăn, cậu liền đặt vào chiếc hũ sành để xuống cạnh bếp, chờ đợi những điều kì diệu sẽ xảy ra... Tú Minh vui sướng “Ô, một quả trứng gà”, hân hoan “lượm quả trứng lên ngắm nghía” và “mân mê” đầy thích thú, trong sự đắc chỉ nghĩ mình chẳng khác gì anh hùng “Thật may là mình phát hiện ra, nếu không đêm nay nó sẽ vào bụng một con rắn nào đó cũng nên”. Đó là những suy nghĩ rất trẻ thơ được ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ Tạ Duy Anh lách sâu vào trái tim trẻ thơ khiến bạn đọc cũng bật cười trước sự ngộ nghĩnh, rất đáng yêu của Tú Minh trong suy nghĩ “Món trứng ốp lết cũng được lắm. Chỉ cần một chút mỡ, một chút muối tiêu. Hoặc đơn giản hơn là thả béng vào nồi nước sôi và chỉ dăm bảy phút sau là có thể ngồi khoanh chân nhấm nháp vị béo ngậy của trứng luộc”. Thế nhưng, khác với một đứa trẻ thông thường khi cơn đói đến mắt sẽ sáng rực, nhanh chóng xử lí món ăn đang cầm trên tay, còn Tú Minh cậu vội kìm chế suy nghĩ nhỏ bé ấy lại nhường cho những mơ ước tươi đẹp cất cánh trong hi vọng “Mình ăn chỉ một miếng là hết, sẽ chẳng còn cơ hội nào cho mình được ngắm quả trứng đẹp đến nhường kia. Chi bằng đem đặt vào chiếc hũ sành để xuống cạnh bếp, biết đâu chả khối điều kỳ lạ xảy ra”.

Chắt chiu những ước vọng gửi mình trong quả trứng hồng khiến đứa trẻ ấy bỗng trở nên người lớn hơn, trưởng thành hơn, bởi không chỉ vì nghĩ cho mình mà quan trọng hơn trái tim cậu còn mong mỏi nó “có thể biển thành một quả trứng vàng” để “đem chia cho các bạn nghèo trong lớp”. Bất giác, ta nhớ về tuổi thơ trong veo, yên bình, tràn ngập sắc hồng những trứng trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Thẳm sâu trong tâm hồn đầy yêu thương của cậu bé Tú Minh, ta còn nhận ra một con người vô cùng cẩn thận, nâng niu từng giọt long lanh nhỏ bé của cuộc đời trong hành động “lấy giấy bọc chặt rồi cẩn thận đặt vào chiếc hũ, không quên chèn trấu chung quanh” cũng không quên thổi hơi ấm khi mang “chiếc hũ đặt cạnh bếp lò, nơi mỗi tối và mỗi sáng cậu đều giúp mẹ nhóm lửa”. Để rồi, chính từ tấm lòng tràn đầy tình người tha thiết cùng những chắt chiu, lượm nhặt ấy đã giúp cậu bé có được thành quả ngọt ngào khi từng ngày trông ngóng thành quả từ món quà mình mới nhặt được hôm nao giờ đây “biến thành chú gà con” vàng rực, đáng yêu “ngay trước mắt cậu”. Cậu hân hoan, vui sướng “cảm động muốn khóc khi chú gà nép mình trong bàn tay che chở của cậu”, có lẽ lúc này cậu bé ắt hẳn đã vỡ oà hạnh phúc, lâng lâng vui sướng, tự hào về thành quả mà biết bao ngày mình ngóng trông chờ đời, thậm chí có những lúc đã “chán nản, thất vọng” vì biết quả trứng sẽ chẳng thể biến thành vàng, ước mơ của cậu “không bao giờ có thật”. Hơn cả mong đợi quả trứng ấy đã biến thành vàng, niềm vui của cậu lớn dần theo sự lớn dần của chú gà con “đã có thể lẽo đẽo theo cậu đi bắt châu chấu”, cho đến lúc mái Nâu “đẻ quả trứng đầu tiên” và lần lượt cho ra đời “nốt quả trứng thứ mười hai”. Để rồi, từ một quả trứng nhỏ xinh, giờ đây qua bàn tay Tú Minh cùng những tỉ mỉ với “một chiếc ổ đẹp tuyệt trần, có lưới bảo vệ rất cẩn thận” cho mái nâu ấp ủ, đã chào đón “ mười hai chú gà con xinh xắn, đáng yêu” khiến cậu “cảm giác sướng run người khi nhìn thấy lũ gà, hiện thân của những điều ước”. Hành trình khám phá sự kì diệu qua ánh mắt mong chờ, tấm lòng trong trẻo, nhân hậu của Tú Minh thật khiến ta xúc động vì biết đâu trong sâu thẳm kí ức ta đã từng nâng niu một món quà mà tự nhiên ban tặng một cách đẹp đẽ như thế!

Tạ Duy Anh không đi khai thác quá sâu về ngoại hình và hoàn cảnh của Tú Minh, ông chỉ dừng lại ở việc miêu tả diễn biến tâm trạng, những hành động cử chỉ đầy yêu thương, trân trọng của Tú Minh dành cho quả trứng, dành cho Mái Nâu với tất cả tấm lòng thấu hiểu tâm hồn trẻ thơ vô cùng sâu sắc của ông, từ đó xây dựng một hình tượng nhân vật trẻ thơ đáng yêu, có tâm hồn trong sáng, thánh thiện, biết yêu thương.

Bằng ngòi bút tinh tế, nhân văn cùng trái tim tràn đầy tình yêu trẻ, nhà văn Tạ Duy Anh đã đem đến cho chúng ta bức tranh dung dị về thời thơ ấu mà ta đã từng đi qua với triền kí ức tươi đẹp đã gieo vào lòng người đọc những khoảng lặng trong veo mà chỉ tuổi thơ mới có được. “Quả trứng vàng” của nhà văn Tạ Duy Anh đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người để khám phá ra vẻ đẹp ẩn sâu nơi tâm hồn non nớt, thơ dại mà rất đỗi nhân hậu, trong sáng của nhân vật Tú Minh để lại nhiều dư vị ngọt ngào, mê say trong trái tim ta cùng tình yêu bỏng cháy, niềm tin mãnh liệt vào đẹp nơi thế gian xanh tươi này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 148
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi