(Dàn ý chi tiết) Phân tích truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào

Tình cha là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Anh Đào viết về đề tài tình cảm gia đình. Tình cha là câu chuyện thấm đẫm giá trị nhân văn mang đến cho người đọc những giá trị chân thiện mĩ về tâm hồn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích truyện ngắn Tình cha của nhà văn Nguyễn Anh Đào chi tiết sẽ  là những ngữ liệu hay để các bạn tham khảo khi phân tích tác phẩm Tình cha.

Phân tích Tình cha của Nguyễn Anh Đào

TÌNH CHA

Mắt sáng ngời, cha tôi ôm thằng cu Tuấn, thằng cu Bị, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng trong niềm hạnh phúc khôn tả. Nước mắt tôi lưng tròng.

Tôi thương cha. Cả một đời vượt qua bao nhiêu đớn đau, bệnh tật và khốn khó của đời sống vật chất mà không ít người trong hoàn cảnh tương tự đã nản chí, nản lòng, buông xuôi, mặc cho số phận đến đâu thì đến, nhưng với cha tôi thì không vậy. Cha mẹ tôi sinh hạ được hai người con, một trai, một gái. Nếu như không gặp những bất trắc trong cuộc đời thì gia đình tôi cũng khấm khá như bao gia đình khác. Cha tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê hẻo lánh. Con nhà nghèo, nhưng cha tôi rất chịu khó học hành và học rất giỏi. Nhà quê ngày ấy không có điện như bây giờ, chỉ với ngọn đèn dầu hỏa ấy thế mà cha tôi được đi thi học sinh giỏi ở huyện, ở tỉnh. Sau này cha được vào đại học, rồi tốt nghiệp ra trường được phân công về công tác ở một nhà máy lớn.

Cha gặp mẹ qua một mối tình lãng mạn. Mẹ đến thực tập ở nhà máy, hai người quen nhau và sau này họ thành vợ thành chống. Hai anh em tôi ra đời trong tình yêu vô bờ bến của cha của mẹ. Đất nước vẫn còn giặc, cha lên đường nhập ngũ, hai năm vào chiến trường cha tôi bị thương. Vết thương quái ác làm cột sống của cha vẹo đi, chân teo dần, cha thành người bán thân bất toại... Cha ra bắc an dưỡng được hơn hai tháng thì mẹ xin cho cha về nhà để được trực tiếp nuôi dưỡng. Mẹ đi khắp mọi nơi tìm thầy, nơi nào họ mách có thuốc hay, thầy giỏi là mẹ lên đường, chẳng kể ngày hay đêm, hết đắp lại uống, đủ kiểu. Ba năm sau cha tôi như người từ cõi chết trở về. Cha túc tắc tập đi, tập tự tắm lấy, tự vệ sinh lấy... Sức khỏe của cha dần dần hồi phục. Mẹ mừng lắm, như trẻ lại mấy tuổi. Lúc đó chúng tôi đã vào học cấp ba, đời sống lại càng khó khăn hơn. Nhưng thật không may cho cha con tôi, mẹ tôi ngã bệnh, bà mất trong sự đớn đau vô hạn của cha con tôi. Cha nuốt nước mắt vào lòng, không khóc. Hằng đêm cha ngồi lặng lẽ như kẻ vô hồn trước di ảnh của mẹ. Nỗi đau cứ trải dài, thâu đêm suốt sáng...

Hai anh em tôi vẫn hằng ngày cắp sách tới trường. Ngoài suất lương thương binh của cha, lúc rảnh anh trai tôi đi bán bánh mì, tôi đi bán ngô nướng. Một hôm cha bảo:

- Thu này! Cha muốn xuống xóm Đán trông coi nhà cho bác Phú, bác ấy vào Nam với mấy cậu con, chẳng biết đến bao giờ mới về. Nhà ta cho thuê, còn ở Đán cha con ta trồng rau, nuôi con gà con lợn để có thêm thu nhập, lấy tiền cho con ăn học. Nhưng cha thì bệnh tình như vậy, ai làm hả cha?

- Cha sẽ làm, làm túc tắc con ạ!

Tôi đồng ý để chiều lòng cha. Ở nơi rộng rãi, cha bắt đầu trồng rau, nuôi thêm mấy con gà, rồi cha nuôi thêm đôi lợn. Nhìn cha đi lại khó khăn, lúc cúc chăm gà, chăm rau... trong lòng tôi dấy lên một nỗi niềm thương cha vô hạn. Nhưng thật trớ trêu, tai họa lại ập đến với cha tôi. Chỉ vì thấy cây trứng gà rậm rạp che khuất mất vườn trồng rau, cha bắc ghế trèo lên để phạt bớt mấy cành, nhưng chiếc ghế bị nghiêng, cha ngã nhào xuống đất, vết thương cũ lại tái phát. Cha phải nằm viện liền mấy tháng trời bệnh tình mới đỡ. Về nhà cha lại trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà kiếm thêm đồng ra đồng vào.

Năm tôi thi đỗ vào Trường đại học Ngoại ngữ ở Hà Nội, cha cầm sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng để lấy tiền cho tôi ăn học. Được gần một năm, không an tâm ngồi rỗi, cha lên tàu xuôi Hà Nội. Mấy ngày đầu cha cứ bước một, bước một đi quanh quẩn xem xét nơi này, chỗ kia, chung quanh nơi hai cha con ở trọ. Một thời gian sau ông làm quen được với một ông bạn già cùng tuổi, hai ông rủ nhau trông xe đạp, xe máy ở khu tập thể. Ông bạn của cha khỏe hơn thì nhận xe vào bãi rồi dắt xe ra trả, cha yếu hơn thì ghi phiếu nhận tiền, cứ như thế, ngày nắng cũng như ngày mưa, cha đã trụ lại đất Hà Nội gần 5 năm trời với tôi. Khi tôi học xong, xin việc làm ở Hà Nội ổng mới lại quay trở về Thái Nguyên trông coi nhà cửa. Anh trai tôi cũng đã ra trường, có việc làm, tuy đồng lương ít ỏi nhưng gia đình cũng bắt đầu không phải đi vay mượn nữa. Đời sống của cha con dần dần cũng đủ ăn đủ tiêu. Lúc này cha tôi thường giục tôi:

- Con lấy chồng đi để cha nhìn thấy cháu ngoại trước khi nhắm mắt!

Tôi vừa cười vừa nói với cha:

- Cha còn lâu mới chết, con còn đi học thêm nữa cha ạ!

- Con thương cha thì con lấy chồng sớm cho cha yên lòng.

Tuy cự nự như vậy, nhưng thương cha, tôi quyết định lấy chồng. Đám cưới của tôi giản dị nhưng vui. Cha là người vui nhất, ông chống gậy đi đi lại lại, khuôn mặt sáng bừng lên một niềm kiêu hãnh và hạnh phúc.

Tôi lấy chồng tròn năm thì anh trai tôi cũng xây dựng gia đình. Chị dâu tôi là một người phụ nữ đẹp người, tốt nết, khi chị đang yêu anh, không ít người gièm pha, bóng gió:

- Mày lấy nó là để hầu bố nó phải không?

Rồi thì:

- Gia cảnh nhà nó buồn đến chết, sáng nhìn thấy người què, chiều nhìn thấy

người què...

Nhưng chị dâu tôi thật sự yêu anh tôi. Anh chị làm đám cưới sau hai năm yêu nhau, rồi chị sinh cho cha tôi một đứa cháu trai đẹp như một thiên thần.

Tuy ở Hà Nội, nhưng tháng nào tôi cũng bắt chồng tôi đưa hai mẹ con về thăm cha. Mỗi lần về thăm cha thường bảo:

- Nhà mình tuy nghèo nhưng cũng đã yên ổn, các con có công ăn việc làm, các cháu ngoan, cha lấy làm hạnh phúc và mãn nguyện lắm rồi. Bây giờ mẹ con có gọi cha đi, cha cũng vui lòng!

Tôi nói với cha:

Chúng con được như ngày hôm nay là nhờ vào tình thương của cha, nói dại cha mà mất sớm thì chúng con chắc chẳng nên người! Cha phải sống mà nhìn các cháu của cha trưởng thành chứ!

Cha rơm rớm nước mắt, lặng lẽ nhìn về nơi xa xôi.

Cha vẫn vậy, vẫn chiếc gậy trúc nhấc một nhấc một, cười đùa với hai đứa cháu nội ngoại mỗi ngày. Tôi thường ngồi ngắm cha, trong lòng dạt dào tình cha con.

(Nguồn: https://nhandan.vn)

1. Dàn ý phân tích truyện ngắn Tình cha

1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nguyễn Anh Đào là một nhà văn trẻ tuổi, sinh năm 1981 và đang sinh sống tại Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Với phong cách viết giản dị nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc, tác phẩm của Nguyễn Anh Đào không chỉ thu hút được sự quan tâm của độc giả mà còn được đánh giá cao bởi các nhà văn nổi tiếng.

- “Tình cha” là một trong những truyện ngắn giàu giá trị nhân đạo, thể hiện tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của người con đối với cha.

- Đến với câu chuyện “Tình cha”, chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn đức hi sinh thầm lặng của người cha; đồng thời biết trân quý tình phụ tử - tình cảm cao đẹp, thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người.

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào đã thể hiện được tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của người con – nhân vật “tôi” đối với người cha giàu đức hi sinh khiến người đọc xúc động.

- Câu chuyện bắt đầu trong khung cảnh ấm áp tình thân “... cha tôi ôm thắng cu Tuấn, thằng cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng trong niềm hạnh phúc khôn tả”; chính cử chỉ giàu tình yêu thương của cha đối với các cháu khiến cho “tôi” xúc động và trào dâng cảm xúc “Nước mắt tôi lưng tròng”.

- Nhìn cha sum vầy và ngập tràn hạnh phúc bên các cháu, biết bao những kỉ niệm vui buồn ùa về trong tiềm thức của “tôi”. Những kỉ niệm ngọt ngào xen lẫn với buồn đau như những thước phim quay chậm, dựng lại những khung hình của gia đình “tôi”. Ở đó, có một gia đình đã từng có đầy đủ các thành viên rất yêu thương, chăm sóc tận tình cho nhau; ở đó, có biết bao thăng trầm, vất vả, đau đớn của người cha mà mỗi khi nghĩ lại “tôi” cảm thấy vô cùng xúc động.

+ “Tôi” thương cha và cảm phục trước nghị lực sống phi thường của một người lính đã từng vào sinh ra tử trong chiến tranh: “Tôi thương cha. Cả một đời vượt qua bao nhiêu đớn đau, bệnh tật và khốn khó của đời sống vật chất...”

+ Trong kí ức của “tôi”, cha là một người học giỏi, “tôi” rất ngưỡng mộ tinh thần ham học và những thành tích học tập của cha: “Con nhà nghèo, nhưng cha tôi rất chịu khó học hành và học rất giỏi. ... cha tôi được đi thi học sinh giỏi ở huyện, ở tỉnh.”.

+ Mối tình của cha mẹ trong miền nhớ của “tôi” (được nghe kể lại) thật giản dị nhưng rất đỗi cao đẹp: “Cha gặp mẹ qua một mối tình lãng mạn. Mẹ đến thực tập ở nhà máy, hai người quen nhau và sau này họ thành vợ thành chồng.”. Cha mẹ đến với nhau thật tự nhiên và họ lấy nhau sống thật hạnh phúc, bởi vậy cho nên: “Hai anh em tôi ra đời trong tình yêu vô bờ bến của cha của mẹ.”.

+ Biến cố buồn đau đến với gia đình “tôi” khi bố đi lính, trở về bị thương. Mẹ đã phải đi khắp mọi nơi tìm thầy chữa trị bệnh cho bố. Sức mạnh của tình thân đã tiếp thêm cho cha động lực, ý chí vượt lên đau đớn.

+ Nhưng có lẽ nỗi đau đớn, xót xa nhất đối với cha con “tôi”là sự ra đi của người mẹ tần tảo, hết lòng vì gia đình: “mẹ tôi ngã bệnh, bà mất trong sự đớn đau vô hạn của cha con tôi... cha ngồi lặng lẽ như kẻ vô hồn trước di ảnh của mẹ. Nỗi đau cứ trải dài, thâu đêm suốt sáng.”.

+ Mẹ mất sớm, hai chị em “tôi” lại đang ở tuổi ăn tuổi học nên mặc dù cha bị thương, đau ốm vẫn phải gồng gánh để các con được đến lớp, học hành nên người. + Cha thương con, sợ con buông xuôi chuyện học hành nên tìm mọi cách để mưu sinh, kiếm tiền nuôi con ăn học.

+ Nỗi đau chồng chất nỗi đau, khó khăn chồng chất khó khăn: “cha ngã nhào xuống đất, vết thương cũ lại tái phát. Cha phải nằm viện liền mấy tháng trời bệnh tình mới đỡ.” Nhưng dường như bệnh tật, đau đớn về thể xác không làm khuất phục cha, rau, nuôi lợn, nuôi kiếm thêm đồng ra đồng vào.”. Tình cha thật ấm áp yêu thương biết nhường nào! vì lo cho các con ăn học nên người nên: “Về nhà cha lại trồng giảng đường Đại học. Cha đã xoay sở, tìm mọi cách làm việc kiếm tiền để con yên + Tình yêu thương con ở người cha càng mãnh liệt khi “tôi” bước chân vào tâm học. Cha lo toan cho “tôi” ăn học thay cả phần của mẹ, tất cả mọi điều tốt đẹp nhất cha dành hết cho anh em “tôi”. Ở bên cha “tôi” luôn có cảm giác yên lòng, ấm áp yêu thương. Cha là người “tôi” cảm phục, biết ơn, trân trọng và yêu quý vô cùng. Với “tôi” cha là một người tuyệt vời, chính tình yêu thương và đức hi sinh của cha đã bồi đắp tâm hồn của “tôi” và đem những điều tốt đẹp đến với cô.

+ Khi “tôi” và anh trai đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định nhưng lòng cha vẫn lo nhiều. Lo cho con ăn học nên người, giờ cha lại lo hạnh phúc cho các con: “Đám cưới của tôi giản dị nhưng vui. Cha là người vui nhất, ông chống gậy đi đi lại lại, khuôn mặt sáng bừng lên một niềm kiêu hãnh và hạnh phúc.”.

+ Cuộc đời đã đem đến cho cha nhiều bất hạnh, nhiều buồn đau nhưng tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh thầm lặng của cha dành cho con cái cuối cùng cũng được gặt hái quả ngọt. Cha sống trong tình yêu thương của các con và niềm vui của cháu ngoại, cháu nội. Trải qua biết bao thăng trầm, biết bao đau khổ, bất hạnh, cha con “tôi” đã có một hạnh phúc thật ngọt ngào.

+ “Tôi” yêu thương, biết ơn và tự hào về cha – người cha ấm áp yêu thương thay cả phần mẹ nuôi dưỡng anh em “tôi” nên người, những hạnh phúc giản dị đời thường cha đem lại cho “tôi” thật tuyệt vời. Chính cha là người truyền cho anh em “tôi” nghị lực sống, biết trân quý tình thân và sống đẹp.

* Luận điểm 2: Tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của người con – nhân vật “tôi” đối với người cha giàu đức hi sinh trong truyện ngắn “Tình cha” được nhà văn Nguyễn Anh Đào thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc.

- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, chân thực gây xúc động cho người đọc về tình cha con – tình cảm nhân bản thật cao đẹp, thiêng liêng trong cuộc đời mỗi

con người.

- Cách tạo dựng tình huống truyện đơn giản, tự nhiên nhưng gợi nhiều ý nghĩa sâu xa về tình cảm gia đình trong xã hội hiện đại.

- Ngôi kể thứ nhất (người kể chuyện xưng “tôi”), người con gái kể về tình cha

- Tình yêu thương, sự chăm sóc tận tình của cha dành cho con cái trong hoàn cảnh rất đáng thương; cha bị thương nặng, mẹ mất sớm, cảnh gà trống nuôi con trong đói nghèo. Bởi vậy, giọng văn trầm lắng như những lời trò chuyện tâm tình mang nặng ân tình của người con dành cho người cha giàu đức hi sinh. Điều đó có khả năng truyền thẩm vào tâm trí người đọc, thức tỉnh lương tri mỗi người con trong xã hội hiện đại về tình cảm gia đình.

- Ngôn ngữ đối thoại giữa cha với “tôi” thể hiện được tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của “người cha” dành cho các con.

- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế; đặc biệt là khắc họa sinh động, chân thực, cảm động tình yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của “tôi” dành cho cha.

- Cách đặt nhan đề của truyện “Tình cha” cũng thể hiện được tư tưởng, chủ đề của truyện: ca ngợi tình cha con – tình cảm gia đình, gây ấn tượng trong lòng bạn đọc.

* Nhận xét khái quát: Bằng ngôi kể thứ nhất, nghệ thuật kể chuyện chân thực, sinh động, hấp dẫn, giọng văn tâm tình, tình huống truyện tự nhiên; tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được tình phụ tử cao đẹp trong cuộc đời mỗi người. Tình cảm ấy càng ngời sáng và có giá trị thức tỉnh lương tri mỗi người trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người mải mê trong công việc, chạy theo lợi danh mà vô tình quên đi tình thân.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

Truyện ngắn “Tình cha”, tác giả Nguyễn Anh Đào đã gửi đến cho bạn đọc một bức tranh ấm áp tình yêu thương gia đình. Đọc truyện, chúng ta cảm phục, trận trọng trước tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh thầm lặng của người cha dành cho con cải; đồng thời thấu hiểu hơn tình cảm thương yêu, tự hào và biết ơn sâu nặng của anh em “tôi” đối với người cha.

- “Tình cha” câu chuyện thấm đẫm giá trị nhân văn của nhà văn Nguyễn Anh Đào đã truyền thấm vào trong tâm hồn bạn đọc những giá trị chân – thiện – mỹ của tình cảm gia đình. Dung lượng truyện ngắn những âm vang về tình phụ tử thì ngân nga, dạt dào cảm xúc yêu thương trong lòng bạn đọc.

2. Phân tích truyện ngắn Tình cha ngắn gọn

Truyện ngắn "Tình cha" của Nguyễn Anh Đào là một tác phẩm thấm đượm tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cha con. Câu chuyện không chỉ là một bức tranh về cuộc sống gian khó của một gia đình nghèo mà còn là lời tri ân sâu sắc của người con đối với người cha đã hy sinh cả cuộc đời vì con cái.

Truyện kể về tình yêu thương và sự hy sinh của một người cha dành cho con cái. Cha của nhân vật chính đã trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, từ chiến tranh, bệnh tật đến mất mát người vợ. Dù sức khỏe yếu, ông vẫn kiên cường nuôi dạy hai con, làm việc vất vả để lo cho con ăn học. Sau khi các con trưởng thành và lập gia đình, cha cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc khi nhìn thấy các cháu. Truyện khép lại với hình ảnh người cha vui đùa cùng cháu, thể hiện tình cha con sâu đậm.

Người cha trong truyện là một hình ảnh đại diện cho những con người đã vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại vùng quê hẻo lánh, ông đã chứng tỏ mình qua sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Từ nhỏ, cha đã tỏ ra là một người chăm chỉ, học giỏi, với ngọn đèn dầu hỏa cha vẫn học bài đến khuya, và nhờ đó đã thi đỗ vào các kỳ thi học sinh giỏi. Sau này, cha được vào đại học và trở thành một cán bộ kỹ thuật giỏi của nhà máy. Cuộc sống gia đình hạnh phúc với mẹ, người con trai, và người con gái đã từng trải qua những tháng ngày yên ả, đầy tiếng cười.

Tình yêu của người cha dành cho con cái được thể hiện qua những hành động cụ thể, dù đơn giản nhưng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Khi ông cố gắng chăm sóc gia đình, trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn để có thêm thu nhập, tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn lo cho con cái có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngay cả khi sức khỏe suy yếu, ông vẫn không ngừng nỗ lực, không ngừng quan tâm đến con cái. Điều này thể hiện rõ nhất khi ông quyết định xuống xóm Đán trông coi nhà để có thêm thu nhập, dù biết sức khỏe không cho phép.

Mối quan hệ giữa người cha và con gái trong truyện cũng rất đáng chú ý. Tình cha con trong truyện được xây dựng một cách tự nhiên và chân thực, không có những lời nói hoa mỹ, nhưng lại chứa đựng sự sâu sắc và cảm động. Người cha không chỉ là trụ cột của gia đình mà còn là người bạn đồng hành, luôn bên cạnh và ủng hộ con cái trong mọi hoàn cảnh. Khi con gái thi đỗ vào đại học, ông sẵn sàng thế chấp sổ đỏ để lấy tiền cho con ăn học, sau đó còn cùng con lên Hà Nội để kiếm thêm thu nhập. Tất cả những việc làm này đều xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến của người cha dành cho con cái.

Tình cảm cha con trong truyện thật cảm động. Người con gái luôn thấu hiểu và trân trọng sự hy sinh của cha. Cô biết rằng cha đã dành cả cuộc đời cho cô và anh trai, chịu đựng bao đau khổ và gian truân để nuôi dạy con cái nên người. Những lời khuyên nhủ của cha, những mong ước giản dị như được thấy con gái lấy chồng, được bế cháu nội, cháu ngoại trong lòng, đã khiến người con không thể kìm được nước mắt. Cô nhận ra rằng, cha không chỉ là người nuôi nấng cô từ nhỏ, mà còn là người đã dạy cô biết yêu thương, kiên cường và sống có trách nhiệm.

Truyện ngắn "Tình cha" của Nguyễn Anh Đào không chỉ là một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình mà còn là một bài học về sự kiên trì, nghị lực và tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ dành cho con cái. Tác phẩm đã thành công trong việc khắc họa một bức tranh đời sống gia đình giản dị nhưng đầy ý nghĩa, nơi tình yêu và sự hy sinh của cha mẹ luôn là nền tảng vững chắc cho sự trưởng thành của con cái.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 14.859
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm