(Có dàn ý) Nghị luận cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò

Nghị luận mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò là một trong số những đề tài gợi ý trong SGK Ngữ văn 9 KNTT tập 1 khi các em học bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay. Sau đây là mẫu dàn ý nghị luận về cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò kèm theo một số bài văn mẫu hay giúp các em nắm được cách làm dạng đề này.

Nghị luận về vấn đề cần giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò

1. Dàn ý nghị luận mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Mâu thuẫn, xung đột trong môi trường học đường.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

- Xác định được các ý chính của bài viết

- Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý:

* Giới thiệu vấn đề, nêu sự cần thiết phải bàn luận về vấn đề.

* Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết:

Luận điểm 1: Giải thích vấn đề, thực trạng (có bằng chứng về thực trạng)

+ Xung đột học đường là những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng quan điểm xảy ra giữa các cá nhân hoặc nhóm học sinh trong môi trường học đường.

+ Theo một khảo sát gần đây của Trung tâm Bảo Vệ Trẻ Em, tỷ lệ học sinh cho biết từng bị bắt nạt hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt trong trường học lên tới 30%. Con số này cho thấy xung đột học đường đang là một vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, học tập và sự phát triển của học sinh.

Luận điểm 2: Nguyên nhân, tác động

Nguyên nhân:

Chủ quan:

+ Không nhận thức được nguy hại của xung đột

+ Sự thiếu kỹ năng giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn

+ Sống ích kỷ, đố kỵ

+ Bạn bè không hiểu nhau..

Khách quan

+ Gia đình chưa thật sự quan tâm đến con cái

+ Nhà trường chưa có nhiều các buổi ngoại khóa để dạy kỹ năng sống...

Hậu quả

Bản thân

+ Ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của học sinh: gây ra căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, thậm chí là tự tử

+Ảnh hưởng đến học tập: giảm sút kết quả học tập, mất tập trung, bỏ học

+ Ảnh hưởng đến mối quan hệ: gây ra sự chia rẽ, thù hận, bạo lực học đường

Xã hội

+ Ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà trường: làm xấu đi hình ảnh của nhà trường, gây mất niềm tin của phụ huynh và xã hội

* Nêu ý kiến trái chiều và phản bác ý kiến đó

Ý kiến trái chiều: Một số người cho rằng xung đột học đường là điều không thể tránh khỏi, là một phần của quá trình trưởng thành. Họ cho rằng việc can thiệp quá sâu vào những xung đột này có thể làm mất đi tính tự lập, khả năng tự giải quyết vấn đề của học sinh.

Phản bác: Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Xung đột học đường không phải là điều tất yếu, và việc bỏ mặc những xung đột này tự diễn biến có thể gây ra những hậu quả khó lường.

* Đề xuất giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hòa giải:

· Người thực hiện: Học sinh, giáo viên, lãnh đạo nhà trường.

· Cách thực hiện: Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, diễn đàn, hội thảo về kỹ năng giải quyết xung đột, hòa giải. Lồng ghép nội dung này vào các môn học như Giáo dục công dân, Kỹ năng sống.

· Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Sách, tài liệu, video, trò chơi mô phỏng tình huống xung đột.

· Phân tích: Việc nâng cao nhận thức giúp học sinh hiểu rõ hơn về nguyên nhân, hậu quả của xung đột, từ đó có thái độ tích cực hơn trong việc phòng ngừa và giải quyết xung đột.

Bằng chứng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trường học có chương trình giáo dục về hòa giải có tỷ lệ xung đột và bạo lực học đường thấp hơn đáng kể so với những trường không có chương trình này.

- Xây dựng kỹ năng giao tiếp hiệu quả:

· Người thực hiện: Học sinh.

· Cách thực hiện: Tham gia các khóa học, câu lạc bộ về kỹ năng giao tiếp. Luyện tập lắng nghe tích cực, diễn đạt rõ ràng, kiểm soát cảm xúc.

· Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Sách, tài liệu, video, các bài tập thực hành.

· Phân tích: Kỹ năng giao tiếp tốt giúp học sinh hiểu nhau hơn, giảm thiểu hiểu lầm, từ đó ngăn ngừa xung đột phát sinh.

· Bằng chứng: Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, những người có kỹ năng giao tiếp tốt có khả năng giải quyết xung đột cao hơn 30% so với những người khác.

- Tạo dựng một môi trường học đường thân thiện, cởi mở:

· Người thực hiện: Học sinh, giáo viên, ban giám hiệu nhà trường.

· Cách thực hiện: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, đội nhóm để học sinh có cơ hội giao lưu, hợp tác. Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ lẫn nhau.

· Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Không gian sinh hoạt chung, sân chơi, các hoạt động ngoại khóa.

· Phân tích: Một môi trường học đường thân thiện, cởi mở tạo điều kiện cho học sinh gắn kết với nhau, xây dựng mối quan hệ tích cực, từ đó giảm thiểu xung đột.

· Bằng chứng: Tại Phần Lan, một quốc gia có môi trường học đường được đánh giá là tốt nhất thế giới, học sinh được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa và có nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác với nhau.

- Tăng cường sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường:

· Người thực hiện: Phụ huynh, giáo viên, ban giám hiệu nhà trường.

· Cách thực hiện: Tổ chức các buổi họp phụ huynh, trao đổi thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh. Tạo điều kiện cho phụ huynh tham gia các hoạt động của nhà trường.

· Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Sổ liên lạc điện tử, các ứng dụng nhắn tin, các buổi họp trực tuyến.

· Phân tích: Sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường giúp tăng cường sự quan tâm, hỗ trợ đối với học sinh, từ đó giúp các em giải quyết tốt hơn các vấn đề của mình, bao gồm cả xung đột với bạn bè.

Bằng chứng: Theo một nghiên cứu của UNESCO, những học sinh có sự hỗ trợ tốt từ gia đình và nhà trường có khả năng thích ứng với môi trường học tập và giải quyết xung đột tốt hơn so với những học sinh khác

* Khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề

Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2. Viết văn nghị luận về giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò

Trong những năm gần đây những xung đột, mâu thuẫn của học sinh, mà nặng hơn là bạo lực học đường đang là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này?

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

Những nguyên nhân dẫn đến hành vi xung đột thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".

Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

Những xung đột, mâu thuẫn ấy để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:

Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.

Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.

Vậy chúng ta có thể có giải pháp nào cho vấn nạn này? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bỏ hành vi xung đột, bạo lực trong môi trường học sinh:

Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.

Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI XUNG ĐỘT, BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
27 23.665
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm