Em hãy viết một bài văn cảm nhận về đoạn truyện Áo tết

Cảm nhận về đoạn truyện Áo tết

Áo tết là một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Thông qua nhân vật bé Em và bé Bích tác giả đã gửi đến cho người đọc những thông diệp vô cùng nhân văn và giá trị trong cuộc sống, đó chính là sự quan tâm cảm thông và chia sẻ giữa con người với nhau. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý cảm nhận về đoạn truyện Áo tết hay và chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Cảm nhận về đoạn truyện Áo tết

Văn bản Áo tết

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

-Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi sách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

-Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

-Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

-Vậy mầy được mấy bộ?

-Có một bộ hà.

Con bé Em trợn mắt:

-Ít quá vậy?

-Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.

-Vậy à?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

-Còn mầy?

-Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

-Mầy sướng rồi.

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xị xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài, “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho”. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

-Bộ đồ mầy mai chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:

-Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì bích vẫn quý bé em. Thiệt đó.

Dàn ý cảm nhận về đoạn truyện Áo tết

1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của miền đất Nam Bộ. Chính vì vậy mà các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được thường mang đậm màu sắc phương Nam, cuốn hút người đọc. Tác giả là cây bút đa tài, sáng tác thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết. Văn phong của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, mộc mạc, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương....

- Truyện ngắn “Áo Tết” kể về tình bạn đẹp giữa bé Em và bé Bích. Đó là những đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, giàu tình yêu thương. Dù hoàn cảnh gia đình của bé Em sung túc hơn bé Bích nhưng không vì thế mà bé Em có thái độ khinh thường bạn, ngược lại cô bé còn nhỏ nhưng hiểu chuyện, biết cảm thông, chia sẻ và trân trọng bạn. Đọc truyện, chúng ta cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu của những bạn nhỏ, từ đó biết trân trọng tình bạn.

2. Thân bài:

* Luận điểm 1: Truyện ngắn “Áo Tết” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa chân thực, sinh động tình cảm yêu thương giữa những người bạn tốt, đó là câu chuyện về tình bạn đẹp của bé Em và Bích rất đáng trân trọng, ngưỡng mộ.

Tình cảm chân thành, trong sáng, ấm áp yêu thương của bé Em đối với bé Bích – một cô bạn nhà nghèo đã hấp dẫn người đọc ngay từ đầu câu chuyện. + Bé Em được sinh ra trong một gia đình khá giả, có cuộc sống đầy đủ, được mẹ yêu thương, chăm sóc và chuẩn bị tất cả điều kiện về vật chất. Bởi vậy, bé Em luôn được sống trong không khí gia đình hạnh phúc, không phải lo toan, làm việc vất vả như Bích. Còn bé Bích không được may mắn như vậy, gia đình bé khó khăn, em phải sớm chia sẻ công việc gia đình với mẹ. Mặc dù có sự cách biệt về nồng của đội bạn nhỏ tuổi này. Bé Em và bé Bình chơi thân với nhau từ nhỏ, ngôi hoàn cảnh sống thế nhưng điều đó không trở thành bức tường cản tình cảm ấm cùng bàn học từ lớp một đến hết lớp năm, lúc nào cũng tíu tít như đôi chim sẻ, đâu cũng có nhau. Chính điều này đã thắt chặt tình cảm của hai cô bé, chúng biết yêu thương, thấu hiểu tâm tư, tính cách của nhau và vì thế nên có cách ứng xử rất đẹp, rất đáng trân trọng.

+ Đến ngày tết, bé Em được mẹ mua cho một chiếc váy hồng nơ hoa rất xinh trong số bốn bộ váy mới có được mẹ mua để mặc tết. Cô rất yêu thích và tưởng tượng cảnh minh diện chiếc váy hồng xinh xắn này thì thật là tuyệt vời biết bao. Bởi đó là bộ đồ rất sang trọng, là niềm mơ ước của biết bao đứa trẻ được một lần khoác lên mình chiếc váy xinh đẹp như các nàng công chúa trong các câu chuyện cổ tích. Bản thân bé Em cũng có cảm giác sung sướng khi được mẹ mua cho bộ váy đó: "Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: -Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi." Và cái cách bé em nghĩ đến cảnh nó diện bộ váy đó vào người trong ngày tết đến thăm cô giáo mới đáng yêu làm sao: “Bây giờ con bé Em tỉnh trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bầu viễn kim tuyến cho tụi bạn lẻ con mắt luôn”. Phải là người am hiểu thế giới tâm hồn trẻ thơ, thấu hiểu được niềm hạnh phúc của các em nhỏ thì nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mới khắc họa sinh động, chính xác tâm lí của những đứa trẻ có được bộ đồ đẹp mặc khoe với bạn bè trong những ngày tốt đến vậy,

+ Niềm vui khi có bộ đồ mới, người đầu tiên bé Em muốn chia sẻ là Bích – cô bạn thân: “Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.”. Nhưng khi đến nhà Bích, trò chuyện với Bích về chuyện quần áo mới đi chơi tết: “ Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?.... Vậy mấy được mấy bộ?", và khi nghe Bích nói: “ Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi....- Có một bộ hà.” thì: “Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.”. Trong cái cảm giác “mất hứng” ấy của bé Em có cả tình yêu, sự thương cảm, sẻ chia của cô bé đối với hoàn cảnh nghèo túng, thiếu thốn của gia đình Bích. Bởi, hơn ai hết, bé Em hiểu được gia đình Bích nghèo, đông anh em; mẹ làm lụng quanh năm vất vả thì việc sắm sửa cho con cái bộ đồ mới ngày tết đó là cả một điều khó khăn.

+ Dù rất thích chiếc váy mẹ tặng và rất muốn được trưng diện với bạn bè trong ngày tết nhưng bé Em lại không dùng đến chỉ vì nghĩ đến Bích - người bạn thân của mình. Đến ngày tết, hai đứa đi thăm cô, bé Em mặc bộ đồ gần giống bé Bích chứ không phải bộ váy lộng lẫy được mẹ mua tặng mặc tết. Trong lòng bé Em không muốn để cho Bích phải tủi thân, nên bé Em: “ lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bầu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự". Cả hai tung tăng sánh bước vui vẻ bên nhau, cùng tươi cười đón chào năm mới, cùng nhau đến chúc tết cô giáo; trong lòng bé Em chợt trào dâng cảm xúc; “Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, minh mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chở. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân.” Cách ứng xử của bé Em thật văn hóa, rất đáng trân trọng. Đọc những chi tiết này, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương bạn, tính cách khiêm tốn, sự tinh tế của bé Em. Tuy còn nhỏ nhưng con người bên trong của bé thật sự trưởng thành, biết suy nghĩ đến hoàn cảnh, cảm xúc của người khác. Tình cảm đẹp mà bé Em dành cho bé Bình - một thứ tình cảm trong sáng, vô tư, tôn trọng khiến người đọc rất ngưỡng mộ.

= Bé Em là một cô bé có tâm hồn trong sáng, trái tim nhân hậu, biết trận trọng tình bạn rất đáng ngợi ca.

- Truyện ngắn “Áo Tết” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn khiến người đọc cảm phục trước vẻ đẹp tâm hồn của bé Bích. Đó là một cô bé có tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm và hiểu chuyện, biết giúp đỡ mẹ công việc nhà.

+ Bích còn là một đứa trẻ nhưng sinh ra trong gia đình nghèo: “Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền”. Bích sớm nhận thức được hoàn cảnh gia đình khốn khó nên thương mẹ, chia sẻ công việc gia đình với mẹ: “Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo.”.

+ Do gia đình không có điều kiện, lại có nhiều em nên bé Bích nhường quần áo mới cho các em vì vậy bé chỉ có duy nhất một bộ quần áo mới để mặc tết. Từ nhỏ, bé Bích đã luôn mặc lại quần áo cũ của anh trai, ít khi được mặc một bộ quần áo mới dành cho riêng mình: “Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại.”. Bé Em nhìn thấy được điều đó nhưng cũng không thể giúp gì được bạn. Nhưng bản thân Bích cũng không cảm thấy điều đó làm nó buồn, bởi gia đình bé Bích ai cũng vậy: “Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách.”.

+ Dù sinh ra trong một gia đình nghèo, thế nhưng cách anh em Bích sống và chia sẻ với nhau thật đáng trân trọng. Điều đặc biệt là, tất cả anh em cô bé đều yêu thương nhau, hiểu chuyện nên: “Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chứ không so đo chuyện cũ mới,...

+ Đối với bé Em, Bích dành tình cảm chân thành và rất tôn trọng bạn. Bởi Bích cảm nhận được tình yêu thật lòng, sự quan tâm chu đáo của bé Em đối với mình. Ở bên bé Em, Bích cảm nhận được sự ấm áp yêu thương của tình bạn. Bởi vậy, thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý em, thiệt đó!”. bé Em có mặc đồ đẹp, sang trọng hơn Bích thì: “Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em cũng là một cô bé giàu nghị lực sống, biết trân quý tình bạn, rất đáng để chúng ta = Bé Bích tuy còn nhỏ nhưng hiểu chuyện, trưởng thành trong suy nghĩ và noi gương, học tập.

* Luận điểm 2: Để làm nổi bật được tình bạn đẹp của bé Em và bé Bích trong câu chuyện “Áo Tết”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc.

- Cách kể chuyện tự nhiên, sử dụng ngôi kể thứ ba, giọng kể nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, ấm áp tình người làm rung động trái tim người đọc.

- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh những sự việc bình dị trong cuộc sống đời thường của những người bạn nhỏ nhưng có sức truyền thấm mạnh mẽ về giá trị của tình bạn.

- Tình huống truyện độc đáo, gợi nhiều liên tưởng, nghĩ suy cho người đọc về những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo phải chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè.

- Sử dụng ngôn ngữ đối thoại ngắn phù hợp với tính cách nhân vật và giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn trong sáng, nhân hậu của những đứa trẻ.

- Đọc truyện, chúng ta bị lôi cuốn bởi cách sử dụng ngôn ngữ địa phương Nam Bộ rất dễ thương của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Điều này cũng làm nên đặc trưng phong cách rất riêng của nhà văn.

- Nhan đề của truyện phù hợp với tâm lý trẻ thơ, gợi nhiều tò mò cho bạn đọc trẻ; góp phần thể hiện chủ đề của truyện: ca ngợi tình bạn đẹp.

* Nhận xét khái quát: Tình cảm đẹp mà bé Em dành cho bé Bích - một thứ tình cảm trong sách, vô tư, tôn trọng lẫn nhau. Có người từng nói rằng: “ Tình bạn chân chính là viên ngọc quý” và đôi bạn thân bé Em, bé Bích đã có được viên ngọc quý sáng nhất của riêng bản thân mình. Tình bạn giữa bé Em và Bích trong sáng, thấu hiểu và quan tâm cho nhau. Bé Em sợ bạn buồn nên đã lưỡng lự không khoe áo mới, rồi quyết định không mặc áo mới mà mặc áo có hình con mèo bự để giống với Bích. Bích biết bạn thương mình, nghĩ dù bạn có mặc gì thì Bích vẫn quý bạn. Qua hành động và thái độ của hai nhân vật, người đọc cũng có thể thấy được sự tôn trọng dành cho nhau, không so đo thiệt hơn và đó chính là tình bạn chân chính.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.

- Với cách kể chuyện dung dị, chất văn nhẹ nhàng mà thấm đẫm dư vị đời sống thường nhật; cách cho nhân vật trò chuyện tâm tình để bộc lộ được vẻ đẹp tâm hồn của bé Em và bé Bích; nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã truyền thấm vào trái tim, tâm hồn, suy nghĩ bạn đọc một bức thông điệp giàu giá trị nhân văn về tình bạn đẹp, đáng trân trọng ở mỗi người.

- Câu chuyện “Áo Tết” có dung lượng ngắn nhưng giàu ý nghĩa sâu xa, gợi nhắc ở mỗi chúng ta cách ứng xử đẹp với bạn bè.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
22 10.319
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm