(Chuẩn) Soạn văn 9 bài Tiếng đàn mưa

Tiếng đàn mưa là tác phẩm nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944). Bài thơ đã mang đến cho người đọc một nỗi nhớ về sự cô đơn nhưng không hề nặng nề mà nhẹ nhàng như những tiếng mưa rơi. Sau đây là gợi ý soạn bài Tiếng đàn mưa lớp 9 bộ Kết nối tri thức, mời các em cùng tham khảo.

Soạn Tiếng đàn mưa

1. Soạn Tiếng đàn mưa tác giả tác phẩm

Tác giả

– Bích Khê (1916 – 1946) quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông được đánh giá cao với những bài thơ đặc sắc, giàu tính nhạc. Bích Khê là nhà thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945).

Tác phẩm

Tiếng đàn mưa nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944).

1. Thể loại

- Văn bản Tiếng đàn mưa thuộc thể loại thơ song thất lục bát.

2. Xuất xứ

- Tiếng đàn mưa nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944).

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.

- Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.

- Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống.

- Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ.

5. Giá trị nội dung

- “Tiếng đàn mưa” của Bích Khê đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, điển hình là cảm xúc của nhân vật “khách tha hương”. Qua đó, bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.

6. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt.

2. Trước khi đọc Tiếng đàn mưa

Hãy chia sẻ cảm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em xúc động.

Một trong những bài hát em cảm thấy vô cùng xúc động chính là bài hát Ba kể con nghe. Toàn bộ ca khúc là những lời tâm sự của tác giả với con trai. Bài hát như lời tâm tình mộc mạc của người cha kể về tuổi thơ bình yên bên những cánh đồng cho đến những ngày khôn lớn. Qua lời kể của mình, người cha muốn gửi đến cho đứa con niềm tin yêu và ước mơ về tương lai. Và có lẽ, ước giản dị nhất là mong con nên người và được hạnh phúc.

3. Đọc văn bản Tiếng đàn mưa

1. Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa

Những sự vật hiện tượng phụ họa cùng mưa: “hoa, thềm lan (thềm nhà), nước non.”

2. Những nơi mưa rơi xuống

- Những nơi mưa rơi xuống: “Lầu, thềm lan (thềm nhà), cánh đồng, trên ngàn”.

3. Cách sử dụng các biện pháp tu từ

- Các biện pháp tu từ được sử dụng:

+ Điệp ngữ: “mưa hoa rụng”, “mưa xuống”, “mưa rơi”, “bóng dương”, “mưa trong ý khách”

+ Ẩn dụ: “thềm lan”, “giọng đàn mưa xuân”, “bóng tà dương”, “mưa trong ý khách”,…

- Nhận xét cách sử dụng các biện pháp tu từ:

+ Tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ điệp ngữ và ẩn dụ trong bài thơ bằng cách hợp lý, dễ hiểu.

+ Sử dụng khéo léo, ý nhị, vừa thể hiện nội dung bài thơ rất sâu sắc, vừa làm bài thơ nhịp nhàng, bay bổng.

4. Nguyên nhân khiến nhân vật “khách tha hương” rơi lệ.

- Do “khách tha hương” thấy được bóng tà dương trong một buổi chiều, nhớ lại quê hương nên mới rơi lệ.

- Rộng hơn nữa, “khách tha hương” đã xa quê lâu năm được chứng kiến một cơn mưa, và hàng loạt cảnh vật của cố hương hiện ra trong cơn mưa qua tâm tưởng của “khách”. Chính vì vậy, “khách” đã bồi hổi, xúc động, nhớ nhung về quê hương.

4. Trả lời câu hỏi bài Tiếng đàn mưa trang 48-49

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa

- Đặc điểm:

+ Được cấu tạo từ hai câu thất – bảy chữ (song thất) và 1 cặp lục bát (1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng).

+ Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục “lan; ngàn”, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát “ngàn; đàn”.

Câu 2. Bố cục của bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần

- Bố cục, nội dung chính:

+ Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.

+ Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.

+ Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống.

+ Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ.

Câu 3. Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều lần trong bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng với tần suất cao những từ ngữ ấy.

Những từ ngữ được sử dụng nhiều lần: “mưa; ý khách; bóng dương”.

Tác dụng: Hình ảnh cơn mưa gợi lên nỗi buồn, sự hiu quạnh, cô đơn của người con xa quê hương nhớ nhà. Ý khách chính là việc tự coi mình là khách ở nơi chốn xa lạ này, tâm hồn không thuộc về nơi này khiến con người xa lạ vô cùng. Bóng dương tàn, chí khoảnh khắc hoàng hôn khiến con người càng thêm cô đơn, chỉ mong có thể trở về nơi mà mình thuộc về. Sự lặp lại những từ ngữ này tạo nên một âm điệu du dương, trầm buồn như tiếng lòng ai đang thổn thức, nghẹn ngào. Đồng thời cũng thể hiện sự dai dẳng, ám ảnh của tâm trạng buồn bã, cô đơn trong lòng người con xa xứ.

Câu 4. Nêu đặc điểm chung của những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa trong bài thơ. Tác giả muốn khắc họa tâm trạng gì qua những sự vật, hiện tượng ấy?

Những đặc điểm chung của sự vật hiện tượng phụ họa trong mưa chính là đều song hành, cùng rơi với những giọt mưa. Hoa rơi cùng, thềm lan hứng nước mưa, nước non cùng rả rích càng khắc hoa lên tâm trạng cô đơn, nhớ nhà của nhân vật trữ tình. Tất cả đều hòa quyện vào nhau, cùng nhịp điệu với những giọt mưa rơi như vẽ nên bức tranh tâm trạng cô đơn, nhớ nhà da diết của nhân vật trữ tình.

Câu 5. Chỉ ra mối liên hệ giữa hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu với nội dung của hai câu thơ cuối

Hình ảnh "nước non" như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ "Tiếng đàn mưa", kết nối các khổ thơ, tạo nên một mạch cảm xúc liền mạch, da diết. Khổ đầu, nước non hiện diện như bản nhạc du dương hòa cùng tiếng mưa xuân, vẽ nên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khơi gợi trong lòng thi nhân nỗi nhớ quê da diết. Đến khổ cuối, nước non như nốt luyến cuối cùng, đẩy cảm xúc lên cao trào, khiến những giọt lệ nhớ nhung tuôn rơi. Nỗi cô đơn, buồn tủi không chỉ còn vang vọng trong tiếng mưa ngoài hiên mà còn lan tỏa, thấm đẫm trong từng câu thơ.

Câu 6. Em có ấn tượng nhất với điều gì ở bài thơ? Vì sao?

- Em ấn tượng với hình ảnh “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”.

- Đâu đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật. Chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại.

5. Viết kết nối với đọc bài Tiếng đàn mưa

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích cảm xúc của nhân vật “khách tha hương” trong bài thơ Tiếng đàn mưa

Viết kết nối với đọc bài Tiếng đàn mưa

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 86
0 Bình luận
Sắp xếp theo