(Không chép mạng) Phân tích bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang
Phân tích văn bản Bà má Hậu Giang
Phân tích bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang - Bà má Hậu Giang là một bài thơ hay của nhà thơ Tố Hữu. Bà má Hậu Giang là một hình mẫu khá tiêu biểu cho người phụ nữ yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp với sự hội tụ của nhiều phẩm chất đáng quý. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích văn bản Bà má Hậu Giang kèm theo bài văn mẫu nghị luận phân tích tác phẩm Bà má Hậu Giang chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
- Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn
- Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
1. Dàn ý nghị luận phân tích văn bản Bà má Hậu Giang
Mở bài:
- Dẫn dắt: Trải qua những cuộc chiến đầy cam go và thử thách, biết bao nhiêu con người anh dũng đã phải ngã xuống để gây dựng nên nền độc lập vững chắc ngày hôm nay. Trong số đó, không thể không nhắc đến hình ảnh của những người mẹ Việt Nam anh hùng kiên trung, bất khuất, dù thịt nát xương tan vẫn nguyện bảo vệ Tổ quốc đến cùng.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Và vẻ đẹp ấy đã đi vào trong thơ ca, là nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều nhà thơ, nhà văn lỗi lạc. Trong đó, không thể không nhắc đến “Bà Má Hậu Giang” của Tố Hữu.
- Nêu nhận định chung về tác phẩm: Đó là hình ảnh của má già thầm lặng một mình bám chặt lấy mảnh đất chết để nuôi những đứa con du kích. Bài thơ là một trong những thi phẩm đặc sắc của kho tàng văn học viết về vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam anh hùng.
Thân bài:
1. Giới thiệu chung
- Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở làng Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những nhà thơ hoạt động sôi nổi trong thời kỳ cách mạng. Những tác phẩm của ông thống nhất và gắn liền với con đường cách mạng của dân tộc, có thể ví chặng đường hoạt động văn học của ông chính là tiến trình lịch sử của dân tộc. Ở mỗi giai đoạn, ông đều có những tác phẩm để đời khác nhau và những tác phẩm ấy đều đạt được những mục đích khác nhau về mặt chính trị. Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa của chất trữ tình – chính trị và mang tính dân tộc đậm đà.
- Bài thơ “Bà Má Hậu Giang” được viết vào đầu năm 1941, trong những năm đất nước ta đang sục sôi khí thế, tinh thần và lực lượng chuẩn bị tiến tới cho cuộc cách mạng thế kỉ. Bài thơ viết về hình ảnh của một người mẹ anh hùng tại mảnh đất Hậu Giang, một người phụ nữ gan dạ, kiên trung sẵn sàng hy sinh mình để bảo toàn mạng sống của những người con chiến sĩ cách mạng.
2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
*Sáu câu thơ đầu tiên: Bối cảnh lịch sử của mảnh đất Hậu Giang lúc bấy giờ.
- Hình ảnh:
+ “Tù và dậy rúc”, “phèng la kêu”, “trống giục vang đồng”, “đường quê đỏ rực cờ hồng”, “giáo lê sáng đất”, “tầm vông nhọn trời”: một khí thế sục sôi cách mạng, với những vũ khí thô sơ quân và dân ta luôn trong tư thế chiến đấu.
+ “Quyết một trận, quét đời nô lệ/ Quăng máu xương, phá bẻ xiềng gông”: Phá tan xiềng xích, đập tan gông cùm, thoát ra khỏi màn đêm nô lệ vẫn luôn là khát vọng bừng cháy trong trái tim của mỗi con người Việt Nam lúc bấy giờ. Họ sẵn sàng hy sinh chính mình, chiến đấu đến cùng, dù cho thịt nát xương tan cũng phải mang về được độc lập, tự do cho dân tộc.
- Từ ngữ: “giục”, “quét”, “quăng”, “phá bẻ” => đều là các động từ mạnh, thể hiện sự quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc.
=> Kết luận: Với khổ thơ đầu tiên, Tố Hữu đã rất thành công khi tái hiện lại bối cảnh lịch sử của đất nước những năm 1941 của dân tộc ta. Hòa vào trong bối cảnh ấy là khí thế chiến đấu ngút trời của con dân đến từ mọi miền đất nước.
*Hai mươi câu thơ tiếp theo: Hình ảnh má già một mình xuất hiện giữa mảnh đất chết.
- Hình ảnh:
+ “Máu chảy đỏ đồng”, “giặc lùng, giặc đốt xóm làng”, ‘xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà”, “một vùng trắng bãi tha ma”, “lặng im, không một tiếng gà gáy trưa”: Tiếng thơ của Tố Hữu bỗng trở nên chua xót hơn bao giờ hết. Một màu đỏ của máu tươi phủ đầy trên mọi ngõ ngách xóm làng. Không còn là một Hậu Giang yên bình sóng nước, không còn là những căn nhà nhỏ thơm mùi của gạo chín lừng. Bọn thực dân tàn bạo đã lùng sục khắp nơi để đốt phá. Nhà cửa trở nên tan hoang, xóm làng trở nên tiêu điều, cỏ cây chẳng còn, con người lại càng không. Một cảnh tượng bi thương đến khó tả.
+ “Một má già lần lữa không đi”, “Rừng U Minh tối sớm”, “Má lom khom đi nhặt củi khô”: Hình ảnh của người má già đang một mình bám chặt lấy mảnh đất chết. Giữa muôn trùng hiểm nguy của thời thế, người thì chết ngã rạ khắp nơi, kẻ thì lánh qua miền quê khác tạm sống. Riêng chỉ có một mình má già, vẫn ẩn nấp phía sau lưng một hòn đá, sống cùng với mưa bom và bão đạn. Chả biết má làm gì một mình chốn ấy, chỉ biết rằng ngày nào “trong tro còn lửa” là má vẫn sẽ còn ở nơi đấy.
- Từ ngữ: “chơ vơ”, “má già lần lữa”, “lom khom”, “lẫn quên’, “liều” => góp phần miêu tả sự xuất hiện của má già.
- Biện pháp tu từ: Câu cảm thán “Hỡi ôi!” và các câu hỏi tu từ “Má ơi, má ở một mình làm chi?”, “Ai hay má cất củi khô làm gì?”, “Hay má liều một thác cho yên” đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng nên khung nền cho sự xuất hiện của má già cũng như nhấn mạnh vào những thử thách khó khăn mà má già đang phải gánh chịu.
=>Kết luận: Với chất giọng nhẹ nhàng, ngôn từ dễ nhớ dễ hiểu, những câu thơ trên của Tố Hữu đã dẫn người đọc đến với hình ảnh của một con người với sự xuất hiện tưởng chừng như là phi lý. Khổ thơ còn rất thành công trong việc nói lên những khó khăn và thử thách của Hậu Giang lúc bấy giờ.
*Hai mươi câu thơ tiếp: Hình ảnh dữ tợn của bọn thực dân Pháp
- Hình ảnh:
+ “Một tán quỷ rần rần rộ rộ/ Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê”: Đó đích thực là hình ảnh của những tên quỷ dữ. Tố Hữu miêu tả hình ảnh của những kẻ thực dân kia trong hình hài của những con quỷ, dị dạng với “mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê” và luôn luôn trong tình trạng khát máu. Chúng đi đến đâu một mùi máu oan sặc sựa đến đó, đó chính là máu của quân dân ta, là máu oan của đồng bào ta.
+ “Cười điên sằng sặc”, “nhe hàm răng sáng quắc như gươm”, “vẫy tay lũ tớ gườm gườm”, “bước chân hùm sói”, “tiến dần lên, vây quanh”: Những hành động của bọn thực dân được Tố Hữu miêu tả như bầy quỷ đang đi săn con mồi: sỗ sàng, dữ tợn, nguy hiểm và điên loạn. Không khác gì một bầy chó đói chồm chực miếng ăn, chúng cười điên khi phát hiện con mồi của mình, và hạnh phúc lặng lặng vây quanh người mà chúng cho là con mồi đó. Sự vô nhân đạo đã cướp mất đi bản tính của một con người trong chúng.
- Từ ngữ: “rần rần rộ rộ”, “khí chết”, “máu oan”, “lục mót dạng người”, “cười điên sằng sặc”, “gườm gườm”, “lặng lặng”
- Biện pháp tu từ: so sánh thực dân Pháp với “một tán quỷ” đã nhấn mạnh vào bản tính cùng sự vô pháp vô luân của bọn thực dân.
=> Kết luận: Khổ thơ đã tái hiện lại rất chân thực khung cảnh cuộc sống của nhân dân ta dưới sự chèn ép, đeo đuổi, lùng bắt của bọn thực dân lúc bấy giờ. Qua đó cất lên tiếng nói tố cáo đanh thép tội lỗi cũng như những nỗi đau mà chúng đã gây ra cho dân ta.
*Những câu thơ còn lại: Má già bị bắt khi đang nấu cơm cho du kích và sự hy sinh anh dũng của má
- Hình ảnh:
+ “Một mình má, một nồi to/ Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười”: Và đến khi thực dân Pháp phát hiện ra má già, cũng là lúc, Tố Hữu đưa ra giải đáp cho câu hỏi má đang còn ở đó làm chi. Thì ra má già vẫn một mình ở đây bám trụ với mảnh đất chết này để nấu cơm cho các chiến sĩ cách mạng, để làm một hậu phương vững chắc, để góp sức mình vào trong sự nghiệp cứu quốc. Hình ảnh “má cười” đã diễn tả niềm vui sướng và hạnh phúc nhỏ bé của má khi nấu được một mẻ cơm cho các chiến sĩ. Từ đó đã thể hiện được khí chất và cốt cách của một người mẹ Việt Nam anh hùng.
+ “Má già run, trán toát mồ hôi/ Chạy đâu? Thôi chết, chết rồi!”: Niềm vui chưa trọn vẹn được bao lâu thì bọn thực dân xông vào. Câu thơ diễn tả sự lo lắng của má già. Đứng trước cái chết ai mà chẳng cảm thấy run sợ, nhưng điều mà má còn sợ hơn nữa là nếu má hy sinh ở đây thì từ nay ai sẽ lo cơm nước cho các chiến sĩ.
+ “Má có chết, một mình má chết”, “Các con ơi! Má quyết không khai nào”: Tình yêu mà má dành cho Tổ quốc, sự kính phục mà má dành cho các chiến sĩ du kích là không thể đong đếm nổi. Má sẵn sàng hy sinh thân mình để đổi lại sự sống cho các con, để đổi lại độc lập cho Tổ quốc. Đó là một lý tưởng cao cả. Dẫu cho phải đứng trước bao nhiêu khó khăn thử thách, dù cho chúng có kề gươm đến tận cổ, thì má vẫn khăng khăng giữ lấy rằng không khai ra một lời.
+ “Sức đâu như ngọn sóng trào/ Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây/ Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!/ Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!/ Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trăm vùng!/ Con tao, gan dạ anh hùng/ Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!/ Thân tao chết, dạ chẳng sờn!”: Và chính tình yêu cao cả ấy đã hừng hực lên trong má một nguồn sức mạnh to lớn, để má đứng dậy, hiên ngang mà quát thẳng vào mặt chúng nó: Những lời nói cuối cùng của má như một bản tố cáo đanh thép tội ác của chúng, nhưng cũng là một lời tuyên chiến và là một lời nhắn nhủ với các con sau này: hãy cứ gan dạ, hãy cứ chiến đấu hết mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì niềm hạnh phúc của nhân dân.
+ “Má ơi, con đã nghe lời má kêu!/ Nước non muôn quỷ ngàn yêu/ Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang”: Sự hy sinh anh dũng của má khiến cho các chiến sĩ cách mạng không thể nào không rưng rưng mà xúc động. Má cứ yên tâm an nghĩ và nhớ dõi theo các con của má, chúng con sẽ chiến đấu hết mình, để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. Chúng con sẽ noi theo tấm gương của má, sẵn sàng in bóng của mình lên mảnh đất Hậu Giang yêu quý này để đổi lại ấm no cho dân tộc. Và má ơi, nhất định những điều đó sẽ thành hiện thực. Khát vọng của chúng ta sẽ sớm được hoàn thành, vì không chỉ có má, cả chúng con đây vẫn đang luôn nỗ lực không ngừng nghỉ.
- Từ ngữ: “má cười”, “rống hét”, “trừng trừng”, “rưng rưng”, “lẩy bẩy”, “mẹ mày”, “đồ chó”, “gan dạ anh hùng””=> sự đối lập giữa hình ảnh của má già và lũ quỷ thực dân.
- Biện pháp tu từ: Câu cảm thán “Thương ôi!”: thể hiện sự thương xót của tác giả trước sự hy sinh của má già.
=> Kết luận: Có thể nói đây là một trong những dòng thơ xúc động và đặc sắc nhất của cả bài. Sự kiên trường, gan dạ của người mẹ Việt Nam anh hùng, sự hy sinh thầm lặng của má chính là một bài học, là tấm gương mẫu mực để mỗi người Việt Nam noi theo. Đoạn thơ là sự kết hợp giữa sự sâu sắc về nội dung và những thủ pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo.
3. Đánh giá chung
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát gần gũi mang đậm màu sắc tiếng nói của dân tộc, dễ đi sâu vào trong tâm trí của người đọc. Từ đó làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng của văn học thời đại.
+ Sử dụng các hình ảnh so sánh độc đáo như thực dân Pháp với lũ quỷ dị dạng về hình hài cũng như nhân phẩm. Sử dụng nhiều các câu cảm thán, câu hỏi như xoáy sâu vào trong tâm hồn người đọc, tạo nên cảm giác suy tư, trăn trở, triền miên.
+ Bên cạnh đó, giọng thơ lúc hào hùng khí thế, lúc lại nhẹ nhàng đau xót cũng đã góp phần không nhỏ thể hiện sự tài hoa của Tố Hữu.
+ Việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi nhưng lại giàu ý nghĩa cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích.
- Nội dung: Bằng chính tình yêu và sự kính trọng của mình dành cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng, bài thơ “Bà Má Hậu Giang” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của Tố Hữu. Bài thơ đã thể hiện được sự can trường, anh dũng sẵn sàng hy sinh thân mình để đổi lại độc lập hạnh phúc cho má già. Và qua đó cũng chính là tiếng nói tố cáo bọn chính quyền thực dân lộng hành, tàn bạo, độc ác, sẵn sàng chà đạp lên sự sống và nhân quyền của nhân dân ta.
4. Liên hệ mở rộng
Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng, dùng thơ ca của mình để phục vụ cho các nhiệm vụ cách mạng. Ta bắt gặp trong các trang thơ của ông hình ảnh của những người mẹ Việt Nam anh hùng. Không chỉ có má già Hậu Giang một mình bám trụ lại mảnh đất chết để nấu cơm cho các chiến sĩ cách mạng. Mà còn có hình ảnh của mẹ Suốt – một người phụ nữ đã ngoài sáu mươi, nhưng ngày đêm vẫn miệt mài lái chiếc đò nhỏ đưa bộ đội sang sông:
“Gan chi, gan rứa, mẹ nờ
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò”
(Mẹ Suốt)
Tố Hữu viết về những người mẹ ấy với một tấm lòng rất là cảm phục và đầy sự tôn kính. Họ chỉ là những con người nhỏ bé, họ không còn trẻ để có thể giương cao ngọn súng như những chiến sĩ. Nhưng với một tình yêu Tổ quốc luôn rực cháy, họ sẵn sàng góp sự nhỏ bé của mình vào trong cuộc chiến trường kỳ của dân tộc. Và chính những sự góp mình ấy, chính những sự gan dạ can trường ấy, mà cuộc chiến của dân tộc ta đã giành được thắng lợi vẻ vang.
Kết bài:
- Khẳng định lai giá trị và tài năng của tác giả: Nói về Tố Hữu, Xuân Diệu từng cho rằng: “Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ” (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu). Quả thật, đúng như vậy, với Tố Hữu làm thơ không chỉ đơn thuần là làm thơ mà làm thơ là còn để hướng tới mục đích giải phóng dân tộc.
- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của tác phẩm: Và bài thơ “Bà Má Hậu Giang” chính là một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Bài thơ không chỉ đặc sắc về mặt nội dung hay nghệ thuật thơ ca mà còn rất thành công trong công tác tuyên truyền cách mạng.
2. Viết bài văn nghị luận phân tích văn bản Bà má Hậu Giang
Trải qua những cuộc chiến đầy cam go và thử thách, biết bao nhiêu con người anh dũng đã phải ngã xuống để gây dựng nên nền độc lập vững chắc ngày hôm nay. Trong số đó, không thể không nhắc đến hình ảnh của những người mẹ Việt Nam anh hùng kiên trung, bất khuất, dù thịt nát xương tan vẫn nguyện bảo vệ Tổ quốc đến cùng. Và vẻ đẹp ấy đã đi vào trong thơ ca, là nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều nhà thơ, nhà văn lỗi lạc. Trong đó, không thể không nhắc đến “Bà Má Hậu Giang” của Tố Hữu. Đó là hình ảnh của má già thầm lặng một mình bám chặt lấy mảnh đất chết để nuôi những đứa con du kích. Bài thơ là một trong những thi phẩm đặc sắc của kho tàng văn học viết về vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam anh hùng.
Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở làng Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những nhà thơ hoạt động sôi nổi trong thời kỳ cách mạng. Những tác phẩm của ông thống nhất và gắn liền với con đường cách mạng của dân tộc, có thể ví chặng đường hoạt động văn học của ông chính là tiến trình lịch sử của dân tộc. Ở mỗi giai đoạn, ông đều có những tác phẩm để đời khác nhau và những tác phẩm ấy đều đạt được những mục đích khác nhau về mặt chính trị. Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa của chất trữ tình – chính trị và mang tính dân tộc đậm đà.
Bài thơ “Bà Má Hậu Giang” được viết vào đầu năm 1941, trong những năm đất nước ta đang sục sôi khí thế, tinh thần và lực lượng chuẩn bị tiến tới cho cuộc cách mạng thế kỉ. Bài thơ viết về hình ảnh của một người mẹ anh hùng tại mảnh đất Hậu Giang, một người phụ nữ gan dạ, kiên trung sẵn sàng hy sinh mình để bảo toàn mạng sống của những người con chiến sĩ cách mạng.
Mở đầu bài thơ, Tố Hữu khắc họa lại hình ảnh của mảnh đất máu lửa Hậu Giang lúc bấy giờ:
“Trời Hậu Giang, tù và dậy rúc
Phèng la kêu, trống giục vang đồng
Đường quê đỏ rực cờ hồng
Giáo lê sáng đất, tầm vông nhọn trời”
Chỉ trong bốn câu thơ ngắn, Tố Hữu như tái hiện lại trước mắt người đọc khung cảnh của Hậu Giang lúc ấy. Đó là một mảnh đất lịch sử đâu đâu cũng tràn ngập tiếng của “tù và” và “phèng la”, “trống giục”. Một khí thế sục sôi cách mạng, một tinh thần luôn sẵn sàng cho chiến đấu với những loại vũ khí rất thô sơ “giáo lê”, “tầm vông”. Hình ảnh “đường quê rực đỏ cờ hồng” đã thể hiện ý chí chiến đấu cũng như khát vọng độc lập của quân và dân ta. Sự quyết chiến, quyết đấu ấy còn được thể hiện rất rõ ràng qua hai câu thơ:
“Quyết một trận, quét đời nô lệ
Quăng máu xương, phá bẻ xiềng gông!”
Phá tan xiềng xích, đập tan gông cùm, thoát ra khỏi màn đêm nô lệ vẫn luôn là khát vọng bừng cháy trong trái tim của mỗi con người Việt Nam lúc bấy giờ. Họ sẵn sàng hy sinh chính mình, chiến đấu đến cùng, dù cho thịt nát xương tan cũng phải mang về được độc lập, tự do cho dân tộc.
Việc sử dụng các động từ mạnh “giục”, “quét”, “quăng”, “phá bẻ” cùng biện pháp tu từ liệt kê đã góp phần trong việc thể hiện quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc ta. Với khổ thơ đầu tiên, Tố Hữu đã rất thành công khi tái hiện lại bối cảnh lịch sử của đất nước những năm 1941 của dân tộc ta. Hòa vào trong bối cảnh ấy là khí thế chiến đấu ngút trời của con dân đến từ mọi miền đất nước.
Dường như, thời cơ vẫn chưa đến, giữa khát vọng và hiện thực vẫn còn quá xa vời, Tố Hữu chỉ có thể nghẹn ngào thông báo:
“Hỡi ôi! Việc chửa thành công
Hôm nay máu chảy đỏ đồng Hậu Giang
Giặc lùng, giặc đốt xóm làng
Xác xơ cây cỏ, tan hoang cửa nhà
Một vùng trắng bãi tha ma
Lặng im, không một tiếng gà gáy trưa”
Tiếng thơ của Tố Hữu bỗng trở nên chua xót hơn bao giờ hết. Một màu đỏ của máu tươi phủ đầy trên mọi ngõ ngách xóm làng. Không còn là một Hậu Giang yên bình sóng nước, không còn là những căn nhà nhỏ thơm mùi của gạo chín lừng. Bọn thực dân tàn bạo đã lùng sục khắp nơi để đốt phá. Nhà cửa trở nên tan hoang, xóm làng trở nên tiêu điều, cỏ cây chẳng còn, con người lại càng không. Một cảnh tượng bi thương đến khó tả.
Nhưng giữa khung cảnh chết chóc ấy, ta vẫn bắt gặp một chút ánh sáng còn le lói, bắt gặp hình ảnh của một người má già anh hùng:
“Có ai biết, ai ngờ trong đó
Còn chơ vơ một ổ lều con
Đạn bom qua, hãy sống còn
Núp sau lưng rộng một hòn đá to.
Có ai biết trong tro còn lửa
Một má già lần lữa không đi
Ở đây sóng gió bất kỳ
Má ơi, má ở làm chi một mình?”
Giữa muôn trùng hiểm nguy của thời thế, người thì chết ngã rạ khắp nơi, kẻ thì lánh qua miền quê khác tạm sống. Riêng chỉ có một mình má già, vẫn ẩn nấp phía sau lưng một hòn đá, sống cùng với mưa bom và bão đạn. Chả biết má làm gì một mình chốn ấy, chỉ biết rằng ngày nào “trong tro còn lửa” là má vẫn sẽ còn ở nơi đấy.
Tố Hữu thấy tò mò, vì sự xuất hiện của một “má già lần lữa” giữa cánh rừng U Minh tối tăm, rốt cuộc, người phụ nữ ấy đang làm gì một mình giữa mảnh đất chết này:
“Rừng một dải U Minh tối sớm
Má lom khom đi lượm củi khô
Ngày đêm củi chất bên lò
Ai hay má cất củi khô làm gì?
Hay má lẫn quên vì tuổi tác
Hay má liều một thác cho yên?”
Giữa một bối cảnh đầy nguy hiểm và cam go, dường như Tố Hữu đang lo sợ thay cho người phụ nữ già. Má vẫn “lom khom” đi nhặt nhạnh những nhành củi khô, vẫn cứ ngày đêm chất củi phía bên lò. Hàng loạt câu hỏi được tác giả đặt ra, rốt cuộc thì má đang làm chi: má đã già quá nên lú lẫn hay vẫn còn đang ở lại vì những mục tiêu cao cả hơn.
Sự kết hợp của các từ ngữ “chơ vơ”, “má già lần lữa”, “lom khom”, “lẫn quên’, “liều” cùng câu cảm thán “Hỡi ôi!” và các câu hỏi tu từ “Má ơi, má ở một mình làm chi?”, “Ai hay má cất củi khô làm gì?”, “Hay má liều một thác cho yên” đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng nên khung nền cho sự xuất hiện của má già cũng như nhấn mạnh vào những thử thách khó khăn mà má già đang phải gánh chịu. Như vậy, với chất giọng nhẹ nhàng, ngôn từ dễ nhớ dễ hiểu, những câu thơ trên của Tố Hữu đã dẫn người đọc đến với hình ảnh của một con người với sự xuất hiện tưởng chừng như là phi lý. Khổ thơ còn rất thành công trong việc nói lên những khó khăn và thử thách của Hậu Giang lúc bấy giờ.
Tiếp tục trong câu chuyện về người má già, sự xuất hiện của những tên “quỷ rần rần rộ rộ” đã dần mang đến cho ta câu trả lời má đang làm chi giữa rừng U Minh đầy tăm tối:
“Bỗng đâu một buổi mai lên
Trên đường quê ấy qua miền nghĩa quân
Một tán quỷ rần rần rộ rộ
Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê
Súng trường nhọn hoắt lưỡi lê
Khét nồng khí chết, tanh dề máu oan!”
Đó đích thực là hình ảnh của những tên quỷ dữ. Tố Hữu miêu tả hình ảnh của những kẻ thực dân kia trong hình hài của những con quỷ, dị dạng với “mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê” và luôn luôn trong tình trạng khát máu. Chúng đi đến đâu một mùi máu oan sặc sựa đến đó, đó chính là máu của quân dân ta, là máu oan của đồng bào ta.
Và không chỉ dừng lại ở những chi tiết miêu tả ngoại hình, sự dữ tợn, cái bản tính của một con quỹ dữ bên trong chúng còn được Tố Hữu đặc tả qua những chi tiết miêu tả hành động:
“Hắn khoái trá cười điên sằng sặc
Nhe hàm răng sáng quắc như gươm
Vẫy tay lũ tớ gườm gườm
Như bầy chó đói chực chồm miếng ăn.
Rồi lặng lặng bước chân hùm sói
Tiến dần lên tia khói, vây quanh…”
Những hành động của bọn thực dân được Tố Hữu miêu tả như bầy quỷ đang đi săn con mồi: sỗ sàng, dữ tợn, nguy hiểm và điên loạn. Không khác gì một bầy chó đói chồm chực miếng ăn, chúng cười điên khi phát hiện con mồi của mình, và hạnh phúc lặng lặng vây quanh người mà chúng cho là con mồi đó. Sự vô nhân đạo đã cướp mất đi bản tính của một con người trong chúng.
Với việc sử dụng các từ ngữ như “rần rần rộ rộ”, “khí chết”, “máu oan”, “lục mót dạng người”, “cười điên sằng sặc”, “gườm gườm”, “lặng lặng” cùng biện pháp tu từ so sánh thực dân Pháp với “một tán quỷ”, đoạn thơ đã nhấn mạnh vào bản tính cùng sự vô pháp vô luân của bọn thực dân. Khổ thơ đã tái hiện lại rất chân thực khung cảnh cuộc sống của nhân dân ta dưới sự chèn ép, đeo đuổi, lùng bắt của bọn thực dân lúc bấy giờ. Qua đó cất lên tiếng nói tố cáo đanh thép tội lỗi cũng như những nỗi đau mà chúng đã gây ra cho dân ta.
Và đến khi thực dân Pháp phát hiện ra má già, cũng là lúc, Tố Hữu đưa ra giải đáp cho câu hỏi má đang còn ở đó làm chi:
“Má già trong túp lều tranh
Ngồi bên bếp lửa, đun cành củi khô
Một mình má, một nồi to
Cơm vừa chín tới, vùi tro, má cười…”
Thì ra má già vẫn một mình ở đây bám trụ với mảnh đất chết này để nấu cơm cho các chiến sĩ cách mạng, để làm một hậu phương vững chắc, để góp sức mình vào trong sự nghiệp cứu quốc. Hình ảnh “má cười” đã diễn tả niềm vui sướng và hạnh phúc nhỏ bé của má khi nấu được một mẻ cơm cho các chiến sĩ. Từ đó đã thể hiện được khí chất và cốt cách của một người mẹ Việt Nam anh hùng.
Nhưng niềm vui hạnh phúc ấy chưa diễn ra được bao lâu thì bọn thực dân đã xông vào:
“Chết! Có tiếng gì rơi sột soạt?
Má già run, trán toát mồ hôi
Chạy đâu? Thôi chết, chết rồi!”
Đứng trước cái chết ai mà chẳng cảm thấy run sợ, nhưng điều mà má còn sợ hơn nữa là nếu má hy sinh ở đây thì từ nay ai sẽ lo cơm nước cho các chiến sĩ. Giữa cái bối cảnh ngàn cân treo sợi tóc ấy, má cũng vùng mình lên mà chạy, nhưng đau thương thay, má đã già rồi làm sao đối phó nỗi với đám quỹ dị dạng dữ tợn kia. Và dù cho đã có những lúc má “lẩy bẩy như tàu chuối khô”, hay “ngã xuống bên lò bếp đỏ” khi đứng trước sự dọa nát của chúng, nhưng má vẫn kiên định một lòng:
“Má già nhắm mắt, rưng rưng:
“Các con ơi! ở trong rừng U Minh
Má có chết, một mình má chết
Cho các con trừ hết quân Tây!”
Tình yêu mà má dành cho Tổ quốc, sự kính phục mà má dành cho các chiến sĩ du kích là không thể đong đếm nổi. Má sẵn sàng hy sinh thân mình để đổi lại sự sống cho các con, để đổi lại độc lập cho Tổ quốc. Đó là một lý tưởng cao cả. Và lý tưởng ấy thực sự đã được chứng minh bằng sự hy sinh can trường của má:
“Thằng kia bỗng giậm gót giày
Đạp lên đầu má: “Mẹ mày, nói không?”
Lưỡi gươm lạnh toát kề hông
“Các con ơi! Má quyết không khai nào!”
Dẫu cho phải đứng trước bao nhiêu khó khăn thử thách, dù cho chúng có kề gươm đến tận cổ, thì má vẫn khăng khăng giữ lấy rằng không khai ra một lời. Và chính tình yêu cao cả ấy đã hừng hực lên trong má một nguồn sức mạnh to lớn, để má đứng dậy, hiên ngang mà quát thẳng vào mặt chúng nó:
“Sức đâu như ngọn sóng trào
Má già đứng dậy, ngó vào thằng Tây
Má hét lớn: “Tụi bay đồ chó!
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay, có các con tao trăm vùng!
Con tao, gan dạ anh hùng
Như rừng đước mạnh, như rừng chàm thơm!
Thân tao chết, dạ chẳng sờn!”
Những lời nói cuối cùng của má như một bản tố cáo đanh thép tội ác của chúng, nhưng cũng là một lời tuyên chiến và là một lời nhắn nhủ với các con sau này: hãy cứ gan dạ, hãy cứ chiến đấu hết mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì niềm hạnh phúc của nhân dân.
Sự hy sinh anh dũng của má khiến cho các chiến sĩ cách mạng không thể nào không rưng rưng mà xúc động:
“Một dòng máu đỏ lên trời
Má ơi, con đã nghe lời má kêu!
Nước non muôn quỷ ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang.”
Má cứ yên tâm an nghĩ và nhớ dõi theo các con của má, chúng con sẽ chiến đấu hết mình, để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. Chúng con sẽ noi theo tấm gương của má, sẵn sàng in bóng của mình lên mảnh đất Hậu Giang yêu quý này để đổi lại ấm no cho dân tộc. Và má ơi, nhất định những điều đó sẽ thành hiện thực. Khát vọng của chúng ta sẽ sớm được hoàn thành, vì không chỉ có má, cả chúng con đây vẫn đang luôn nỗ lực.
Với việc sử dụng các hình ảnh độc đáo cùng các từ ngữ thể hiện sự đối lập giữa hình ảnh của má già và lũ quỷ thực dân như “má cười”, “rống hét”, “trừng trừng”, “rưng rưng”, “lẩy bẩy”, “mẹ mày”, “đồ chó”, “gan dạ anh hùng” và biện pháp tu từ câu cảm thán “Thương ôi!”, “Chết rồi” thể hiện sự thương xót của tác giả trước sự hy sinh của má già. Có thể nói đây là một trong những dòng thơ xúc động và đặc sắc nhất của cả bài. Sự kiên trường, gan dạ của người mẹ Việt Nam anh hùng, sự hy sinh thầm lặng của má chính là một bài học, là tấm gương mẫu mực để mỗi người Việt Nam noi theo. Đoạn thơ là sự kết hợp giữa sự sâu sắc về nội dung và những thủ pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo.
Và để có thể truyền tải một cách sâu sắc và chân thực hình ảnh của người mẹ già cũng như tấm lòng của mình, Tố Hữu đã xây dựng nên một hệ thống nghệ thuật rất đặc sắc. Đầu tiên, phải kể đến thể thơ lục bát gần gũi mang đậm màu sắc tiếng nói của dân tộc, dễ đi sâu vào trong tâm trí của người đọc. Từ đó làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng của văn học thời đại. Cùng với đó, việc sử dụng các hình ảnh so sánh độc đáo như thực dân Pháp với lũ quỷ dị dạng về hình hài cũng như nhân phẩm. Sử dụng nhiều các câu cảm thán, câu hỏi như xoáy sâu vào trong tâm hồn người đọc, tạo nên cảm giác suy tư, trăn trở, triền miên. Bên cạnh đó, giọng thơ lúc hào hùng khí thế, lúc lại nhẹ nhàng đau xót cũng đã góp phần không nhỏ thể hiện sự tài hoa của Tố Hữu. Việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi nhưng lại giàu ý nghĩa cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Chính nhờ sự kết hợp tài tình của các thủ pháp nghệ thuật, mà các giá trị về mặt nội dung của đoạn trích đã được chuyển tải một cách sâu sắc. Bằng chính tình yêu và sự kính trọng của mình dành cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng, bài thơ “Bà Má Hậu Giang” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của Tố Hữu. Bài thơ đã thể hiện được sự can trường, anh dũng sẵn sàng hy sinh thân mình để đổi lại độc lập hạnh phúc cho má già. Và qua đó cũng chính là tiếng nói tố cáo bọn chính quyền thực dân lộng hành, tàn bạo, độc ác, sẵn sàng chà đạp lên sự sống và nhân quyền của nhân dân ta.
Tố Hữu là nhà thơ của cách mạng, dùng thơ ca của mình để phục vụ cho các nhiệm vụ cách mạng. Ta bắt gặp trong các trang thơ của ông hình ảnh của những người mẹ Việt Nam anh hùng. Không chỉ có má già Hậu Giang một mình bám trụ lại mảnh đất chết để nấu cơm cho các chiến sĩ cách mạng. Mà còn có hình ảnh của mẹ Suốt – một người phụ nữ đã ngoài sáu mươi, nhưng ngày đêm vẫn miệt mài lái chiếc đò nhỏ đưa bộ đội sang sông:
“Gan chi, gan rứa, mẹ nờ
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò”
(Mẹ Suốt)
Tố Hữu viết về những người mẹ ấy với một tấm lòng rất là cảm phục và đầy sự tôn kính. Họ chỉ là những con người nhỏ bé, họ không còn trẻ để có thể giương cao ngọn súng như những chiến sĩ. Nhưng với một tình yêu Tổ quốc luôn rực cháy, họ sẵn sàng góp sự nhỏ bé của mình vào trong cuộc chiến trường kỳ của dân tộc. Và chính những sự góp mình ấy, chính những sự gan dạ can trường ấy, mà cuộc chiến của dân tộc ta đã giành được thắng lợi vẻ vang.
Nói về Tố Hữu, Xuân Diệu từng cho rằng: “Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ” (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu). Quả thật, đúng như vậy, với Tố Hữu làm thơ không chỉ đơn thuần là làm thơ mà làm thơ là còn để hướng tới mục đích giải phóng dân tộc. Và bài thơ “Bà Má Hậu Giang” chính là một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Bài thơ không chỉ đặc sắc về mặt nội dung hay nghệ thuật thơ ca mà còn rất thành công trong công tác tuyên truyền cách mạng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Dàn ý)
(Ngắn gọn) Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phu khi chia tay vợ để ra trận
Nói và nghe: Khát vọng hạnh phúc của con người được gợi ra từ tác phẩm Chinh phụ ngâm
(Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
(Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa
(Cực hay) Nghị luận về vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất lớp 9
- (Ngắn gọn) Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt lớp 9 Điển tích điển cố trang 17
- (Ngắn nhất) Soạn bài Dế chọi
- Thực hành tiếng Việt - Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
- (Ngắn gọn) Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 9
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 27
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết hạn chế sử dụng túi nilon
- (Chi tiết) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết biến đổi khí hậu
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm chất thải công nghiệp
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề xây dựng khu bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm (Dàn ý)
- (Dàn ý) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm môi trường biển
- (9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết ô nhiễm nguồn nước lớp 9 KNTT
- Viết bài văn nghị luận về vấn đề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản trong phát triển kinh tế biển của nước ta
- Nghị luận về vai trò của danh lam thắng cảnh và đời sống con người
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người với nguồn nước
- Nói và nghe Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 34 lớp 9
- (Ngắn gọn) Thực hành đọc Ngọc nữ về tay chân chủ
- (Cực hay) Soạn Văn 9 Kết nối tri thức Buổi tiễn đưa
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ chơi chữ trang 46
- (Chuẩn) Soạn văn 9 bài Tiếng đàn mưa
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 49 Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát KNTT
- Viết bài văn nghị luận phân tích 1 tác phẩm thơ song thất lục bát lớp 9
- (3 mẫu + 2 dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát Hai chữ nước nhà
- (Dàn ý) Phân tích Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du
- (Cực hay) Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
- (Không chép mạng) Phân tích bài thơ song thất lục bát Bà má Hậu Giang
- Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
- (Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
- Các bài thơ song thất lục bát lớp 9
- (Cực hay) Phân tích tác phẩm Nỗi sầu oán của người cung nữ
- Phân tích bài Khóc Dương Khuê
- Trưa vắng đọc hiểu
- Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi trang 59
- (Ngắn gọn) Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 9 tập 1 trang 61
- (Chi tiết) Thực hành đọc Nỗi sầu oán của người cung nữ
- (Ngắn gọn) Soạn bài Kim Kiều gặp gỡ
- Thực hành tiếng Việt 9 chữ Nôm trang 71
- Soạn Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga Kết nối tri thức
- (Chuẩn) Thực hành tiếng Việt 9 Chữ quốc ngữ KNTT
- Soạn bài Tự tình lớp 9 Kết nối tri thức
- (Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay
- (Có dàn ý) Nghị luận cách giải quyết mâu thuẫn xung đột ở lứa tuổi học trò
- (20 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết lớp 9
- Nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống rèn luyện thói quen đọc sách
- Nghị luận làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
- (Có dàn ý chi tiết) Nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết vượt qua căng thẳng và áp lực học tập
- (Lớp 9) Cách ứng xử khi xảy ra xung đột giữa các thế hệ trong gia đình
- Nghị luận về tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh
- Nghị luận về tình bạn khác giới ở tuổi học trò
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết tôn trọng sự khác biệt trong môi trường học đường
- Nghị luận về việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn đối với học sinh
- Nghị luận bàn luận về thói dựa dẫm, ỷ lại của học sinh hiện nay
- Nghị luận về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi đối với lứa tuổi học sinh
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết suy nghĩ tiêu cực và cách khắc phục
- Nghị luận về ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn và cách khắc phục
- Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết thiếu kĩ năng sống
- Nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và cách tiếp cận thông tin trên mạng xã hội
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết sự thờ ơ thiếu trách nhiệm với ước mơ của mình
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết cách ứng xử trước những cám dỗ
- Nghị luận về lạm dụng Chat GPT và các App giải sẵn trong học tập Ngữ văn
- Nghị luận về vấn đề cần giải quyết thiếu kết nối với gia đình
- Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 84 lớp 9 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích
- (Ngắn gọn) Soạn bài Người con gái Nam Xương - một bi kịch của con người
- Soạn Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Thực hành tiếng Việt Một số lưu ý về cách tham khảo, trích dẫn tài liệu
- (Ngắn gọn) Soạn bài Ngày xưa lớp 9
- Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (truyện) lớp 9 KNTT tập 1
- Phân tích truyện Làm bạn với bầu trời của Nguyễn Nhật Ánh
- (Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
- Phân tích tác phẩm Lão Hạc (Dàn ý)
- Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước
- (Dàn ý chi tiết) Phân tích truyện ngắn “Tình cha” của nhà văn Nguyễn Anh Đào
- Phân tích truyện Thầy giáo dạy vẽ Của Xuân Quỳnh
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
- Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
- Phân tích truyện ngắn Anh Hai của Bùi Quang Minh
- Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
- (Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều
- Phân tích truyện ngắn Quê hương của Đào Quốc Thịnh
- Phân tích truyện ngắn Ông ngoại của Nguyễn Ngọc Tư
- Phân tích truyện ngắn Đói (Thạch Lam)
- Phân tích truyện ngắn Con chim vàng (Nguyễn Quang Sáng)
- Phân tích truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)
- Phân tích truyện ngắn “Lụm còi”
- Phân tích truyện ngắn Hoa đào nở trên vai
- Soạn Nói và nghe trang 109 lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Củng cố mở rộng lớp 9 trang 111 tập 1
- Soạn bài Rô-mê-ô và Giu-li-ét lớp 9 KNTT
- Thực hành tiếng Việt 9 Kết nối tri thức trang 122
- Soạn bài Lơ xít ngắn nhất
- Soạn bài Bí ẩn của làn nước lớp 9
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 131 tập 1
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (kịch)
- Soạn Thảo luận một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi lớp 9 trang 138
- Soạn bài Củng cố mở rộng bài 5 Văn 9 KNTT
- Thực hành đọc Âm mưu và tình yêu
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 9
Điển tích điển cố là gì?
Phân tích truyện ngắn Người ở của Thái Chí Thanh
Trình bày suy nghĩ của em về phần kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương
(Cực hay) 60 đề đọc hiểu Ngữ văn 9 có đáp án (208 trang)
Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ Viếng lăng Bác
Top 9 bài thuyết minh về cây lúa ngắn gọn