Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ Viếng lăng Bác

Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ. Đây là câu hỏi số 2 thuộc phần Luyện tập Ngữ văn 9 tập 2 trang 60 sau khi các em đã được học bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương. Sau đây là một số đoạn văn mẫu bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ Viếng lăng Bác hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh khi làm bài.

Câu 2 trang 60 SGK văn 9 tập 2

Đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác - mẫu 1

Đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác

Đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác - mẫu 2

Với nhiều người con miền Nam, không được gặp Bác lần cuối trước khi người đi xa là niềm tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời họ. Viễn Phương chính là một người con như thế. Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, ông đã ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Trong giây phút nghẹn ngào ấy, ông đã viết bài thơ Viếng lăng Bác như một lời tri ân gửi tới người cha già dân tộc. Và hẳn nhiên, nỗi đau đớn cũng được hiện hình trong từng dòng thơ của Viễn Phương:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!"

Thời điểm Viễn Phương tới viếng, Bác đã mất được 7 năm nhưng nỗi đau mất Bác vẫn chưa thể nguôi ngoai. Tác giả đã sử dụng lối nói giảm nói tránh cái chết của Bác thành "giấc ngủ bình yên" trong "vầng trăng sáng dịu hiền" như một liều thuốc để giảm bớt nỗi đau trong tâm hồn mình. Mong muốn suốt cả cuộc đời của Bác là được nhìn thấy nhân dân hai miền sum vầy trong độc lập, tự do. Và giờ thì mong muốn của người đã trở thành hiện thực, Bác đã có thể ngủ yên trong giấc ngủ vĩnh hằng của mình. Biện pháp đối lập "Vẫn biết" - "Mà sao" đã dựng nên một nghịch lý giữa cảm xúc và lý trí. Lý trí đã nhắc nhở Viễn Phương rằng Trời xanh là mãi mãi. Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ cho những quy luật vỗn dĩ của cuộc đời, luôn tồn tại khách quan mặc kệ con người có muốn hay không, mây vẫn trôi lững lờ và trời vẫn xanh ngắt một màu bình yên. Ở đây, Viễn Phương biết quy luật của đời người mà ai cũng phải trải qua là sinh - lão - bệnh - tử và cái chết là điều không thể tránh khỏi, ai rồi cũng sẽ phải chết. Bác cũng không thể là một ngoại lệ. Nên việc Bác mất đi là điều hết sức bình thường, đúng theo cái vốn có của đời sống mà thôi. Lý trí đã nhận ra quy luật ấy, đã nhắc nhở Viễn Phương về điều ấy nhưng cảm xúc của ông lại không thể tuân theo sự điều khiển của lý trí. Bởi trong tim ông vẫn "nhói" lên một cái khi nghĩ tới Bác đã không còn. Nỗi đau quá lớn của dân tộc Việt Nam là mất đi một con người vĩ đại, một người cha nhân hậu như Bác. Vẫn biết cái chết của Bác sẽ là điều tất yếu nhưng trái tim vẫn đau đớn, đôi mắt vẫn đỏ hoe mỗi khi nhắc đến Người. Con người là vậy, cảm xúc nơi trái tim là thứ không thể điều khiển được, dù lý trí có mạnh mẽ đến đâu. Ta nào có thể ngăn trái tim mình dành tình cảm yêu thương cho một người? Ta cũng chẳng thể ngăn nổi trái tim cứ nhói từng cơn khi chứng kiến người ta thương yêu không còn bên cạnh ta nữa. Nếu lý trý lấn át cả trái tim rồi thì con người cũng chỉ là cỗ máy vô hồn, chạy theo một chương trình được lập trình sẵn mà thôi. Khổ thơ không chỉ là nỗi đau đớn tột cùng mà còn là lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Người.

Đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác - mẫu 3

Khổ thơ thứ hai là dòng cảm xúc của nhà thơ về vẻ đẹp lớn lao của Bác khi được hòa vào dòng người viếng lăng Bác. Ở đây ta thấy hình ảnh mặt trời được lặp lại hai lần với những ý nghĩa khác nhau. Mặt trời ở câu thơ đầu tiên là hình ảnh mặt trời thực của thiên nhiên, mang lại ánh sáng, sưởi ấm và đem đến sự sống cho muôn loài. Mặt trời ở câu thơ thứ hai là một hình ảnh ẩn dụ, mặt trời ở đây chính là Bác. Bằng việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ đã ngợi ca vẻ đẹp của vị cha già dân tộc. Người như ánh mặt trời đem tình thương cho đồng bào, nhân dân Việt Nam. Người là ánh sáng soi đường cho hàng triệu người con của đất nước. Bác chính là cội nguồn sự sống của đất nước. Hình ảnh dòng người ngày ngày “đi trong thương nhớ”, “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” thể hiện niềm kính trọng, yêu mến của người dân Việt Nam đối với người cha vĩ đại của dân tộc. Đó cũng chính là tình cảm sâu sắc, chân thành mà tác giả dành cho Bác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 4.185
0 Bình luận
Sắp xếp theo