Đọc hiểu Anh hai của Lý Thanh Thảo

Anh hai là một truyện ngắn ý nghĩa của tác giả Lý Thanh Thảo. Tác phẩm đã đạt giải ba trong cuộc thi sáng tác 1993 - 1994. Thông qua câu chuyện tác giả muốn ngợi ca tình cảm anh em ruột thịt là vô cùng thiêng liêng cao đẹp, dù hoàn cảnh nghèo khổ nhưng vẫn thương yêu, đùm bọc nhau. Sau đây là tổng hợp mẫu đề đọc hiểu Anh hai của Lý Thanh Thảo tự luận và trắc  nghiệm có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.

Đọc hiểu Anh hai trắc nghiệm

Bên đường, người phụ nữ sang trọng trong xe đang dỗ dành con:

– Ăn thêm cái nữa đi con!

– Ngán quá, con không ăn đâu!

– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

– Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ liền xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

– Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.

Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh. – Con bé nói rồi thút thít.

– Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

(Theo Lý Thanh Thảo)

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba.
  4. A và B đúng.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là: Câu chuyện kể về cách cư xử của thằng bé con nhà giàu và hai đứa trẻ, tác giả ca ngợi tình anh em ruột thịt yêu thương, đùm bọc dù cuộc sống nghèo khổ. Đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 3. Trong câu văn Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn. có những trợ từ nào?

  1. Miệng, bánh, cống.
  2. Chính, của, hẳn.
  3. Đói, rơi, chìm.
  4. Làm, xuống, chìm.

Câu 4. Sự việc nào sau đây làm nổi bật ý nghĩa nhan đề của câu chuyện?

  1. Người phụ nữ sang trọng trong xe đang dỗ dành con.
  2. Thằng bé không muốn ăn lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay.
  3. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp miếng bánh trên tay anh.
  4. Người anh cho em liếm phần bánh kem trên tay nhiều hơn.

Câu 5. Câu văn Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. thể hiện ý nghĩa ẩn dụ gì?

  1. Bụi bẩn đã dính vào bánh thì khó mà phủi, thổi đi hết.
  2. Dù cố gắng hết sức, hai anh em vẫn không thổi hết bụi.
  3. Hai anh em thổi chưa đồng tâm hiệp lực để làm sạch bụi bẩn.
  4. Những cơ cực, vất vả, và nghèo khổ cứ đeo bám mãi lấy hai anh em.

Câu 6. Em hiểu nghĩa của từ “háu” là gì?

  1. Nôn nóng, sốt ruột.
  2. Mong muốn, thèm thuồng.
  3. Vội vàng, hấp tấp.
  4. Nhanh chóng, khẩn trương.

Câu 7. Cốt truyện “Anh hai” trên được tổ chức theo cách nào sau đây?

  1. Truyện lồng trong truyện.
  2. Đầu cuối tương ứng.
  3. Đối lập, tương phản.
  4. Theo dòng cảm xúc của nhân vật.

Câu 8. Câu nói của nhân vật người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!” có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung chính của truyện?

  1. Cực tả sự hồn nhiên, nhanh trí của người anh.
  2. Cực tả sự đói khát, nghèo khổ của hai đứa bé.
  3. Cực tả những nghịch cảnh của đời sống.
  4. Cực tả sự yêu thương, nhường nhịn và hồn nhiên của nhân vật.

Câu 9. Chỉ ra một thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện trên.

Thông điệp tác giả gửi gắm trong câu chuyện là câu chuyện về sự lãng phí đồ ăn và câu chuyện về tình yêu thương, đùm bọc của những người trong gia đình.

– Cậu bé nhà giàu trong truyện đã lãng phí đồ ăn, không biết trân trọng những gì mình đang có để mà vứt đi đồ ăn mà ngoài kia còn biết bao người nghèo khổ khác.

– Hai anh em nhà nghèo thì đã có những việc làm thể hiện tình yêu thương và đoàn kết lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn.

Câu 10. Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ có nội dung khuyên nhủ về cách đối xử tình cảm giữa các anh chị em trong gia đình.

Hai câu ca dao, tục ngữ khuyên bảo cách đối xử tình cảm của anh chị em trong gia đình. Ví dụ:

1.

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

2.

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

3.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

3.

Anh em trên kính dưới nhường

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

4.

Anh em ăn ở thuận hoà

Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.

Đọc hiểu văn bản Anh hai tự luận

Đề 1.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Anh hai

Ăn thêm cái nữa đi con!

– Ngán quá, con không ăn đâu!

– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

– Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi! Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đì. Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

– Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chăng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh

– Con bé nói rồi thút thít.

– Ừ. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

(Lý Thanh Thảo, Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn ”, NXB Hội nhà văn 1994)

Câu 1. Câu truyện trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Xác định ít nhất 1 từ tượng hình 1 từ tượng thanh có trong văn bản Câu 3.thông điệp tác giả gửi gắm qua câu truyện trên em hiểu được như thế nào?Từ đó,em hãy liên hệ bản thân và nêu ra 1 vài hành động thiết thực mà em có thể vận dụng trong cuộc sống hàng ngày sau khi hiểu được thông điệp của tác giả.

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 3-4 câu

Đáp án:

Câu 1. Tự sự

Câu 2.

- Từ tượng hình: nguầy nguậy, chỏng chơ, lấm láp

- Từ tượng thanh: thút thít

Câu 3. Thông điệp tác giả gửi gắm trong câu chuyện là câu chuyện về sự lãng phí đồ ăn và câu chuyện về tình yêu thương, đùm bọc của những người trong gia đình. Cậu bé nhà giàu trong truyện đã lãng phí đồ ăn, không biết trân trọng những gì mình đang có để mà vứt đi đồ ăn mà ngoài kia còn biết bao người nghèo khổ khác. Còn hai anh em nhà nghèo thì đã có những việc làm thể hiện tình yêu thương và đoàn kết lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Về bản thân em, em tự ý thức được việc không lãng phí đồ ăn và thực phẩm. Hơn nữa, việc mà em có thể làm để thể hiện tình yêu thương của mình đó chính là tham gia những hoạt động tình nguyện hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Đề 2

Câu 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Nội dung chính: văn bản cho thấy sự yêu thương em gái của người anh trai.

Câu 2. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua câu chuyện trên là gì?

Tác giả muốn cho mọi người thấy tình cảm anh em sâu sắc trong hoàn cảnh khó khăn và đồng thời phê phán những người không biết trân trọng tình cảm đó.

Câu 3. Truyện được tổ chức theo cách nào?

Truyện được tổ chức theo cách: đối sánh, tương phản. Vì câu chuyện nói về số phận và hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau của một đứa trẻ con nhà giàu với 2 anh em có hoàn cảnh nghèo khó.

Câu 4. Sự việc nào làm nổi bật nhất ý nghĩa nhan đề truyện?

Sự việc làm nổi bật nhất ý nghĩa nhan đề truyện là: Hai anh em chia nhau liếm các ngón tay còn dính bánh.

Câu 5. Câu “Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho” đặc sắc vì sao?

- Nghĩa tả thực: Bụi đã dính vào bánh khó lòng thổi mà có thể đi hết.

- Nghĩa biểu tượng: Những lớp bụi trên bánh kia cũng chính là những cơ cực vất vả mà hai anh em đã trải qua, nó sẽ mãi hằn dấu trong cuộc đời của hai đứa trẻ. Nhưng cũng chính lớp bụi đời đó khiến tình cảm của hai anh em càng trở nên gắn bó, khăng khít hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 804
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm