Cung oán ngâm khúc đọc hiểu (có đáp án)

Cung oán ngâm khúc là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Gia Thiều, được viết bằng chữ Nôm, gồm 356 câu thơ làm theo thể song thất lục bát; là khúc ngâm lấy lời người cung nữ lúc đầu được sủng hạnh sau đó bị vua ruồng bỏ, oán than về thân phận của mình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề đọc hiểu văn bản Nỗi sầu oán của người cung nữ trích từ tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.

Đọc hiểu văn bản Cung oán ngâm khúc

1. Nỗi sầu oán của người cung nữ trắc nghiệm

Câu 1. Trong đoạn trích Nỗi sấu oán của người cung nữ của Nguyễn Gia Thiếu, từ nào không phải là từ láy?

A. Vẫn vơ.

B. Bâng khuâng.

C. Tịch mịch.

D. Lỗ chỗ.

Câu 2. Trong đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ, câu thơ nào thể hiện rõ nhất khao khát tự do, đổi thay số phận của người cung nữ?

A. "Giết nhau chẳng cái lưu cầu - Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!"

B. "Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng - Gương loan bẻ nửa, dài đồng xé đôi."

C. "Đang tay muốn dứt tơ hồng - Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra"

D. "Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ - Xe thế này có dở dang không?"

Câu 3. Câu thơ "Phòng tiêu lạnh ngắt như tờ - Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi" (trích Cung oán ngâm) thể hiện điều gì về tình cảnh, cuộc sống của người cung nữ?

A. cuộc sống nghèo nàn đạm bạc về vật chất và thiểu thốn về tinh thần.

B. Cuộc sống âm thầm, tẻ nhạt, vô vị của người cung nữ nơi cung cấm.

C. Tình cảnh cô đơn, lạnh lẽo, thiếu thốn tình cảm của người cung nữ và sự tan vỡ của cuộc Sống hạnh phúc lứa đôi.

D. Sự bạc bẽo, vô tình, tàn nhẫn của nhà vua, sự ác nghiệt của chế độ cung nữ.

Câu 4. Dòng nào không nêu đúng điểm chung về nội dung và hình thức của hai tác Cung oán ngâm và nguyên tác Chinh phụ ngâm?

A. Thể hiện một cảm hứng phê phán hiện thực.

B. Bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả.

C. Thể hiện tâm trạng tự xót thương ai oán của nhân vật nữ.

D. Sáng tác bằng chữ Nôm, theo thể song thất lục bát.

Câu 5. Một đặc điểm nổi bật của đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ là việc tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ Hán Việt, các điển cố nhưng bên cạnh đó cũng sử dụng rất thành công các từ ngữ thuần Việt. Việc phối hợp sử dụng các từ thuần Việt và Hán Việt trong đoạn thơ đã góp phần thể hiện điều gì trong nội dung tác phẩm?

A. Thể hiện vốn Hán học giàu có cũng như sự tài hoa uyên bác và cả sự tinh tế chau chuốt trong việc lựa chọn, sử dụng ngôn từ của nhà thơ.

B. Thể hiện những trạng thái tình cảm đan xen, đối lập, giằng xé, day dứt trong tâm hồn của người cung nữ.

C. Thể hiện khả năng của tác giả trong việc vận dụng khéo léo linh hoạt các lớp ngôn ngữ với phong cách khác nhau nhằm nâng cao sức biểu đạt cho tác phẩm.

D. Thể hiện sự đối lập xót xa giữa cảnh sống tồi tàn lạnh lẽo với cuộc sống xa hoa tráng lệ, giữa quá khứ, mơ ước với hiện tại nghiệt ngã.

Câu 6. Đọc đoạn thơ:

"Đêm năm canh lần nương vách quế

Cái buồn này ai dễ giết nhau

Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ

Xe thế này có dở dang không?".

(trích Nỗi sầu oán của người cung nữ).

Trong đoạn thơ trên, nỗi oán sầu của người cung nữ được thể hiện bằng một giọng điệu như thế nào?

A. Căng thẳng, bức bối.

B. Nhẹ nhàng mà thâm thúy.

C. Bồng bột, ồn ã.

D. Chì chiết, gay gắt.

Câu 7. Dòng nào nêu đúng nét riêng về nghệ thuật của Cung oán ngâm so với Chinh phụ ngâm?

A. Ngôn ngữ tài hoa, đài các, sang trọng, rất nhiều chữ Hán, điển cố.

B. Nghệ thuật viết ngâm khúc nhuẩn nhuyễn, điêu luyện.

C. Nghệ thuật vận dụng tài tình nhạc điệu phong phú của ngâm khúc.

D. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật nữ sinh động, tinh tế.

Câu 8. Điểm chung trong tâm trạng của người chinh phụ trong câu thơ: "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước - Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen" (Chinh phụ ngâm - Dịch giả Đoàn Thị Điểm) và tâm trạng của người cung nữ trong câu thơ: "Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ - Gác thừa lương thức ngủ thu phong" (Cung oán ngâm - Nguyễn Gia Thiều) là gì?

A. Tâm trạng tức giận, bất bình, oán trách.

B. Tâm trạng xót xa, đau đớn, dằn vặt.

C. Tâm trạng bi phẫn, tuyệt vọng.

D. Tâm trạng bồn chồn, mong nhớ, chờ đợi.

Câu 9. Cung oán ngâm cũng như nhiều tác phẩm văn học cùng thời đã thể hiện khuynh hướng khẳng định mạnh mẽ quyền sống con người cũng như sự tự ý thức của con người cá nên trong văn học. Nội dung chủ yếu của khuynh hướng đó được thể hiện như thế nào qua doạn trích Nỗi oán sầu của người cung nữ?

A. Phản ánh chân thực cuộc sống thiếu thốn, tồi tàn, buồn tẻ, đơn điệu, ngột ngạt của người cung nữ.

B. Thể hiện niềm ai oán, hờn trách trước Số phận bất công, bất hạnh và cảm hứng thương thân, xót thân rất thấm thía, cảm động.

C. Phê phán cảnh sống xa hoa, vương giả nhưng rất vô tình, bạc bẽo nơi cung cấm mà nhà vua là người đại diện.

D. Tố cáo mạnh mế chế độ cung tần mĩ nữ của chế độ phong kiến đã đẩy biết bao thiếu nữ vào cành sống lẻ loi, cô đơn, sầu tủi , phải chôn vùi tuổi xuân nơi cung cấm.

Câu 10. Sáng tác nào sau đây không phải là của tác giả Nguyễn Gia Thiều?

A. Tứ Trai thi tập.

B. Bạch Vân am thi tập.

C. Tây Hồ thi tập.

D. Ôn Như thi tập.

2. Đọc hiểu Nỗi sầu oán của người cung nữ

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

NỖI SẦU OÁN CỦA NGƯỜI CUNG NỮ

Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,

Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thúc / ngủ thu phong.

Phòng tiêu / lạnh ngắt như đồng,

Gương loan / bẻ nửa, dải đổng / xẻ đôi...

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm

Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ

Thâm khuê vắng ngắt như tờ

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ

Dấu dương xa đám cỏ quanh co

Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông

Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng.

Đêm năm canh tiếng vắng chuông rền

Lạnh lùng thay giấc cô miên!

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Tranh biếm ngắm trong đồ tố nữ

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu

Một mình đứng tủi ngồi sầu

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa!

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng...

Đêm năm canh lần nương vách quế

Cái buồn này ai dễ giết nhau

Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

(Trích Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều, từ câu 209 đến 244)

a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

b. Văn bản được viết bằng chứ Hán hay chữ Nôm. Tìm ít nhất ba điển tích, điển cố có trong đoạn trích.

c. Tìm những câu thơ diễn tả rõ nhất tâm trạng của người cung nữ, cho biết đó là tâm trạng gì?

d. Tìm và phân tích tác dụng của nghệ thuật điệp vần trong đoạn thơ sau:

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng...

Đêm năm canh lần nương vách quế

Cái buồn này ai dễ giết nhau

Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

e. Khái quát nội dung chính của đoạn trích từ 3-5 câu văn.

Đáp án

a

Thể thơ: Song thất lục bát

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

b

-Văn bản được viết bằng chữ Nôm

- Các điển tích, điển cố trong đoạn trích ( HS tìm được ba từ trong các từ sau): thân phù thế,mồi phú quý, bả vinh hoa, cánh buồm bể hoạn, hoa chúm chím chào, cợt đào ghẹt mai, thánh thót cung đàn, nỉ non tiếng địch, gay gắt điệu, tê tái lòng, má đào chon chót, âm thầm chiếc bóng, hồn bướm vẩn vơ, dế ran ri rỉ, quyên kêu ra rả

c

-Những câu thơ diễn tả tâm trạng: Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ/ Một mình đứng tủi ngồi sầu/ Đã than với nguyệt lại rầu với hoa! / Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải/ Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ…

- Diễn tả nỗi buồn tủi, cô đơn da diết của người cung nữ khi bị thất sủng, phải chôn vùi tuổi xuân trong cung cấm…

d

+ Biện pháp tu từ điệp vần: giết nhau

+ Tác dụng: Điệp vần, điệp ngữ “giết nhau” nhắc lại ba lần trong đoạn thơ gây ấn tượng mạn về sự tàn bạo, độc ác. Người ta giết nhau bằng dao kiếm tưởng như đã là tận cùng của nỗi đau đau nhưng vẫn chỉ là thuần túy về thể xác. Giết nhau bằng nỗi u sầu, tự đày đọa trong cảnh chăn đơn gối chiếc khiến người ta chết dần chết mòn-đó mới là sự tàn phá kinh hoàng, là nỗi đau đau không thể hàn gắn. Câu thơ như lời trách móc nhẹ nhàng mà hằn học, khiến lời thơ đọc lênđllên mà nhức nhối tâm can…

e

- Đoạn trích diễn tả tâm trạng buồn đau của người cung nữ trong cung vua khi bị thất sủng, phải chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung cấm. Nỗi buồn sầu không biết chia sẻ cùng ai chỉ một mình chịu nỗi cô quạnh, buồn tủi với mây, đèn than cho thân phận chịu cảnh chồng chung; đồng thời là nỗi thương cảm của nhà thơ xót xa cho số phận bất công, ngang trái của người phụ nữ trong chế độ phong kiến …

3. Đọc hiểu Cung oán ngâm khúc

Đọc đoạn trích sau:

“Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng(1),

Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên(2),

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ(3),

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu(4),

Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa.

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải

Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ

Hoa này bướm nỡ thờ ơ

Để gầy bông thắm để xơ nhuỵ vàng.

Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dễ giết nhau

Giết nhau chẳng cái lưu cầu(5)

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Tay nguyệt lão(6) chẳng xe(7) thì chớ

Xe thế này có dở dang không?

Đang tay(8) muốn dứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!”

(Trích Cung oán ngâm khúc*, Nguyễn Gia Thiều, Những khúc ngâm chọn lọc, tập I, NXB Giáo dục, 1994, tr.154-155)

Chú thích:

* Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều) kể về nỗi ai oán của người cung nữ tài sắc, lúc đầu được vua sủng ái, nhưng chẳng bao lâu bị lạnh nhạt. Trong cung cấm, nàng than thở cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc, muốn thoát khỏi cuộc sống ấy để trở về cuộc đời tự do trước kia nhưng vĩnh viễn không thể.

(1) Tin mong nhạn vắng (điển tích): mong nhưng không nhận được tin.

(2) Cô miên: giấc ngủ trong nỗi cô đơn.

(3) Đồ tố nữ: tranh vẽ những cô gái đẹp.

(4) Nghiêm lâu: lầu tôn nghiêm, chỉ nơi vua ở.

(5) Lưu cầu: vốn là tên một hòn đảo, nổi tiếng về nghề rèn dao kiếm, ở đây ý nói không cần dùng đến dao kiếm mà vẫn có thể giết người.

(6) Nguyệt lão (điển tích): cụ già ngồi dưới trăng, chỉ người làm mối.

(7) Xe: xe duyên.

(8) Đang tay: nỡ ra tay, chấp nhận làm một việc mà một người có tình cảm không thể làm.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ gì?

Câu 2. Chỉ ra 03 từ láy được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ sau:

Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng,

Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền

Câu 4. Nêu nội dung của hai câu thơ sau:

Giết nhau chẳng cái lưu cầu

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Câu 5. Xưa kia, nhận xét về số phận của người cung nữ, có ý kiến cho rằng: “Được trở thành cung nữ với người con gái là cơ hội đổi thay số phận, là một bước lên tiên, được sống một đời vinh hoa phú quý đáng mơ ước”. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

Đáp án

Câu 1

Thể thơ song thất lục bát

Câu 2

HS chỉ ra 03 từ láy được sử dụng trong đoạn trích: lạnh lùng, ngẩn ngơ, thờ ơ, dở dang.

Câu 3

- Phép đối trong hai câu thơ: Phép trường đối (đối giữa hai câu thơ)

Ngày sáu khắc – Đêm năm canh

Tin mong nhạn vắng – Tiếng lắng chuông rền

- Tác dụng của phép đối:

+ Tạo nên sự cân xứng cho hai câu thơ, làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, ấn tượng.

+ Nhấn mạnh tâm trạng cô đơn, mòn mỏi chờ đợi ân sủng của người cung nữ bất kể ngày đêm.

+ Thể hiện nỗi niềm đồng cảm của nhà thơ đối với số phận của người cung nữ.

Câu 4

Hai câu thơ: “Giết nhau chẳng cái lưu cầu/Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!”:

- Trước hết cần hiểu các điển tích:

+ “Giết nhau chẳng cái lưu cầu: lưu cầu là tích nói đến nơi chuyên nghề rèn dao kiếm. Câu thơ muốn nói, không cần đến dao kiếm cũng có thể giết chết con người.

+ “Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa: tâm trạng u sầu triền miên cũng có thể giết chết con người.

- Nội dung của hai câu thơ:

+ Người cung nữ đang chết mòn không vì gươm giáo, binh đao mà lại chết bởi sự sầu não, u uất trong nỗi cô đơn vò võ, mòn mỏi đợi trông tháng ngày.

+ Qua đó cho thấy tình cảnh, tâm trạng đáng thương, sầu tủi của người cung nữ.

+ Thể hiện tấm lòng nhân đạo, đồng cảm, yêu thương con người của tác giả.

Câu 5

Đây là câu hỏi mở, HS tự do nêu quan điểm đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần và lý giải thuyết phục, hợp lý.

Sau đây là một vài gợi ý.

- Đồng tình. Vì:

+ Được làm cung nữ, được vào trong cung vua, người phụ nữ sẽ được sống trong nhung lụa, không cần lo lắng về cái ăn, cái mặc;

+ Là cơ hội đổi đời, nếu được vua chúa sủng hạnh có thể sẽ trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ, dưới một người, trên vạn người;

+ …

- Không đồng tình. Vì:

+ Vào cung, nhiều người cung nữ cả đời phải sống trong cô đơn võ võ, cả đời không được một lần gặp mặt nhà vua;

+ Trong cung, người cung nữ phải sống trong đấu đá, trong lọc lừa, ganh ghét lẫn nhau, không lúc nào được thanh thản;

+ Không có được hạnh phúc bình dị như bao người phụ nữ thường dân khác là có một người chồng sớm hôm trò chuyện, có một mái ấm riêng mình;

+ …

- Đồng tình một phần: kết hợp các lý lẽ trên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 8.431
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm