(Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9

Phò giá về kinh là bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn của Trần Quang Khải. Thông qua bài học này các em sẽ được tìm hiểu thêm về tinh thần độc lập khí phách hào hùng, khát vọng của dân tộc trong bài thơ “Phó giá về kinh” của Trần Quang Khải. Sau đây là gợi ý soạn bài Phò giá về kinh trang 21 Ngữ văn 9 Cánh Diều, mời các em cùng theo dõi.

Soạn văn 9 Cánh Diều bài Phò giá về kinh

1. Soạn bài Phò giá về kinh tác giả - tác phẩm

1. Tác giả

- Trần Quang Khải (1241 - 1294), con trai thứ ba vua Trần Nhân Tông.

- Là Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên (lần 2: 1284 – 1285 và lần 3: 1287 -1288). Đặc biệt trong hai trận Hàm Tử và Chương Dương.

2. Tác phẩm

* Bối cảnh ra đời:

- Bài thơ đc sáng tác năm 1285, lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long - ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử vào tháng 6/1258 -> thể hiện hào khí Đông A (Hào khí thời Trần): ý chí quyết tâm, lòng tự tôn tự hào dân tộc.

2. Trả lời câu hỏi bài Phò giá về kinh

Câu 1. Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

Câu 2. Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ…)

- Đặc điểm thể loại của bài thơ:

+ Mỗi bài thơ có 4 dòng thơ, mỗi dòng thơ có 5 chữ

+ Câu 1, 2, 4 hoặc chỉ là câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối (bài thơ Phò giá về kinh thuộc trường hợp thứ 2)

Câu 3. Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.

- Hai câu đầu nói về chiến công lừng lẫy của quân ta -> hào khí hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên

- Hai câu cuối nói về khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị.

=> Chủ đề của bài thơ: Hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình của dân tộc.

Câu 4. Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ. Nhịp điệu của các dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài thơ?

- Cách ngắt nhịp: 2/3, 3/2

- Nhịp điệu của các dòng thơ giúp cho bài thơ thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát, hào khí chiến thắng của dân tộc.

Câu 5. So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.

So sánh với bài thơ: “ Sông núi nướcNam”

- Nội dung:

+ Đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất.

+ Đều nói về chủ quyền và độc lập của dân tộc.

- Hình thức:

+ Đều viết theo thể thơ Đường luật (Phò tá về kinh: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; Nam quốc sơn hà: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật)

+ Đều viết bằng chữ Hán.

Câu 6. Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?

- Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay vì:

+ Nhắc nhở thế hệ trẻ về những chiến công hào hùng của thế hệ cha anh.

+ Động viên thế hệ trẻ phải biết giữ gìn, bảo vệ đất nước hòa bình.

+ Tuyên truyền thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước của dân tộc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 220
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm