Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh
Phân tích tác phẩm Ra vườn nhặt nắng
Ra vườn nhặt nắng là một bài thơ hay của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh. Bằng giọng thơ trong trẻo, tác giả đã gợi lên những cảm xúc về tình cảm ông cháu đẹp đẽ, tuy ông đã già và lẫn rồi nhưng tình yêu thương ông dành cho cháu vẫn luôn không thay đổi. Sau đây là bài văn mẫu phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng cực hay sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về bài thơ.
1. Bài thơ Ra vườn nhặt nắng
Ông ra vườn nhặt nắng
Tha thẩn suốt buổi chiều
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu
Bé khẽ mang chiếc lá
Đặt vào vệt nắng vàng
Ông nhặt lên chiếc nắng
Quẫy nhẹ, mùa thu sang
2. Phân tích Ra vườn nhặt nắng
Đôi nét về tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Thế Hoàng Linh được giới phê bình văn chương đánh giá cao và yêu mến gắn cho nghệ danh: “Thi tài tuổi 20" – với một cõi thơ cưu mang trí tuệ, hào phóng cảm xúc. Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh viết cho trẻ em rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, tươi vui, chân thành và trong trẻo, không màu mè phù phiếm.
- Với những vần thơ giản dị “Ra vườn nhặt nắng” là bài thơ đầu tiên trong tập thơ cùng tên của tác giả. Với góc nhìn trẻ thơ đầy màu sắc, với một ý vị riêng, hơi thở cuộc sống hiện ra hồn hậu và rất đỗi thân thương.
Bài tham khảo
“Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã làm tươi trong lại hồn người và tươi trong lại thế giới này bởi lời thơ hồn nhiên, giàu yêu thương của một đứa trẻ dành tình yêu cho người ông đã già của mình. “Ngây ngô mà ý vị” là chất thơ tỉnh ròng của sự sống này. Nó vô ý mà hữu ý. Nó vô tư mà hữu tình. Cứ hồn nhiên mà dạt dào ý vị.
Mở đầu bài thơ là những cảm nhận rất trong sáng, đầy yêu thương của người cháu với người ông đã già, không còn minh mẫn của mình.
“Ông ra vườn nhặt nắng
Tha thẩn suốt buổi chiều
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu”
Đó là người ông đã già, chiều chiều tha thẩn đi dạo trong vườn cùng ánh nắng cuối chiều của mùa thu, phải chăng khi con người ở vào cái tuổi “xưa nay hiểm” thường hay lặng lẽ đón nhận tuổi già của mình cùng thiên nhiên?! Cái nắng được nhìn qua con mắt trong veo của đứa cháu nhỏ cũng trở nên hồn nhiên như đùa vui đậu trên vai ông. Và nắng cuối chiều cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tuổi của ông – cái tuổi không còn tỉnh anh nữa. Bằng cái nhìn trẻ thơ, trong veo, ăm ắp yêu thương của đứa cháu nhỏ, khổ thơ gợi hình ảnh người ông đã già thường góp nhặt niềm vui tuổi già vào mỗi buổi chiều nơi khu vườn nhỏ, hoà mình cùng thiên nhiên, cùng giọt nắng chiều nơi vườn nhà. Cuộc đời ông đã trải bao thăng trầm nhưng đến khi về già ông thanh thân, chẳng mấy bận tâm về chuyện đời, chuyện người. Người ông không còn minh mẫn nữa cũng “hồn nhiên” như cái nắng cuối chiều. Tâm hồn ông giờ đây trong veo như giọt năng thu nghiêng nghiêng mà ông gom lại cho tuổi già thêm niềm vui. Dù thời gian đã hãn in trên cuộc đời của ông, trí nhớ ông không còn minh mẫn nữa nhưng tỉnh yêu thương trong ông không bao giờ vơi cạn, ông vẫn luôn dành cho con cháu tất cả yêu thương, đặc biệt bao yêu thương đong đầy ông dành cả cho đứa cháu nhỏ bên ông.
“Ông không còn trì nhớ
Ông chỉ còn tình yêu”
Khổ thơ gợi hình ảnh hai ông cháu một già một trẻ đang cùng cười vui, cùng nắm tay nhau đi dạo quanh khu vườn điều đó làm cho không gian thêm ấm áp, tình ông cháu thêm bền chặt. Với con mắt quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm đứa cháu nhỏ cảm nhận về không gian mùa thu đã chạm ngõ.
“Bê khẽ mang chiếc lá
Đặt vào vệt nắng vàng
Ông nhặt lên chiếc nắng
Quẩy nhẹ mùa thu sang”
Sắc vàng của lá hoà trong màu nắng tinh khôi làm nên vệt vàng lung linh, cả không gian như tràn ngập sắc vàng. Một chiếc lá vàng rụng xuống thật khẽ, thật nhẹ làm xao động không gian, xao động cả lòng trẻ thơ... Đứa cháu nhỏ như hiểu ý ông nên “khẽ mang chiếc lá/ đặt vào vệt nắng vàng” để rồi “Ông nhặt lên chiếc nắng”, cả hai ông cháu cùng đón nhận khoảnh khắc mùa thu sang. Thu sang thật êm dịu, không gian thu đang chuyển mình để rồi “Quẩy nhẹ” - âm thanh mùa thu, tiếng thu đang cựa quậy, chuyển mình, bước chuyển mùa cũng thật khẽ khàng và dịu êm, lắng vào hồn người. Phải có tâm hồn tinh tế, yêu thiên nhiên tạo vật tha thiết nhà thơ mới có thể cảm nhận bước đi của thời gian, không gian thu tinh tế và chính xác đến vậy! Không nhìn bằng giọt sương, làm sao thấy ra “chiếc nắng”, làm sao thấy ra trong nó mùa thu ẩn mình, rồi khi chiếc nắng vừa quẫy nhẹ, mùa thu liền vẫy cánh bay lên? Chỉ ai còn nguyên một đứa bé trong mình mới còn giọt sương trong veo đó. Một giọt sương như thể, dường như, vẫn yên nguyên trong Nguyễn Thế Hoàng Linh. Nó giúp nhà thơ ra vườn nhặt nắng và xây được hành tinh của riêng mình: hành tỉnh trong một giọt sương.
Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế hoàng Linh là giọt lòng của đứa cháu nhỏ dành cho người ông kính yêu của mình. Đó chính là giọt trong vắt của yêu thương. Chính phép màu của yêu thương đã thu niềm vui tuổi già của ông vào trong giọt nắng. Bởi yêu thương tạo ra mọi điều kì diệu cả trong cuộc đời và trong nghệ thuật. Bài thơ “Ra vườn nhặt nắng” là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp cái gốc yêu thương cho con người! Thơ văn sẽ chẳng là gì, nếu không phải là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp cải gốc yêu thương cho con người. Nhất là, yêu thương của con trẻ bao giờ cũng là những giọt trong nhất, hồn nhiên nhất.
“Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh trong veo bởi ngôn ngữ ấu nhi thể hiện nét hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ. Thứ ngôn ngữ giản dị cùng với lối viết hồn hậu, tươi trong, chân thật như lời tâm sự, thủ thỉ kể chuyện, tâm tỉnh đã làm nên điều ngọt ngào của yêu thương cho bài thơ nhỏ xinh.
Vậy là, trên đôi cánh ngộ nghĩnh vốn có của thơ thiếu nhi, Nguyễn Thế Hoàng Lình đã mang đến một vẻ ngây thơ mà ý vị riêng. Bài thơ lắng lại trong ta bao suy ngẫm: hãy biết trân trọng, kính yêu người thân trong gia đình, biết mở rộng tâm hồn để lắng nghe, cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời có như vậy tâm hồn trẻ thơ mới luôn tươi rói và trong veo. Bài thơ là một độ trong mới, một nhịp rung của hồn trẻ hôm nay. Bởi thế, “Ra vườn nhặt nắng” của Nguyễn Thế Hoàng Linh luôn được bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi yên mến!
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
Nghị luận phân tích câu chuyện Bí ẩn của làn nước
Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
Soạn Phân tích một tác phẩm thơ lớp 9 Cánh Diều
(Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
(9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- (Hay nhất) Soạn bài Mở đầu Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1
- (Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
- (Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ lớp 9
- (Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Phân tích một tác phẩm thơ lớp 9 Cánh Diều
- Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến lớp 9 trang 29
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo
- Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 9 Điển cố điển tích Cánh diều
- Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
- Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh Diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan độc đáo và tuyệt mĩ
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I- goa-du
- Thực hành Tiếng Việt Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông ngắn nhất
Bài viết hay Ngữ văn 9 Cánh Diều
(Hay nhất) Soạn bài Mở đầu Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1
Phân tích một đoạn thơ trích từ Truyện Kiều hoặc Truyện Lục Vân Tiên
Đọc hiểu Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
(Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
Phân tích bài thơ Lời ru của mẹ Xuân Quỳnh
Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em có thêm nhận thức gì về tình bạn trong cuộc sống