Em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà em yêu thích

Từ cảm hứng tự hào về quê hương nêu trên, em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh của Việt Nam mà em yêu thích. Đây  là  nội dung phần thực hành viết trang 73 sách Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1 bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh lớp  9 Cánh Diều. Sau đây là mẫu dàn ý thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh của Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Thuyết minh giới thiệu một danh lam thắng cảnh của Việt Nam

Dàn ý giới thiệu về danh lam thắng cảnh Việt Nam

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh đền Hùng

Mở bài

“ Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

- Trên quê hương Việt Nam tươi đẹp, Đền Hùng là điểm tự hào với những câu chuyện về các Vua Hùng, những nhà quốc sĩ đã xây dựng nên đất nước. Nơi đây không chỉ là thắng cảnh hùng vĩ mà còn là biểu tượng linh thiêng, nơi thờ cúng tổ tiên, kết nối tinh thần cộng đồng.

Thân bài

- Đặc điểm đặc sắc:

- Đền Hùng tọa lạc trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, giữa vùng đất Phong Châu, ngày nay thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vùng đất này nổi tiếng với cảnh đẹp hữu tình, kết nối giữa núi cao, đồng bằng xanh mát, sông ngòi hòa quyện với nhau.Từ đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, bạn có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của quê hương, nơi quê cha, đất tổ hiên ngang tỏa sáng.

- Khu di tích bao gồm: đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng và lăng vua Hùng.

- Đền Hùng bắt đầu từ Đại Môn, công trình kiến trúc kiệt xuất xây dựng năm 1917. Cổng đền cao 8,5 mét, vòm uốn, trang trí hình rồng và nghê. Phía dưới cổng, phù điêu hai võ sĩ sẵn sàng chiến đấu, tạo nên bức tranh mạnh mẽ. Hành trình khám phá Đền Hùng bắt đầu tại đây, là điểm xuất phát ấn tượng.

- Đền Hạ và Thiên Quang Tự, vượt qua 225 bậc thang gạch. Đền Hạ tồn tại từ thế kỉ 17-18, đơn sơ với hình chữ Nhị hai gian. Trước đền, cây thiên tuế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại lời dặn dò về bảo vệ đất nước. Một cuộc hành trình kỳ thú đầy ý nghĩa.

+ Chùa Thiên Quang, xây dựng từ thời Trần, nằm kề bên đền Hạ. Cây vạn tuế gần 800 năm, hành lang bao bọc, tháp sư hình trụ và gác chuông cổ có tuổi đời vài trăm năm. Trong chùa, hơn 30 pho tượng được bài trí trang nghiêm, tạo nên không gian linh thiêng. Một điểm dừng chân tuyệt vời trong hành trình khám phá Đền Hùng.

- Từ đền Hạ, sau 168 bậc thang, đến đền Trung, nơi vua quan bàn việc nước và ngắm đẹp đất trời. Đền Hạ, hay Hùng Vương Tổ Miếu, cổ đại từ thời Lý - Trần, nơi Lang Liêu dâng bánh chưng cho vua cha và nhận ngôi vị.

- Đến đỉnh Nghĩa Lĩnh, gặp đền Thượng, hay 'Kính Thiên lĩnh điện', thờ Thánh Gióng và vua Hùng. Ngôi đền giữ vị trí trung tâm, là nơi tôn kính lễ nghi, Lăng vua Hùng nằm ở phía Đông đền Thượng, mộ thứ 6 của vị vua. Lăng vuông với cột liền tường, nơi yên nghỉ của Hùng Vương thứ 6, kích thước 1.3 x 1.8 x 1m. Mộ vua Hùng được bảo quản trọng nghĩa trong khuôn viên lăng.

- Điểm cuối cùng là đền Giếng, ở Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Xây dựng vào thế kỷ 18, kiến trúc chữ Công, gồm Tiền bái, ống muống, và Hậu cung. Đây là nơi Tiên Dung và Ngọc Hoa, hai cô con gái vua, thường đến soi gương và chải tóc.

- Năm 1962, Đền Hùng được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, là một trong 10 di tích được xếp hạng 'Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt cấp Quốc gia' vào năm 2009.

- Ý nghĩa văn hóa, tâm linh của khu di tích:

+ Thể hiện niềm tin truyền thống 'Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây' từ thời xa xưa của dân tộc Việt Nam

+ Là di sản vô song, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ tiền bối, đặc biệt là với vua Hùng, người đã khởi xướng sự nghiệp xây dựng đất nước Việt.

Kết bài

- Trải qua quá trình xây dựng, hình thành và phát triển, cho đến ngày hôm nay, Đền Hùng vẫn luôn là một khu di tích lịch sử nổi tiếng, giàu ý nghĩa và là điểm đến lí tưởng cho du khách thập phương. Nơi đây chính là minh chứng tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn, cho những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hồ Gươm

Mở bài

Mở bài số 1: Nếu bạn đã từng đặt chân đến thủ đô của đất nước Việt Nam, hẳn bạn đã từng tham quan Hồ Gươm - khung cảnh vô cùng nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như về lịch sử. Nào, hãy để tôi giới thiệu với bạn về khu danh lam thắng cảnh này nhé.

Mở bài số 2: Mỗi người đều có một khung cảnh bản thân mình yêu thích. Có thể với bạn đó là khung cảnh biển xanh cát trắng, có thể với bạn đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi… Nhưng là người con của dải đất cong cong hình chữ S này, hẳn ai cũng đều yêu thích khung cảnh cổ kính nơi Hồ Gươm đầy dấu ấn lịch sử.

Thân bài

1. Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?

- Nguồn gốc:

+ Theo lịch sử: Rất nhiều thế kỷ về trước, hồ vẫn chỉ chìm sâu dưới đáy nước cùng với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Vào khoảng thế kỷ 16, chúa Trịnh đã cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê vào ở, trong đó có xây dựng hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Trong đó hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ. Sau này, vào năm 1884 thì hồ Hữu Vọng có bị lấp lại, chỉ còn hồ Tả Vọng cho đến ngày nay.

+ Theo truyền thuyết: Hẳn là câu chuyện về việc Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng tại hồ Tả Vọng không ai là không biết. Truyền thuyết này được lưu truyền qua nhiều năm và được đưa vào trong sách giáo khoa. Câu chuyện kể về việc Lê Thận – bạn keo sơn của vua Lê Lợi chài được một lưỡi kiếm, sau đó Lê Lợi tìm được một chuôi kiếm. Hai thứ đó đã ghép lại thành một thanh gươm hoàn chỉnh, đem lại chiến thắng trong cuộc chiến của Lê Lợi. Rồi sau khi đã làm vua, một hôm đang đi thuyền ở hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng có ngoi lên xin lại gươm, vua đa hoàn trả. Từ đó, hồ chuyển tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.

- Vị trí: Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm. Không chỉ vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm kiếm của du khách và người dân.

2. Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào?

=> Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch sử khác nhau.

- Tháp Rùa: Tọa lạc ở phần đất nhỏ nổi lên ở giữa hồ Gươm. Tháp Rùa mang kiến trúc của Pháp, được xây dựng từ 1884 đến 1886. Tháp này được tương truyền là nơi để cụ rùa lên nghỉ ngơi. Nền cỏ xanh ngắt, mái tháp cong cong đối xứng mang một vẻ đẹp cổ kính giữa lòng thành phố đầy bận rộn và tất bật.

- Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền này được xây dựng ở trên một hòn đảo khác có tên là đảo Ngọc. Ban đầu nơi đây được gọi là chùa nhưng sau đó đổi thành đền và chỉ thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn có cổng vào khá giống với kiểu cổng của Văn Miếu Quốc Tử Giám, phía trên cổng có ghi ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu”.

- Cầu Thê Húc: Là cây cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu có màu đỏ, cong cong như con tôm, in bóng xuống mặt nước, thơ mộng và đẹp chẳng kém gì cầu Tràng Tiền của Huế. Hai chữ “Thê Húc” có nghĩa là “Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm”.

- Tháp Bút, đài Nghiên: Như tên gọi của nó, tháp Bút giống như một chiếc bút lông, phía trên đỉnh có phần như đầu bút. Thân tháp có 3 chữ “Tả thiên thanh” nghĩa là viết lên trời xanh. Tiếp đó là đài Nghiên, nằm ngay cạnh tháp Bút. Sở dĩ gọi như vậy là bởi kiến trúc này có hình giống nghiên mực, kê dưới chân nghiên là tượng 3 con cóc.

- Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu: Một nơi là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, một nơi là chỗ thờ ba vị nữ thần gồm Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc nữ.

- Thủy Tạ: Là nơi thưởng ngoạn cảnh đẹp trên hồ.

- Đền thờ vua Lê: Là nơi thờ vua Lê, có tượng vua Lê cầm kiếm tượng trưng cho cảnh vua hoàn trả lại gươm cho Rùa Vàng.

3. Ý nghĩa của Hồ Gươm

- Hồ Gươm là một nét đẹp đặc sắc và nổi bật trong bức tranh về một Hà Nội – thủ đô của Việt Nam.

- Không chỉ vậy còn là di tích lịch sử qua nhiều năm, có vị trí quan trọng trong lịch sử và văn hóa nước nhà.

- Hàng năm có không ít du khách từ nhiều nơi trên đất nước và thế giới đến thăm quan nơi này.

- Hồ Gươm trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát cũng như nhiều tấm ảnh, bức tranh nghệ thuật.

4. Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?

- Hiện nay, Hồ Gươm đang dần bị ô nhiễm, trên hồ khá nhiều rác do ý thức vô trách nhiệm của nhiều người dân, làm xấu đi hình ảnh của hồ.

-   Mỗi chúng ta cần ý thức hơn về hành động của mình, đồng thời thành phố Hà Nội đã có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng rác thải trên hồ.

Kết bài

Khái quát ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh Hồ Gươm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá của địa phương và đất nước.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh chùa Hương

Mở bài

-Đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

-Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh đó.

-Phong cảnh chung của chùa Hương đã để lại trong lòng khách du lịch thập phương những ấn tượng khó quên.

-Chùa Hương có đặc điểm riêng mà những danh lam thắng cảnh khác không có.

Thân bài

1. Giới thiệu những nét chung về chùa Hương

-Chùa Hương là cách gọi trong dân gian. Trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, một số ngôi đền thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

-Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trung tâm của cụm đền, chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

2. Đặc điểm nổi bật của chùa Hương

-Quần thể chùa Hương là sự kết hợp hài hòa, tuyệt vời giữa kì công thiên nhiên với sự tạo dựng bởi bàn tay tài hoa của con người.

-Ở đây có sông suối, núi non, ruộng đồng. Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên đa dạng, phong phú sắc màu, đẹp như một bức tranh sơn thủy.

-Quần thể chùa Hương có nhiều công trình nằm rải rác. Để vào được khu trung tâm, ta lên đò ở bến Đục. Dọc theo con suối Yến khoảng mấy km, ta xuống đò ở bến Trò. Từ đó, ta đi bộ, đi cáp treo lên động Hương Tích.

-Khu vực chính của chùa Ngoài còn gọi là chùa Trò (còn có tên khác là chùa Thiên Trù). Tam quan của chùa được cất lên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái.

-Chùa chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn. Trên cổng có ghi: "Hương Tích động môn". Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có 5 chữ "Nam thiên đệ nhất động" (Động đẹp nhất trời Nam). Đó là bút tích của chúa Trịnh Sâm khi đến thăm Hương Sơn.

-Trong động có pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là những nhũ đá lớn được gọi là cây vàng, cây bạc, buồng tằm, nong kén, núi cô, núi cậu... Đặc biệt, trên vòm động có hình 9 con rồng.

3. Giới thiệu về lễ hội chùa Hương

-Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội chùa Hương. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

-Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế.

-Mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt cũng là lúc du khách từ khắp nơi tưng bừng trẩy hội.

-Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam.

-Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, sông suối,... và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Có lẽ vì vậy mà du khách thập phương đã nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương.

Kết bài

-Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

-Những ai chưa một lần đến chùa Hương hãy về đây để được thưởng ngoạn vẻ đẹp quyến rũ của quần thể Hương Sơn này.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám

Mở bài

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.

Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.

- Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

- Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..

- Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi). Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.

- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

- Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.

2. Kết cấu

- Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng. Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian.

- Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.

- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.

- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây cỏ lầu để ngắm cảnh.

- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.

- Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.

- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:

+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.

+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).

+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).

+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.

+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.

- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tử Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).

- Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hoà giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm - dương.

3. Ý nghĩa

- Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.

- Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

Kết bài

- Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

- Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Lăng Bác

Mở bài

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những công trình thể hiện tấm lòng của nhân dân Việt Nam đối với Bác với tất cả niềm kính yêu.

Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975.

2. Kết cấu

- Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình do người dân tộc Mường đem về. Đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngòi Thia, Tuyên Quang... Đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (Chùa Thầy), đá nhỏ núi No Nước...

- Nhân dân dọc dãy Trường Sơn còn gửi ra 16 loại gỗ quý Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như : cây chò nâu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên - Lai Châu, tre từ Cao Bằng..Thanh thiếu niên còn tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây.

- Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm. Trên đỉnh lăng là hàng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh" ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẫm.

- Cửa lăng làm từ các cây gỗ quý từ Tây Nguyên. Tiền sảnh có dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh được dát bằng vàng.

- Hai bên cửa là hai cây hoa đại. Phía trước và phía sau lăng trồng 79 cây hoa vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch.

- Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.Trước cửa lăng luôn có hai chiến sĩ cảnh vệ đứng gác. Chính giữa lăng là thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trong hòm kính khung bằng gỗ quý điêu khắc hoa văn các đám mây, đặt trên một bục đá.

- Qua lớp kính trong suốt, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo kaki, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Lăng kính có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cứa quay sang phía Đông, hai phía Nam và Bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn.

- Trước lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh duyệt binh, và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ xanh tươi suốt bốn mùa. Trước mặt lăng là cột cờ, lá Quốc kỳ được kéo lên vào lúc 6 giờ sáng và hạ xuống lúc 9 giờ tối hàng ngày. Thẳng tiếp qua sân có là đường Bắc Sơn, có trồng hoa hồng đỏ và hoa đào. Tận cùng đường Bắc Sơn là đài Liệt Sĩ.

3. Thời gian hoạt động

- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.

- Mùa hè từ (1-4 đến 31-10): Từ 7h30 đến 10h30.

- Mùa đông (từ 1-11 đến 31-3 năm sau): Từ 8h00 đến 11h00; ngày lễ, thứ Bảy. Chủ nhật mở cửa thêm 30 phút.

- Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11.

Kết bài

- Vào thăm Bác trong lăng, trong lòng luôn chan chứa biết bao cảm xúc.

-  Là con cháu Việt Nam, chúng ta hãy học tập thật tốt để mai sau gìn giữ và phát triển đất nước, xứng đáng là "Cháu ngoan Bác Hồ".

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Chùa Thiên mụ

Mở bài

- Chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa khá nổi tiếng của Huế.

- Là ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.

- Chùa Thiên Mụ chính thức khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

- Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của 1 Huế.

2. Kết cấu

- Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài.

- Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên vuông, cống tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ công tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bảng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác - một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu).

- Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp).

- Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

3. Ý nghĩa

- Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cùng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế.

- Vua Thiệu Trị Liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 20 thắng cảnh thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh.

-  Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng chùa và mời ngài Thích Đại Sán - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.

Kết bài

- Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ và đẹp của Việt Nam.

- Chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn nó trường tồn cùng thời gian.

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Đà Lạt

Mở bài

Việt Nam của chúng ta nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Hội An, Nha Trang, Phú Quốc,…. Một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị mà chúng ta không thể bỏ qua là Đà Lạt, thành phố được gọi với nhiều cái tên, như tên thành phố ngàn hoa, thành số sương mù,…. Đây là một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch bởi sự cổ kính và có chút hiện đại. chúng ta cùng tìm hiểu về Đà Lạt.

Thân bài

1. Khái quát về lịch sử Đà Lạt:

- Đà Lạt được ghi nhận hình thành từ năm 1893

- Đây là vùng đất cư trú của người Lạch xưa, và tên gọi cũng bắt nguồn từ tộc người này

- Khi chiến tranh thứ 2, khi không thể về nước, người Pháp đã chọn nơi này để sống

- Năm 2009, Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I, có vai trò quan trọng ở Tây Nguyên.

2. Địa hình của Đà Lạt:

- Đà Lạt có độ cao trên 1500m so với mực nước biển và năm trên cao nguyên Lâm Viên

- Địa hình chủ yếu của Đà Lạt là địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi.

- Địa hình của Đà Lạt rất đặc trưng, xen lẫn giữa các đồi núi là thung lũng
- Chính nhờ địa hình mà khí hậu Đà Lạt cũng trở nên đặc biệt.

3. Khí hậu Đà Lạt:

- Đà lạt có khí hậu miền núi, khác hoàn toàn với khí hậu cả nước

- Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

- Nhiệt độ của Đà Lạt không bao giờ vượt qua ngưỡng 20 độ C

- Biên độ nhiệt ngày đêm của Đà Lạt rất lớn

- Mùa mưa của Đà Lạt thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10

4. Du lịch ở Đà Lạt:

- Ở Việt Nam thì Đà Lạt là một thành phố du lịch lâu đời

- Vì khí hậu ôn hòa, dễ chịu mà Đà Lạt trở nên thu hút khách du lịch

-  Các điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt: hồ Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Prenn, thiền viện Trúc Lâm, biệt thự Hằng Nga, XQ Sử quán,….

Kết bài

- Đà Lạt là một thành phố rất đẹp và thú vị

- Sẽ có dịp đến với Đà Lạt.

Tham khảo thêm

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 174
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm