(Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều

Khóc Dương Khuê là một trong số các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 thuộc bài 1. Thơ và thơ song thất lục bát. Cùng với tác phẩm Bạn đến chơi nhà thì Khóc Dương Khuê cũng là một trong số các bài thơ rất nổi tiếng của tác giả Nguyễn Khuyến. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý soạn bài Khóc Dương Khuê trang 17 Ngữ văn 9 Cánh Diều để các em có thêm kiến thức trả lời câu hỏi trong bài.

Soạn bài Khóc Dương Khuê trang 17 Ngữ văn 9 Cánh Diều

1. Khóc Dương Khuê tác giả tác phẩm

Tác giả. (1835 – 1909)

- Quê: Yên Đổ (H.Bình lục - Hà Nam.)

- Đỗ đầu cả ba kì thi (hương- hội - đình) nên được gọi là tam nguyên Yên Đổ.

- Chỉ làm quan hơn 10 năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.

- Thơ của ông thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương và ẩn chứa tâm sự yêu nước, cùng nỗi u uẩn trước thời thế (Triều đình PK mục nát, TDP XL ...)

Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: 1902 khi nghe tin bạn mất.

+ Nguyễn Khuyến: 1835 quê Hà Nam.

+ Dương Khuê: 1839 quê Hà Sơn Bình.

+ Hai người kết bạn từ thuở thi đậu.

+ Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê.

+ Dương Khuê vẫn làm quan.

+ Nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó.

*Lưu ý: - Bài thơ viết bằng chữ Hán có nhan đề là: “Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư”(Viếng bạn đồng niên là Tiến sĩ Thượng thư họ Dương ở Vân Đình). Sau này tự tác giả dịch ra chữ Nôm.

- Thể thơ: Song thất lục bát.

- Nhân vật trữ tình: Tôi (tác giả - NK)

- Đối tượng trữ tình: Bác (Dương Khuê)

- Bố cục:

+ Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là: sự ra đi của người bạn thân Dương Khuê

+ Sự kiện ấy chi phối bố cục của bài thơ như sau:

Phần

Giới hạn

Ý chính

Phần 1

2 câu thơ đầu

- Kể lý do, cội nguồn của cảm xúc viết nên bài thơ (sự ra đi của tri kỉ).

Phần 2

Từ câu 3 -> hết câu 22

- Kể về những kỉ niệm đẹp đẽ với tri kỉ từ khi mới gặp nhau lần đầu lúc còn trẻ cho đến khi về già.

Phần 3

Từ câu 23 -> hết câu 38

- Sự cô đơn, buồn bã, lạc lõng của nhà thơ ở hiện tại.

2. Đọc hiểu bài Khóc Dương Khuê

Chú ý cách sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến.

Trả lời:

- Tác giả sử dụng nhóm từ “thôi đã thôi rồi” và “nước mây man mác” để diễn tả cảm xúc đau đớn, xót thương trước sự ra đi của người bạn tri kỉ.

- Từ “tôi”, “bác” thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật.

Nhà thơ nhắc lại những kỉ niệm gì với bạn, theo trình tự nào?

Trả lời:

- Nhà thơ nhắc đến những kỉ niệm với bạn theo trình tự thời gian: từ thuở đăng khoa sớm ngày bên cạnh nhau, khi chơi nơi dặm khách nghe tiếng suối, khi từng gác treo leo…

Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Nỗi đau đớn, trống vắng khi bạn mất: thể hiện qua sự ngỡ ngàng, bàng hoàng “chân tay rụng rời” …

Nhà thơ nhắc đến giường treo và đàn kia để biểu thị điều gì?

Trả lời:

- Điển cố, điển tích được sử dụng: Giường treo, Đàn kia.

= > Thể hiện sâu sắc tình bạn tri âm, tri kỉ và nỗi buồn ẩn sâu khi mất đi người bạn.

Nhà thơ đã tự an ủi mình thế nào sau khi bạn mất.

Trả lời:

Nhà thơ đã từ an ủi mình bằng việc nói về tuổi già sống chết do sinh lão bệnh tử nên chỉ biết khóc trong lòng.

3. Trả lời câu hỏi bài Khóc Dương Khuê Cánh Diều

Chỉ ra đặc điểm của thể thơ song thất lục bát qua bài Khóc Dương Khuê.

- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát qua bài Khóc Dương Khuê là:

+ Bài thơ bắt đầu bằng câu lục bát

+ Mỗi khổ thơ đều có một vần trắc và ba vần bằng

+ Các câu có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2; hai câu sáu – tám ngắt theo thể lục bát.

Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là gì? Sự kiện ấy chi phối bố cục của bài thơ như thế nào? Cho biết ý chính của mỗi phần theo bố cục đó.

- Sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc để Nguyễn Khuyến viết bài thơ là sự ra đi của người bạn tri kỉ của ông (tức Dương Khuê).

- Bố cục của bài thơ: gồm 3 phần:

+ Phần 1 (hai câu thơ đầu): Nỗi đau khi nghe tin bạn mất.

+ Phần 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm về tình bạn qua dòng hồi tưởng của tác giả.

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Sự đau đớn, hụt hẫng khi quay trở lại đối diện với hiện thực.

Tình cảm của Nguyễn Khuyến được thể hiện như thế nào trong hai dòng thơ đầu khi nghe tin bạn mất?

"Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta".

Nỗi đau đớn khi nghe tin bạn qua đời được thể hiện qua nhóm từ "thôi đã thôi rồi" thay cho khái niệm "đã mất", "đã chết", "đã qua đời"... làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các từ láy “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả tâm trạng đau đớn, buồn bã trước sự ra đi của người bạn đồng niên.

Những kỉ niệm về tình bạn đã được tác giả hồi tưởng như thế nào và theo trình tự nào trong đoạn thơ từ dòng 3 đến dòng 22?

Những kỉ niệm cùng với bạn được nhà thơ nhắc lại:

* Khi vừa thi đỗ: vào triều làm quan sớm tối cùng nhau

* Khi còn làm quan trong triều:

+ Cùng nhau dạo chơi nơi dặm khách

+ Cùng nhau ngân nga hát ả đào.

+ Cùng nhau uống rượu ngon và bàn luận văn chương

+ Cùng nhau đương đầu, trải qua thời buổi khó khăn lúc làm quan

*Sau khi từ quan về hưu: do tuổi già nên ít gặp gỡ, lần gặp cuối cùng là vào 3 năm trước.

=> Các kỉ niệm đó được kể lại theo trình tự thời gian từ xa -> gần; từ trẻ -> già, kết hợp với giọng thơ trầm, đều.-> Kỉ niệm giữa nhà thơ với bạn càng chồng chất.

=> NT điệp: “cũng có lúc...”...”có khi...” -> Kỉ niệm hiện về dồn dập, sống động, khó phai mờ.

=> Một tình bạn gắn bó keo sơn, chân thành, sâu sắc.

Hãy phân tích tâm trạng của nhà thơ được diễn tả trong đoạn thơ từ dòng 23 đến hết

- Nỗi đau mất bạn của tác giả được thể hiện qua:

+ Từ ngữ “làm sao”, “chợt nghe” -> Tâm trạng sửng sốt bàng hoàng trước tin bạn mất.

+ Phản ứng khi biết tin bạn qua đời: “chân tay rụng rời”.

- Sự thiếu thốn, trống vắng trong cuộc sống sau khi bạn không còn nữa:

+ rượu ngon không có bạn hiền - nên không mua nữa.

+ câu thơ nghĩ đắn đo không viết - vì viết xong chẳng biết đưa ai.

+ giường treo (chuyên dùng để tiếp bạn) - nay hững hờ vì bạn dã đi mất.

+ đàn kia cũng ngẩn ngơ - vì chẳng còn ai thưởng thức và thấu hiểu

- Câu hỏi tu từ: “ làm sao...”, “sao vội ... tiên”....

-> lời trách với bạn cũng là diễn tả nỗi đau đớn, bơ vơ trong lòng tác giả khi bạn tri kỉ không còn nữa.

- Điệp ngữ trùng điệp: “không, ai, viết” -> nỗi trống vắng cô đơn buồn tủi khi bạn đã mất không gì bù đắp nổi.

- Điển tích, điển cố: “giường treo, đàn kia” -> khẳng định MQH tri âm tri kỉ giữa Nguyễn Khuyến và bạn của mình. (Vì 2 điển tích điển cố kia đều chứa dựng câu chuyện về những người bạn là tri âm, tri kỉ của nhau trong lịch sử.)

Nhà thơ tự nhủ rằng bản thân đã già rồi, không còn sức lực để khóc lớn, khóc thành hai hàng lệ tuôn rơi nữa, chỉ có thể khóc âm thầm ở trong lòng mà thôi.

Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ nổi bật trong bài Khóc Dương Khuê

- Cách nói giảm: Bác Dương thôi đã thôi rồi!, nhằm làm giảm đi những mất mát đau thương.

- Biện pháp nhân hóa: Nước mây man mác. Nhằm diễn tả sự ra đi của bạn cũng khiến đất trời thương xót.

- Cách nói so sánh: Tuổi già giọt lệ như sương.

- Các câu hỏi tu từ trong đoạn cuối bài thơ. Hàng loạt các câu thơ như: Làm sao bác vội về ngay; Vội vàng sao đã mải lên tiên, ... Để rồi lắng đọng trong những câu thơ hụt hẫng, chơi vơi:

- Cách sử dụng lối liệt kê: Có lúc, có khi, cũng có khi… nhằm tái hiện những kỉ niệm về tình bạn thân thiết và tấm lòng của nhà thơ đối với bạn.

- Ngoài ra, tác giả đã dùng một loạt điển tích, điển cố về tình bạn tri âm để diễn tả nỗi đau mất bạn một cách sâu sắc ở đoạn thơ cuối cùng.

Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em có thêm nhận thức gì về tình bạn trong cuộc sống

Bài thơ giúp em nhận thức được thứ tình cảm đáng quý, thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng cao quý này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 602
0 Bình luận
Sắp xếp theo