Thực hành tiếng Việt 9 Điển cố điển tích Cánh diều

Thực hành tiếng Việt: Điển cố, điển tích. Đây là nội dung bài học trang 45 sách giáo khoa Ngữ  văn 9 Cánh Diều tập 1. Thông qua bài học này các em sẽ nhận biết được điển tích, điển cố và phân tích được tác dụng của chúng. Sau đây là gợi ý trả lời câu hỏi trang 45, 46  SGK Văn 9 Cánh Diều tập 1.

Câu 1 trang 45 Văn 9 Cánh Diều tập 1

Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B:

Câu 1 trang 45 Văn 9 Cánh Diều tập 1

Đáp án: 1: a – 2; b – 3; c – 4; d – 1

Câu 2 trang 45 Văn 9 Cánh Diều tập 1

a) Bể dâu: Trong câu chuyện ông Vương Phương Bình tu tiên học đạo, khi đắc đạo, Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh, cho sứ giả mời tiên nữ Ma Cô đến để hỏi về thời gian cách biệt. Ma Cô tiên nữ trả lời rằng: “Từ khi biết ông đến nay, đã thấy ba lần biển xanh biến thành ruộng dâu”. Mượn từ thành ngữ “thương hải biến vi tang điền” của Trung Hoa, người Việt đã chuyển dịch và rút gọn thành nhiều biến thể khác nhau (như “dâu bể”, “biển dâu”, “bãi bể nương dâu”, “cồn dâu hóa bể”…) để chỉ những thay đổi lớn lao trong cuộc đời.

b) Mắt xanh: Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà. Nguyễn Tịch lại có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách hễ là hạng quân tử, là hạng người vừa lòng mình thì Nguyễn Tịch nhìn thẳng bằng tròng mắt xanh; trái lại khách là kẻ tầm thường, người không vừa lòng mình thì ông nhìn bằng đôi tròng trắng. Do điển tích đó, sau này người ta dùng chữ "Mắt xanh" để chỉ sự bằng lòng, vừa ý.

* Tác dụng của điển cố, điển tích: Làm cho lời thơ cô đọng, hàm súc, mang tính bác học.

Câu 3 trang 46 Văn 9 Cánh Diều tập 1

Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông".

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 616
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi