Đọc hiểu Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Đọc hiểu văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là đoạn trích thuộc hồi thứ V trong vở kịch Vũ Như Tô của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Vở kịch phản ánh mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô và lợi ích thiết thực của thực dân Pháp. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có đáp án sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về đoạn trích.

Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô

* Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), quê ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sáng tác của ông khá phong phú, có thiên hướng rõ rệt về đề tài lịch sử, thành công hơn cả về thể loại tiểu thuyết và kịch. Trong đó, nổi bật là các vở kịch như: Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948),... và các truyện lịch sử như: Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960), Sống mãi với Thủ đô (1961),...

Vũ Như Tô (1943 – 1945) là kịch bản văn học năm hồi của Nguyễn Huy Tưởng. Nhân vật chính là Vũ Như Tô, một kiến trúc sư chí lớn tài cao, cương trực, trọng nghĩa khinh tài,... Ông bị vua Lê Tương Dực (1493 – 1516), một hôn quân bạo chúa, bắt xây Cửu Trùng Đài. Ban đầu, ông quyết từ chối. Nhưng theo lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm, ông đã mượn tay vua Lê Tương Dực để thực thi hoài bão của mình: xây một toà lâu đài vĩ đại và trường tồn. Nhưng việc xây đài chỉ "để cho vua chơi" (lời của Vũ Như Tô) là công việc lớn lao, nặng nề và vô cùng tốn kém, không thuận lòng người, nhất là với thợ xây đài. Triều đình phải tăng sưu thuế, săn đòi thợ giỏi, cưỡng bức nhân công,... gây nên bao cảnh bi thương, oán thán trong dân chúng. Tình hình triều chính bấy giờ lại hết sức rối ren. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch trong triều nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, hoàng hậu, cung nữ,... Binh lính, dân chúng và chính những người thợ xây đài, vì không chịu đựng nổi sự áp bức, cực nhọc, vất vả, cũng đã nhân đó, theo phe phản nghịch nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở và giết Đan Thiềm, Vũ Như Tô. Trước khi bị giết, Vũ Như Tô vẫn không thể hiểu được vì sao đài bị đốt và bản thân ông bị dân chúng thù hận. Ông một mực tự cho mình là vô tội: "Ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ... Vậy thì ta có tội gì?". Vũ Như Tô phản ánh nhiều mâu thuẫn của xã hội đương thời, mỗi mâu thuẫn ấy gắn với một chủ đề của tác phẩm.

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trích Hồi V của tác phẩm. Hành động kịch xoay quanh việc binh lính, dân chúng và chính những người thợ xây đài theo phe phản nghịch, nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng, giết Đan Thiềm, Vũ Như Tô.

Đọc hiểu Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng

Đọc đoạn trích sau:

(…)

VŨ NHƯ TÔ - Cảnh ngộ chúng tôi có khác chi cảnh ngộ bà? Có phần khổ nhục hơn nữa. Chế độ thì nghiệt ngã vô lý: nhà không cho làm cao, áo không cho mặc đẹp. Ai xây một kiểu nhà mới khả quan, thì lập tức kết vào tội lộng hành đem chém. Thành thử không ai dám vượt ra khuôn sáo nghìn xưa, nghề kiến trúc đọng lại như một vũng ao tù. Người có tài không được thi thố đành phải tiến về mặt tiểu xảo. Mà nói ngay đến những bọn này nào họ có được yên thân. Họ phải lẩn lút, giấu giếm. Vô phúc mà triều đình biết, thế là gia đình tan nát. Họ bị đóng cũi giải kinh, để làm những công việc nhà vua, thân giam trong nội như một tên trọng phạm, mãi đến khi mắt mờ, tay chậm, họ mới được thải hồi nguyên quán. Triều đình còn không ban cho họ một chút bổng nhờ để mưu sống buổi tàn niên. Cách đối đãi như thế, thì nhân tài nhiều sao được, mà ai chịu luyện tập cho thành tài? Thậm chí người ta nói kẻ có tài đã không giúp cho gia đình, còn là một cái vạ nữa.

ĐAN THIỀM - Thảo nào mà nước ta không có lấy một lâu đài nào ra hồn, khả dĩ sánh với những lâu đài Trung Quốc. Ngay cả Chiêm Thành cũng hơn ta nhiều lắm...

VŨ NHƯ TÔ - Tôi bẩm sinh có khiếu về kiến trúc. Tôi đã học văn, sau bỏ văn tập nghề, nhưng tập thì tập, vẫn lo nơm nớp, chỉ sợ triều đình biết, thì vợ con ở nhà nheo nhóc, mà mình cũng không biết bao giờ được tháo cũi xổ lồng. Vua Hồng Thuận ngày nay càng khinh rẻ chúng tôi, cách đối đãi lại bạc ác. Chẳng qua là cái nợ tài hoa, chứ thực ra theo nghề ở ta lợi chẳng có mà nhục thì nhiều.

ĐAN THIỀM - Chính vì thế mà ông càng đáng trọng.

VŨ NHƯ TÔ - Trọng để làm gì? Tìm danh vọng chúng tôi đã chẳng chọn nghề này. Đời lẩn lút...

ĐAN THIỀM - Vậy thì các ông luyện nghề làm gì, luyện mà không đem ra thi thố?

VŨ NHƯ TÔ - Đó là nỗi khổ tâm của chúng tôi. Biết đa mang là khổ nhục mà không sao bỏ được. Như bóng theo hình. Chúng tôi vẫn chờ dịp.

ĐAN THIỀM - Dịp đấy chứ đâu? Cửu Trùng Đài...

[…]

VŨ NHƯ TÔ - Xây Cửu Trùng Đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế, muôn năm làm bia miệng cho người đời được.

ĐAN THIỀM - Ông biết một mà không biết hai. Ông có tài, tài ấy phải đem cống hiến cho non sông, không nên để mục nát với cỏ cây. Ông không có tiền, ông không có thể dựng lấy một tòa đài như ý nguyện. Chấp kinh, phải tòng quyền. Đây là lúc ông nên mượn tay vua Hồng Thuận mà thực hành cái mộng lớn của ông... Ông khẽ tiếng. Đó là tiểu tiết. Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện, không phải thẹn với những cung điện đẹp nước ngoài, thế là đủ. Hậu thế sẽ xét công cho ông, và nhớ ơn ông mãi mãi. Ông hãy nghe tôi làm cho đất Thăng Long này thành nơi kinh kỳ lộng lẫy nhất trần gian.

VŨ NHƯ TÔ - Đa tạ. Bà đã khai cho cái óc u mê này. Thiếu chút nữa, tôi nhỡ cả. Những lời vàng ngọc tôi xin lĩnh giáo. Trời quá yêu nên tôi mới được gặp bà.

ĐAN THIỀM - Tôi cũng may được gặp ông. Xin ông cố đi. Đức vua ngự tới…

(Trích Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, Hà Minh Đức sưu tầm, biên soạn, giới thiệu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997)

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Những lời thoại của các nhân vật ở trong đoạn trích thể hiện nội dung gì ?

Câu 2. Giữa hai nhân vật có điểm tương đồng nào thông qua các lời thoại được trích dẫn ?

Câu 3. Đan Thiềm muốn Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài nhằm mục đích gì?

Câu 4. Nhân vật Vũ Như Tô hiện lên trong đoạn trích là một con người có tính cách như thế nào? Cho biết Vũ Như Tô mang những đặc điểm nào của nhân vật chính của bi kịch?

Câu 5. Từ những lời thoại trong đoạn trích, Vũ Như Tô đã có thái độ đánh giá như thế nào với giai cấp thống trị đương thời?

Câu 6. Đoạn trích trên đã thể hiện những mâu thuẫn gì? Mâu thuẫn đã được giải quyết như thế nào ?

Đáp án

1

Đối thoại của hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô, cung nữ Đan Thiềm đang thuyết phục Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài để thực hiện lý tưởng nghệ thuật.

2

Điểm tương đồng :

- Những con người có tài, có tâm.

- Biết trân trọng và yêu thích nghệ thuật.

- Có lý tưởng khát vọng.

- Sẵn sàng bảo vệ lý tưởng khát vọng,..

3

Mục đích Đan Thiềm muốn Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài : -“Ông có tài, tài ấy phải đem cống hiến cho non sông, không nên để mục nát với cỏ cây”,” thực hành cái mộng lớn của ông

-“sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời”

-“làm cho đất Thăng Long này thành nơi kinh kỳ lộng lẫy nhất trần gian”.

4

Vũ Như Tô có tính cách : Bản chất tốt đệp, không muôn xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân bạo chúa , có lý tưởng khát vọng, say mê nghệ thuật, có tài cao. Vũ Như Tô cũng có nhược điểm trong cách hành xử và đánh giá.

5

Thái độ căm phẫn, oán trách với giai cấp thống trị đương thời.

6

Vũ Như Tô không chấp nhận xây Cửu Trùng Đài cho triều đình; cung nữ Đan Thiềm thuyết phục xây đài với mục đích dựa vào Đài để khẳng định tài năng nghệ thuật.

Thuyết phục của Đan Thiềm đã được Vũ Như Tô thuận ý.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 4
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi