Viết đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông mất mã và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”

Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”. Đây là nội dung câu hỏi số 3 trang 46 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Cánh Diều bài Điển tích, điển cố. Sau đây là một số mẫu viết đoạn văn kể lại chuyện Tái ông mất mã và nêu ý nghĩa của điển tích ngựa Tái Ông. Mời các em cùng tham khảo.

*Về hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn và dung lượng 10 – 12 dòng.

*Về nội dung: Kể lại ngắn gọn câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa) và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông”.

Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông mất mã và ý nghĩa điển tích ngựa Tái Ông - mẫu 1

Câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa) kể về một ông lão kia sinh sống gần biên ải (tức Tái Ông). Một ngày nọ, con ngựa quý của ông bỗng dưng biến mất. Những người hàng xóm đến nhà hỏi thăm, Tái Ông bình thản nói: "Mất ngựa biết đâu lại là điềm may". Quả thật, vài ngày sau, ngựa của Tái Ông quay trở về, mang theo một con ngựa hoang dã khác. Mọi người lại đến nhà Tái Ông chúc mừng, nhưng ông lại nói: "Được ngựa biết đâu lại là điềm họa". Thật không ngờ, con trai Tái Ông vốn tính hiếu động, vì ham chơi mà bỏ bê việc học hành. Khi thấy con ngựa hoang dã hung dữ, cậu bé sợ hãi và bị ngựa đá gãy chân. Mọi người lại đến nhà Tái Ông than vãn, nhưng ông vẫn bình thản nói: "Gãy chân biết đâu lại là điềm may". Vài tháng sau, triều đình mở cuộc chiến tranh xâm lược. Tất cả thanh niên trai tráng trong vùng đều phải ra trận, chỉ trừ con trai Tái Ông vì bị gãy chân. Nhờ vậy, cậu bé thoát khỏi cảnh tang thương của chiến tranh.

Như vậy, điển tích “ngựa Tái Ông” dùng để chỉ họa phúc khôn lường, được không nên mừng, mất không nên lo, thể hiện triết lý sống lạc quan, ung dung trước những biến cố của cuộc đời. Hãy giữ thái độ bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và tìm kiếm những bài học quý giá từ những biến cố ấy.

Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông mất mã và ý nghĩa điển tích ngựa Tái Ông - mẫu 2

Tái Ông mất mã là một câu chuyện kể về một ông lão tên là Tái Ông rất có tài nuôi ngựa. Một hôm con ngựa của ông bị mất tích, hàng xóm đến an ủi chia buồn nhưng ông lại cho rằng đó chưa hẳn là điều không may. Quả thực, nửa năm sau con ngựa quay trở về và mang theo cùng 1 con tuấn mã. Hàng xóm lại đến chia vui nhưng ông lão lại cho rằng dó chưa hẳn là điều may. Một hôm con trai ông lão cưỡi con ngựa quý đó và bị ngã gãy chân. Hàng xóm lại sang khuyên nhủ ông lão đừng quá đau buồn. Tuy nhiên ông lão lại cho rằng sự đó cũng chưa hẳn là điều không may. Một thời gian sau nước láng giềng sang xâm lược, thanh niên trai tráng đều đi lính và chết trận, duy chỉ có con trai ông lão què quặt nên không bị bắt đi lính.

Như vậy, qua câu chuyện Tái Ông mất mã ta có thể thấy sự đời thật khó lường, trong rủi có may và trong may có rủi. Quan trọng là ta cần bình tâm suy xét mọi việc. Đây cũng là bài học về chữ "Nhẫn" trong cuộc sống.

Đoạn văn kể lại chuyện Tái Ông mất mã và ý nghĩa điển tích ngựa Tái Ông - mẫu 3

Đoạn văn kể lại chuyện Tái ông mất mã và ý nghĩa điển tích ngựa Tái Ông

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 145
0 Bình luận
Sắp xếp theo