(Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
Soạn Văn 9 Cánh Diều tập 1 bài Sông núi nước Nam
- 1. Tìm hiểu chung tác phẩm Sông núi nước Nam
- Trả lời câu hỏi trang 17 SGK Văn 9 Cánh Diều tập 1
- Câu 1. Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?
- Câu 2. Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm)
- Câu 3. Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?
- Câu 4. Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.
- Câu 5: Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thư cuối có mối liên hệ như thế nào?
- Câu 6: Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc gì? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ ngày nay?
Tính cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 1 bản Tuyên ngôn độc lập được Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình vào năm 1945. Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử về nhiều thế kỉ trước đã từng có 2 văn bản được xem như một bản Tuyên ngôn độc lập. Đó là bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt và “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý soạn bài Sông núi nước Nam trang 15 SGK Ngữ văn 9 Cánh Diều, mời các em cùng tham khảo.
1. Tìm hiểu chung tác phẩm Sông núi nước Nam
- Xuất xứ: Sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1077), đọc ở miếu thần trên phòng tuyến Như Nguyệt (nam sông Cầu).
- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
+ Bài thơ có tất cả 4 câu thơ (dòng thơ), mỗi câu thơ có 7 chữ.
+ Gieo vần:
* Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc) - bài thơ Nam quốc sơn hà gieo vần theo cách này
* Cách 2: Gieo vần chéo vào tiếng cuối các câu 1 - 3 (tiếng cuối các câu 2 - 4 phải là thanh trắc) hay các câu 2 - 4 (tiếng cuối các câu 1 - 3 phải là thanh trắc)
* Cách 3: Gieo vần ôm tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.
- PTBĐ: Biểu cảm
- Bố cục:
+ Hai câu đầu: Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
+ Hai câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ chuốc lấy bại vong.
Trả lời câu hỏi trang 17 SGK Văn 9 Cánh Diều tập 1
Câu 1. Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?
Trả lời:
Bối cảnh xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam là: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
Câu 2. Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm)
Trả lời:
- Bài thơ có tất cả 4 câu thơ (dòng thơ), mỗi câu thơ có 7 chữ.
- Gieo vần:
+ Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc) - bài thơ Nam quốc sơn hà gieo vần theo cách này
+ Cách 2: Gieo vần chéo vào tiếng cuối các câu 1 - 3 (tiếng cuối các câu 2 - 4 phải là thanh trắc) hay các câu 2 - 4 (tiếng cuối các câu 1 - 3 phải là thanh trắc)
+ Cách 3: Gieo vần ôm tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.
Câu 3. Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?
Trả lời:
- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, là chân lý không thể chối cãi =>Tuyên ngôn về chủ quyền dân tộc.
- Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của đất nước. Đồng thời nó còn khẳng định sự tự tôn, lòng tự hào dân tộc - nước ta là một quốc gia có độc lập, chủ quyền ngang hàng với Trung Quốc, không hề thua kém gì.
Câu 4. Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.
Trả lời:
- Phiên âm:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
- Dịch thơ:
Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
(- "Nghịch lỗ": nghĩa là quân mọi rợ làm trái lại với ý trời - chỉ kẻ dám đem quân sang xâm lược nước ta, ở đây chính là quân Tống. Hành động của quân Tống là phi nghĩa, không thể chấp nhận, là vi phạm lại ý trời. Vì thế chúng nhất định phải chuốc lấy bại vong.)
=> NT: một câu để hỏi, một câu để khẳng định.
=> Hành động xâm lược của kẻ thù là phi nghĩa, trái đạo lí, vi phạm ý trời...
- Khẳng định niềm tin chiến thắng, niềm tự hào dân tộc.
- Quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 5: Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thư cuối có mối liên hệ như thế nào?
Trả lời:
Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối quan hệ gắn kết, bổ sung cho nhau.
+ Hai dòng đầu là lời khẳng định chủ quyền của đất nước.
+ Hai dòng cuối là quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Câu 6: Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc gì? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ ngày nay?
Trả lời:
- Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em niềm tự hào, lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp và truyền thống quý báu của dân tộc.
- Nội dung bài thơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ ngày nay. Bài thơ là lời nhắc nhở, động viên thế hệ trẻ phải luôn cố gắng phấn đấu, tự hào, mạnh mẽ giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc, xứng đáng với những gì mà thế hệ cha anh đã đổ cả xương máu để giữ gìn và bảo vệ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống
Viết bài văn nghị luận về lối sống xanh và ý nghĩa của nó siêu hay
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Sử 9 sách mới 2024-2025
Cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn Hải Dương 2025
Viết bài văn bản nghị luận về tình trạng chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta hiện nay
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình với mỗi người
Trọn bộ từ vựng Tiếng Anh 9 Global Success
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- (Hay nhất) Soạn bài Mở đầu Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1
- (Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
- (Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ lớp 9
- (Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Phân tích một tác phẩm thơ lớp 9 Cánh Diều
- Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến lớp 9 trang 29
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo
- Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 9 Điển cố điển tích Cánh diều
- Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
- Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh Diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan độc đáo và tuyệt mĩ
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I- goa-du
- Thực hành Tiếng Việt Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông ngắn nhất
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh trang 72
Bài viết hay Ngữ văn 9 Cánh Diều
Phân tích Dặn con Trần Nhuận Minh
Tự đánh giá Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh Diều
Phân tích một đoạn thơ trích từ Truyện Kiều hoặc Truyện Lục Vân Tiên
Đề thi giữa học kì 1 Văn 9 Cánh Diều
Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh
Bài thơ Khóc Dương Khuê giúp em có thêm nhận thức gì về tình bạn trong cuộc sống