Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh Diều
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga lớp 9
- 1. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tác giả - tác phẩm
- 2. Đọc hiểu Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- 3. Trả lời câu hỏi trang 44 Văn 9 tập 1 Cánh Diều
- Câu 1. Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của từng phần.
- Câu 2. "Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau", đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
- Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, hãy trình bày những nét tính cách nổi bật của hai nhân vật Lục vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
- Câu 4. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích
- Câu 5. Tìm hiểu chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cho biết căn cứ để xác định chủ để đó. Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
- Câu 6. Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
Ước mơ về xã hội công bằng, cái xấu cái ác bị trừng trị, người ở hiền thì sẽ gặp lành là ước mơ ngàn đời của nhân dân ta. Ước mơ ấy không chỉ được gửi gắm qua truyện cổ tích mà còn được cụ Đồ Chiểu gửi gắm trong truyện "Lục Vân Tiên", đặc biệt là ở đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga". Sau đây là mẫu soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga lớp 9 Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tác giả - tác phẩm
1. Tác giả:
a. Cuộc đời
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888),
Quê nội: Thừa Thiên Huế, quê ngoại: Gia Định (Hồ Chí Minh)
- Ông là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
- Có nghị lực sống và cống hiến lớn lao cho đời: thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ.
- Tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
-> Sống thanh cao trong sáng giữa tình thương, kính trọng của đồng bào cho đến hơi thở cuối cùng ông thật xứng đáng
b. Sự nghiệp văn thơ:
- Ông để lại nhiều áng thơ văn có giá trị:
+ Truyền bá đạo lý làm người: Lục Vân Tiên...
+ Cổ vũ lòng yêu nước: Chạy giặc, Văn tế…, thơ điếu
+ Truyện thơ dài: Ngư tiều y thuật vấn đáp.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm: Viết vào khoảng 1846-1854 khi ông bỏ thi, bị mù, lấy vợ. Chính vợ ông là người đã ghi chép tác phẩm hộ ông.
+ Thể loại: Truyện thơ Nôm, gồm 2082 câu thơ lục bát,
+ Thể hiện rõ lí tưởng đạo đức của NĐC muốn được gửi gắm qua tác phẩm
+ Kết cấu: Theo từng chương hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời các nhân vật chính. Có tính ước lệ, khuôn mẫu
-> Nhằm mục đích truyền dạy đạo lý làm người, phản ánh khát vọng của nhân dân.
Tóm tắt truyện:
- 4 phần
+ Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
+ Lục Vân Tiên gặp nạn
+ Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu.
+ Lục Vân Tiên gặp Kiểu Nguyệt Nga, sum vầy, hạnh phúc
* Vị trí đoạn trích:
+ Gồm 58 câu, nằm ở phần đầu của truyện.
+ Nội dung: kể vể câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu người trên đường đi thi.
2. Đọc hiểu Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Câu 1: Chú ý việc sử dụng từ ngữ mang sắc thái Nam Bộ trong cả đoạn trích.
Ngôn ngữ thơ trong đoạn trích mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ: xông vô (xông vào), mầy (mày), chưa hãn dạ nầy (hãn: rõ, nầy: này), hay vầy (biết như thế này). Nó có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
Câu 2: Chú ý những chi tiết miêu tả hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên.
- Hành động trượng nghĩa của Lục Vân Tiên:Đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
+ Hoàn cảnh: trên đường đi thi, ghé về thăm nhà.
+ Tình thế: đơn độc (một mình) tay không.
+ Thái độ: bất bình
+ Hành động: bẻ cây làm gậy, xông vô
+ Lời nói: “kêu rằng ..... hại dân”.
=> dũng cảm, nghĩa khí, mang khí phách của người anh hùng. Tính cách anh hùng, tài năng, vị nghĩa.
Câu 3: Lời đối thoại giữa hai nhân vật chính thể hiện phẩm chất gì của họ?
- Nhân vật Lục Vân Tiên:
+ Lời nói:
Hỏi: “ai than khóc” => quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ.
Khẳng định: “ta đã...” => an ủi.
Can ngăn: “khoan khoan...” => hiểu và xem trọng lễ giáo, cư xử đúng mực, coi trọng danh dự.
+ Thái độ: vô tư, trong sáng, khiêm nhường, coi trọng khí phách, bổn phận của người anh hùng.
=> Thái độ ân cần, chu đáo, cư xử đúng mực, hiểu lễ giáo; tính cách khiêm nhường.
=> Vân Tiên là nhân vật lí tưởng, chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu.
- Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
+ Thái độ: biết ơn => trọng nghĩa.
+ Cử chỉ: cúi đầu lạy
+ Lời nói: thưa, gửi => lễ phép.
+ Tính cách: chân thực, hiếu thảo, trọng nghĩa.
=> xưng hô khiêm nhường, nói năng dịu dàng, mực thước, bình dị, mộc mạc.
=> Là người con gái hiền hậu, nết na.
+ Cư xử: mời lên ngồi, mời đến nhà để được đền đáp ơn Vân Tiên
=> cách ứng xử ân tình, ân nghĩa.
=> Nguyệt Nga là cô gái thùy mị, nết na, có học thức và trọng tình nghĩa.
Câu 4: Nguyệt Nga thể hiện lòng biết ơn với Lục Vân Tiên như thế nào?
Cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình. Nàng thấy rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, đủ hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ
Câu 5: Vân Tiên đã có hành động như thế nào trước thái độ của Kiều Nguyệt Nga
Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã gạt đi ngay, từ chối cả lời mời về thăm nhà Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Dường như với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên của một con người chân chính: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Lời Vân Tiên chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường, vừa khẳng định việc mình làm là hiển nhiên, thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình.
3. Trả lời câu hỏi trang 44 Văn 9 tập 1 Cánh Diều
Câu 1. Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của từng phần.
* Bố cục
+ Phần 1: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai để cứu Kiều Nguyệt Nga.
+ Phần 2: Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.
Câu 2. "Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến đối lập nhau", đặc điểm đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
Hai tuyến đối lập bao gồm:
- Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga: phe chính nghĩa, ngay thẳng, lương thiện, trọng nghĩa khí…
- Phong Lai: phe phản diện, hung dữ, gian ác…
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích, hãy trình bày những nét tính cách nổi bật của hai nhân vật Lục vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
- Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống: Một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu. Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của con người dũng tướng. Chàng chỉ có một mình, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. Vậy mà Vân Tiên vẫn can đảm “bẻ cây làm gậy” xông vào đánh cướp. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, khiêm tốn, giản dị, trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu. Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ: “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han, cho thấy chàng rất đàng hoàng, chững chạc. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã gạt đi ngay, từ chối cả lời mời về thăm nhà Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Dường như với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên của một con người chân chính: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi – Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, là hình ảnh lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
- Kiều Nguyệt Nga là một cô gái thuỳ mị, nết na, có học thức. Cô là một con người đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau. Với nàng, Vân Tiên không chỉ cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy – Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Nàng coi đó là ơn trọng và áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ: “Lấy chi cho phải tấm lòng cùng ngươi”.
Câu 4. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật được thể hiện trong đoạn trích
Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Nó có phần thiếu chau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.
- Vân Tiên: mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.
- Phong Lai : hung dữ, ngạo mạn, gian ác và vô học.
- Nguyệt Nga : dịu dàng khuê các, đoan trang.
Câu 5. Tìm hiểu chủ đề của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cho biết căn cứ để xác định chủ để đó. Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?
Chủ đề: khát vọng giúp đời và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Căn cứ xác định dựa vào hành động, lời nói, cử chỉ của nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Thái độ của tác giả: ca ngợi, đề cao những con người có phẩm chất tốt đẹp, nghĩa khí và khao khát mãnh liệt “cứu người giúp đời” thông qua nhân vật Vân Tiên
Câu 6. Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
Đoạn trích đã đem đến cho em cái nhìn về Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga nết na, nhân hậu, ân tình. Tất cả những vẻ đẹp ấy của đoạn thơ phù hợp với phong cách sống, với ước mơ, khát vọng giản dị mà trong sáng của nhân dân ta, dạy chúng ta bài học đạo đức thiết thực và cao cả biết bao.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- (Hay nhất) Soạn bài Mở đầu Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1
- (Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
- (Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ lớp 9
- (Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Phân tích một tác phẩm thơ lớp 9 Cánh Diều
- Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến lớp 9 trang 29
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo
- Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 9 Điển cố điển tích Cánh diều
- Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
- Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh Diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan độc đáo và tuyệt mĩ
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I- goa-du
- Thực hành Tiếng Việt Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông ngắn nhất
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh trang 72
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 9 Cánh Diều
Phân tích Dặn con Trần Nhuận Minh
Em có suy nghĩ gì sau khi học bài Sông núi nước Nam?
Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tự đánh giá Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh Diều
Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
Thực hành Tiếng Việt Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế