Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích

Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích là nội dung bài học trang 46 sách giáo khoa Ngữ  văn 9 Cánh Diều tập 1. Đây là đoạn trích thể hiện buồn tủi, cô đơn và nỗi niềm thương nhớ của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Sau đây là mẫu gợi ý soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 Cánh Diều sẽ giúp các em nắm được cách trả lời các câu hỏi trong SGK.

1. Tìm hiểu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần thứ 2 (Gia biến và lưu lạc)

Gồm 22 câu(từ câu 1033 đến câu 1054) sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Thúy Kiều. Kiều bị nhốt ở lầu xanh nàng định tự vẫn Tú Bà giả vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

* Bố cục Gồm 3 phần:

Phần 1(6 câu đầu): Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phần 2 (8 câu tiếp): Nỗi thương nhớ cha mẹ và người yêu

Phần 3 (8 câu cuối): Tâm trạng buồn đau lo âu tuyệt vọng của Kiều.

*Nhân vật: Thúy Kiều

* Sự việc được kể: Miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng

2. Đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 1: Việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều có gì đặc biệt?

– Những từ ngữ góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng Thúy Kiều đó chính là: “khóa xuân”, “non xa”, “trăng gần”, “bốn bề”, “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” …

Câu 2: Chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình

- Tả cảnh ngụ tình: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

=> Miêu tả cảnh bên ngoài lầu nhưng thể hiện cảnh cô đơn, khổ sở của Thúy Kiều.

Câu 3: Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh nào?

Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh:

- “Gió cuốn mặt duềnh”

- “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

3. Trả lời câu hỏi Kiều ở lầu Ngưng Bích trang 48

Câu 1: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần?

- Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm ba phần:

+ 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

+ 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

+ 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió

Câu 2: Thuý Kiều lần lượt nhớ những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao?

Trong cảnh ngộ của mình, Thuý Kiều đã nhớ tới Kim Trọng trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Nỗi nhớ hoàn toàn hợp lý với tâm lý con người bởi vì với cha mẹ, trước lúc đi xa nàng đã được gặp. Và nàng cũng đã làm tròn trách nhiệm bán thân chuộc cha và em, nên nàng đã an tâm. Nhưng với Kim Trọng, người nàng vô cùng thương yêu lại chưa được gặp, chưa biết tin về gia đình Kiều. Đặc biệt, nàng cảm thấy vô cùng day dứt, đau đớn và cảm thấy tội lỗi khi không giữ được lời thề nguyện ước với chàng Kim.

Câu 3: Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng Thuý Kiều?

- Không gian: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, cồn cát, dặm đường ...

Không gian mở ra cả ba chiều: Chiều rộng, chiều cao, chiều sâu

Không gian tự nhiên mênh mông, trống trải, hoang vắng, rợn ngợp ...

- Thời gian: dằng dặc từ sáng tới khuya gợi thời gian tuần hoàn khép kín trôi đi đơn điệu.

NT tả cảnh ngụ tình.

* Tâm trạng của Kiều

- Đảo ngữ đưa từ láy “Bẽ bàng” lên đầu=> Từ láy có sức gợi cảm lớn. Nhấn mạnh cảm giác tủi hổ, đau đớn, xót xa trong cảnh ngộ sa chân vào chốn lầu xanh.

- Cụm từ “mây sớm đèn khuya”

+ Sớm – làm bạn với mây

+ Khuya – trò chuyện với đèn.

=> Gợi cảnh con người bị giam hãm tù túng trong vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

+ Tiểu đối: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

=> Nỗi cô đơn, buồn tủi, đau khổ, tuyệt vọng của nàng Kiều trước cảnh lầu Ngưng Bích.

Câu 4: Theo em, tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Những lời này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?

- Đây là lời của Thúy Kiều vì nàng đã bộc lộ nỗi nhớ, sự lo lắng, day dứt khôn nguôi với những người nàng yêu nhất. Những lời độc thoại nội tâm này có tác dụng thể hiện chân thực, sinh động nội tâm nhân vật.

Câu 5: Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng cuối để làm sáng rõ điều đó

Câu 6: Em hãy chuyển nội dung 14 dòng thơ đầu thành một đoạn văn xuôi

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 89
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm