Đọc hiểu Chuyện nàng Thúy Tiêu

Chuyện nàng Thúy Tiêu đọc hiểu

Chuyện nàng Thúy Tiêu là một  văn bản truyện truyền kì của nhà văn Nguyễn Dữ. Truyện nàng Thúy Tiêu là một bản tình ca về tình yêu. Túy Tiêu dù chỉ là một món quà ông Nguyễn tặng cho Dư Nhuận Chi nhưng nhờ thông minh và sắc đẹp, nàng đã chinh phục được trái tim của chàng. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu Chuyện nàng Thúy Tiêu của Nguyễn Dữ, mời các em cùng tham  khảo.

Chuyện nàng Thúy Tiêu đọc hiểu

Tóm tắt Chuyện nàng Thúy Tiêu

Dư Nhuận Chi người đất Kiến Hưng tên là Tạo Tân, có tiếng hay thơ; nhất là về những bài hát, lại càng nức danh ở kinh kỳ, mỗi bài làm ra, phường hát bội đem tiền tặng biếu rất hậu để xin lấy.Một lần nghe hát, Sinh đã phải lòng một cô gái tên là Thúy Tiêu. Hai người cùng trở về quê nhà Kiến Hưng sinh sống. Thúy Tiêu vốn thông minh, lanh lẹ nên chỉ sau có hơn 1 năm mà nàng đã làm được thơ từ ngang với của Sinh. Năm Mậu Tuất, Sinh lên kinh thành đi thi, hai người luyến tiếc chẳng nỡ xa nhau. Gặp ngày mồng một đầu năm, Thúy Tiêu cùng với những người bạn của mình lên chùa dâng hương thì bị tên quan Thân Trụ nhìn trúng bắt về làm vợ. Sinh làm đơn kiện lên tận triều đình nhưng vì thân thế hắn lớn mà chẳng ai dám xử. Sinh buồn rầu chẳng muốn thi cử gì nữa. Sinh trở về nhìn đôi chim uyển mà Thúy Tiêu từng nuôi mà buồn rầu, viết một bài thơ buộc vào chân nó. Thúy Tiêu nhận được thư đáp thơ lại. Nàng ngày đêm nhớ mong Sinh toan thắt cổ tự tử, Trụ quốc đành phải dỗ dành nàng và hứa sẽ đưa Sinh đến phủ. Cả phủ tiệc nào Trụ quốc cũng mời sinh nhưng Sinh và Thúy Tiêu lại chẳng thể gặp nhau. Sinh đâm chán nản rời khỏi phủ. Ý Sinh bèn quyết, Trụ quốc thấy Sinh xin đi, lấy làm dễ chịu, tặng cho rất nhiều tiền bạc tơ lụa không tiếc tí gì. Sinh chở nặng một chuyển mà về. Dọc đường gặp người đầy tớ già, hắn đã giúp Sinh cướp lại được Thúy Tiêu. Cả hai trở về quê sinh sống, vài năm sau Sinh lên kinh thi đỗ tiến sĩ, hai vợ chồng ăn ở với nhau tới già còn Trụ quốc thì vì cớ xa xỉ mà chịu tội.

Đọc hiểu văn bản Chuyện nàng Thúy Tiêu

Đọc đoạn trích:

(Lược một đoạn: Dư Nhuận Chi là người đất Kiến Hưng, có tiếng hay thơ. Trong một bữa tiệc tại nhà quan Trần soái Lạng Giang là Nguyễn Trung Ngạn, chàng để ý đến một người trong đám hát múa, tên là Thúy Tiêu. Ông Nguyễn bèn tặng nàngThúy Tiêu cho Nhuận Chi. Chàng tạ ơn và đem nàng về đất Kiến Hưng.

Túy Tiêu vốn có khiếu thông tuệ, mỗi khi Sinh đọc sách, nàng cũng học thầm mà rồi thuộc được. Sinh nhân đem những quyển sách nói về thơ từ mà dạy nàng. Chưa đầy một năm, nàng đã làm được thơ từ ngang với Sinh. Năm Mậu Tuất (1358) nhân gặp khoa thi, Sinh sắm sửa hành trang lên kinh, không nỡ rời nhau, nên đem theo cả nàng cùng đi, cùng trọ ở phố Hàng Vóc ở cửa sông. Gặp ngày mồng một đầu năm, Thúy Tiêu rủ mấy người bạn gái đến chùa tháp Báo Thiên dâng hương lễ Phật. Bấy giờ có quan Trụ quốc họ Thân ngầm đi chơi phố, trông thấy Thúy Tiêu đẹp, bắt cướp đem về làm của mình. Sinh làm đơn kiện tận triều đình, nhưng vì họ Thân uy thế rất lớn, các tòa các sở đều tránh kẻ quyền hào, gác bút không dám xét xử. Sinh đau buồn lắm bèn chẳng thiết gì thi cử nữa. Một hôm Sinh thủng thỉnh đi chơi ngoài phố, gặp đám người cưỡi ngựa đi xem hoa về, tiền hô hậu ủng rất oai vệ, trên đường thì trâm thoa rơi rắc, hồng tía tơi bời, sau cùng thấy Thúy Tiêu ngồi trên một chiếc kiệu căng riềm lụa hoa, đi qua dưới rặng liễu. Sinh muốn chạy đến than thở nhưng thấy những người đi cùng với nàng đều là bậc quyền quý, không dám đường đột, chỉ đắm đuối nhìn và ứa hai dòng lệ, không nói được một lời nào.

Nhân Thúy Tiên trước có nuôi một đôi chim yểng, Sinh trỏ đôi chim mà bảo rằng:

Chúng mày là loài vật nhỏ còn suốt ngày được quấn quýt với nhau, không phải như ta lạnh lùng gối chiếc. Ước sao chúng mày nhẹ tung đôi cánh, vì ta đưa đến cho nàng được một phong thư.

Con chim yểng nghe nói, kêu lên và nhảy nhót như dáng muốn đi. Sinh bèn viết một phong thư buộc vào chân nó. [...]

Nàng được thư bèn giở giấy Tiết Đào(1) dấp bút Lâm Xuyên(2) viết một bức thư để trả lời. [...]. Thúy Tiêu từ đó buồn rầu sinh ốm.

(Trích Chuyện nàng Thúy Tiêu , Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2013)

Chú thích:

(1) Tiết Đào: Tiết Đào đời Đường là một danh kĩ ở đất Thục, hay làm những bài thơ ngắn, vì tiếc giấy nên cắt hẹp lại. Từ đấy, những tài tử trong Thục lấy thế làm tiện, cũng cắt những tờ giấy nhỏ để viết thơ, gọi là tờ giấy Tiết Đào.

(2) Lâm Xuyên: Vương Hy Chi đời Tấn là người viết chữ rất đẹp, từng làm chức Nội sử ở Lâm Xuyên, vì thế trong văn học thường dùng mĩ từ Lâm Xuyên để gọi bút viết.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định các nhân vật chính trong đoạn trích.

Câu 2. Khiếu thông tuệ của nàng Thúy Tiêu được thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích?

Câu 3. Nhận xét tình cảm của chàng Nhuận Chi dành cho nàng Thúy Tiêu trong đoạn trích.

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các điển tích được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 5. Từ hành động của tên quan Trụ quốc họ Thân trong đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa?

GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu

Nội dung trả lời

1

Các nhân vât chính: chàng Dư Nhuận Chi và nàng Thúy Tiêu.

2

Khiếu thông tuệ của nàng Thúy Tiêu được thể hiện qua những chi tiết trong đoạn trích là:

+ Mỗi khi Nhuận Chi đọc sách, nàng Thúy Tiêu cũng học thầm mà rồi thuộc được.

+ Được Nhuận Chi dạy thơ từ, chưa đầy một năm, nàng đã làm được thơ từ ngang với Sinh.

3

Nhận xét tình cảm của chàng Nhuận Chi dành cho nàng Thúy Tiêu trong đoạn trích:

- Chàng Nhuận Chi dành cho nàng Thúy Tiêu tình cảm yêu mến ngay từ cái nhìn lần đầu trong đám tiệc tại nhà quan họ Nguyễn.

- Khi nên duyên, chàng luôn trân trọng nàng: dạy nàng học thơ từ; đem nàng lên kinh cùng khi chàng đi thi.

- Mãi day dứt, không nguôi nỗi nhớ nàng khi nàng bị tên quan Trụ quốc họ Thân bắt cướp đi.

4

- Các điển tích: giấy Tiết Đào, bút Lâm Xuyên.

- Tác dụng của việc sử dụng điển tích:

+ Làm cho cách diễn đạt của câu văn thêm hàm súc, trang nhã.

+ Thể hiện sự trân trọng của nhà văn đối với mối tình giữa chàng Nhuận Chi và nàng Thúy Tiêu.

5

- Hành động của tên quan Trụ quốc họ Thân trong đoạn trích: Cậy quyền ỷ thế quan lớn mà làm chuyện trái với luân thường đạo lí: giữa ban ngày mà ngang nhiên cướp vợ người khác về làm người của mình.

- Suy nghĩ về tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa: Hành động của tên quan Trụ quốc họ Thân trong đoạn trích cho thấy một phần bộ mặt xấu xa của đám quan lại thời phong kiến:

+ Tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa có nhiều “sâu mọt”hại dân. Chúng là những kẻ ỷ quyền ỷ thế mà làm điều xằng bậy, trái với luân thường đạo lí, luật pháp quốc gia, hà hiếp dân lành.

+ Chúng là những kẻ đại diện cho bộ máy chính quyền, bộ mặt của triều đình mà lại chà đạp lên lẽ phải, công lí.

+ Hành động của chúng đáng bị lên án.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.675
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm