(Có đáp án) Đọc hiểu Văn tế thập loại chúng sinh

Văn tế thập loại chúng sinh đọc hiểu

Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm viết bằng tiếng Nôm của đại thi hào Nguyễn Du. Ông đã viết bài văn tế này sau khi chứng kiến một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp nơi âm khí nặng nề và ở các chùa người ta đều lập đàn cầu siêu giải thoát cho hàng triệu linh hồn. Sau đây là một số mẫu đề đọc hiểu bài Văn tế thập loại chúng sinh có đáp án chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Đọc hiểu văn bản Văn tế thập loại chúng sinh

Đọc hiểu văn bản Văn tế thập loại chúng sinh

VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH (Nguyễn Du)

… Cũng có kẻ mắc vào khóa lính

Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan

Nước khe cơm vắt gian nan

Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời

Buổi chiến trận mạng người như rác

Phận đã đành đạn lạc tên rơi

Lập lòe ngọn lửa ma trơi

Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!

Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp

Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa

Ngẩn ngơ khi trở về già

Ai chồng con tá biết là cậy ai?

Sống đã chịu một đời phiền não

Thác lại nhờ hớp cháo lá đa

Đau đớn thay phận đàn bà,

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

Cũng có kẻ nằm cầu gối đất

Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi

Thương thay cũng một kiếp người

Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan.

………………………

(https://www.thivien.net)

Câu 1: Trong đoạn trích trên, đối tượng chiêu hồn là những ai?

Đối tượng chiêu hồn trong đoạn trích là: Những người mắc vào khóa lính, những người phụ nữ lỡ làng một kiếp, và những người hành khất.

Câu 2: Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh nào để gợi tả cuộc sống của những người mắc vào khóa lính?

Nguyễn Du dùng những hình ảnh sau để gợi tả cuộc sống của những người mắc vào khóa lính:

- Nguyễn Du gợi cuộc sống gian nan, đau khổ của những người mắc nạn khoa lính qua các hình ảnh: “Bỏ cửa nhà, "nước khe cơm vắt", "dãi dầu nghìn dặm", và cái chết trên chiến trường "mạng người như rác".

Câu 3: Yếu tố “ thác” trong câu thơ “Thác lại nhờ hớp cháo lá đa” có đồng âm với yếu tố “thác” trong từ “ thoái thác” không? Vì sao?

- Yếu tố “thác” trong câu thơ “Thác lại nhờ hớp cháo lá đa” đồng âm với yếu tố “thác” trong từ “ thoái thác” . Vì:

+ “Thác” trong câu thơ “Thác lại nhờ hớp cháo lá đa” có nghĩa là chết.

+ “thác” trong từ “thoái thác” có nghĩa là viện cớ để từ chối việc gì đó.

=>Nghĩa của hai yếu tố này khác nhau nên chúng là yếu tố đồng âm.

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Buổi chiến trận mạng người như rác

Phận đã đành đạn lạc tên rơi

- Biện pháp tu từ so sánh: mạng người như rác

- Tác dụng: so sánh số phận của những người lính với cỏ rác thể hiện tính mạng họ bị coi thường, vô giá trị trong chiến tranh. Qua đó vừa nhấn mạnh sự khắc nghiệt và tàn khốc của chiến trận, đồng thời phản ánh cái nhìn cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du đối với nỗi đau khổ của con người.

Câu 5: Qua đoạn trích trên, em rút ra cho mình thông điệp gì sâu sắc nhất?

HS có thể đưa ra suy nghĩ riêng của mình về vấn đề, tuy nhiên cần phù hợp với đạo đức, pháp luật. Sau đây là một gợi ý:

VD: Con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau, vì:

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.

+ Sự cảm thông, chia se giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới xung quanh, dễ rung cảm với những biến động của cuộc sống, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi

người.

+ Sự cảm thông và chia sẻ còn là nền tảng cần thiết cho một xã hội lành mạnh, văn minh và phát triển.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
15 19.238
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm