(Dàn ý) Phân tích Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du

Nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát Văn tế thập loại chúng sinh

Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Bài thơ được viết theo thể thơ song thất lục bát. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích Văn tế thập loại chúng sinh để các em cùng nắm được cách làm bài khi làm dạng bài viết nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát lớp 9.

Văn tế được viết bằng tiếng Nôm và hiện chưa rõ thời điểm sáng tác cụ thể. Theo như văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú lại thì Nguyễn Du đã viết bài văn tế này sau khi chứng kiến một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp nơi âm khí nặng nề và ở các chùa người ta đều lập đàn cầu siêu giải thoát cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì lại cho rằng có lẽ đại thi hào đã viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức là lúc Nguyễn Du còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812).

Dàn ý phân tích tác phẩm Văn tế thập loại chúng sinh 

Dàn ý phân tích tác phẩm Văn tế thập loại chúng sinh

I. Mở bài

- Nguyễn Du là đại thi hào của văn học Việt Nam, người đã để lại nhiều tác phẩm giá trị, trong đó "Văn tế thập loại chúng sinh" nổi bật với giá trị hiện thực và giá tri nhân đạo vô cùng sâu sắc.

- Giới thiệu về đoạn trích: Đoạn trích không chỉ thể hiện sự đau xót, thương cảm của tác giả đối với những số phận kém may mắn trong xã hội mà còn là lời thức tỉnh về những bất công xã hội và kêu gọi tấm lòng yêu thương, đồng cảm đối với những kiếp người bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm:

- Giới thiệu Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX….

- Cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

- Các tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lòng cảm thông đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... Bên cạnh đó còn lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

- “Văn tế thập loại chúng sinh” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du, thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với các số phận đau khổ con người trong xã hội xưa.

-Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích là niềm thương cảm của tác giả đối với những số phận kém may mắn : người lính, người phụ nữ, người hành khất.

2. Đoạn trích thể hiện sự đau xót, thương cảm của tác giả đối với những số phận kém may mắn trong xã hội.

Đoạn trích phản ánh nỗi đau và sự bất công mà các tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến phải gánh chịu đựng. Mỗi khổ thơ thể hiện một số phận bi thảm thông qua ngôn từ giàu hình ảnh và cảm xúc:

- Khổ thơ đầu: Nói lên niềm cảm thương của nhà thơ đối với những người lính phải rời bỏ gia đình để tham gia chiến tranh:

… Cũng có kẻ mắc vào khóa lính

Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan

Nước khe cơm vắt gian nan

Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời

Buổi chiến trận mạng người như rác

Phận đã đành đạn lạc tên rơi

+ Cụm từ "khóa lính" và "gồng gánh việc quan" cho người lính bắt buộc phải ra đi . Họ vốn găn bó với gia đình, với quê hương, ruộng đồng nhưng vẫn phải giã từ những thứ thân thuộc ấy, đó đã là nỗi khổ đau.

+ Họ còn phải chịu đựng khó khăn, cực khổ nơi chiến địa: "Nước khe cơm vắt gian nan" và "Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời". Nguyễn Du sử dụng các từ ngữ như "nước khe", "cơm vắt", "dãi dầu" để miêu tả cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, vất vả, gian nan của họ

+ Câu thơ "Buổi chiến trận mạng người như rác" sử dụng biện pháp tu từ so sánh để chỉ nói lên sự mong manh của số phận con người và sự tàn khốc của chiến tranh

=>Khổ thơ đã biểu lộ nỗi đau và sự thương cảm sâu sắc của Nguyễn Du đối với những người lính trong xã hội phong kiến. Nhà thơ phản ánh sự hi sinh lớn lao, gánh nặng mà họ phải chịu , qua đó gián tiếp phản đối những cuộc chiến tranh tàn khốc đã gây đau khổ cho con người.

- Khổ thơ thứ hai: là niềm cảm thương của nhà thơ dành cho một cảnh đời khác cũng không kém phần đau khổ: những người phụ nữ vì “lỡ làng” mà phải “buôn nguyệt bán hoa”:

Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp

Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa

Ngẩn ngơ khi trở về già

Ai chồng con tá biết là cậy ai?

- Câu thơ: "Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa" gợi lên hình ảnh của những phụ nữ vì cảnh ngộ đưa đẩy mà phải chấp nhận cảnh đời ô nhục.

+ "Ngẩn ngơ khi trở về già, Ai chồng con tá biết là cậy ai?": bộc lộ niền cảm thông của nhà thơ với cảnh ngộ của họ: cô đơn và tuyệt vọng khi về già, không còn ai để dựa dẫm.

+ Câu hỏi “Đau đớn thay phận đàn bà. Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?” không nhằm tìm câu trả lời cụ thể mà khơi gợi suy ngẫm về bao bất công ngang trái, những khổ đau mà phụ nữ phải chịu. Câu thơ phản ánh một thực tế diễn ra trong xã hội phong kiến, đó là phận đàn bà thường bị coi thường và đối xử tệ bạc. Nguyễn Du bày tỏ sự bất bình và đồng cảm với những khổ đau mà phụ nữ phải gánh chịu.

- Khổ thơ thứ ba: Là niềm cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du hướng đến những kẻ ăn xin, người nghèo khổ không nơi nương tựa:

+ "Cũng có kẻ nằm cầu gối đất": gợi hình ảnh người ăn xin nằm co ro trên đất khiến người đọc xót xa.

+ Những con người đó lúc sống chịu cảnh khốn khó, thiếu thốn. Đến khi ra đi cũng vô cùng khô sở : "Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan". Sống phụ thuộc vào lòng từ thiện của người khác đến khi chết không được chôn cất tử tế, chỉ được vùi lấp một cách thảm thương.

-> Đoạn thơ không chỉ là sự thể hiện nỗi đau của những kiếp người bất hạnh trong xã hội bấy giờ mà còn là tiếng nói phản kháng với bao bất công, ngang trái trong xã hội, gợi lên niềm trắc ẩn và lòng thương người của Nguyễn Du. Qua đó, nhà thơ như muốn thức tỉnh mỗi người hãy thay đổi cách nhìn nhận và đối xử với những số phận bất hạnh. Đoạn trích mang giá trị hiện thức và giá trị nhân đạo sâu sắc.

3. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:

- Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cụ thể và sinh động để khắc họa nỗi đau và số phận của các nhân vật. Các từ ngữ như "mạng người như rác", "nước khe cơm vắt", "dãi dầu nghìn dặm" không chỉ miêu tả chân thực cuộc sống khắc nghiệt của những phận người mỏng manh mà còn gợi lên nhiều cảm xúc xót xa, thương cảm cho người đọc.

- Nhà thơ sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, và nhất là khai thác hiệu quả câu hỏi tu từ, nhằm làm nổi bật nỗi thống khổ của con người và những bất công, ngang trái trong xã hội.

- Mỗi khổ thơ đều bắt đầu với "Cũng có kẻ" tạo nên tính nhạc, tăng thêm sự đồng điệu, nhấn mạnh vào sự đa dạng của nỗi đau trong xã hội và tạo ra ám ảnh cho người đọc.

- Đặc biệt thể thơ song thất lục bát với cách gieo vần, cách ngắt nhịp đa dạng, phong phú, các câu thơ dài ngắn đan xen, cách sử dụng thanh bằng, thanh trắc linh hoạt khiến câu thơ rất giàu nhạc tính, diễn tả được những cung bậc tính cảm phong phú và gần gũi với điệu hồn của con người Việt Nam.

III. Kết bài: Khẳng định của đoạn trích và tài năng, tấm lòng của Nguyễn Du.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
20 20.214
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm