Nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc

Viết bài văn nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc

Nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay là một trong những dạng bài thuộc chương trình Ngữ văn lớp  9. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của kĩ năng quản lí cảm xúc

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

2. Thân bài: Cần triển khai các ý:

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

+ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là quá trình mà các cá nhân nhận thức, hiểu và tác động đến những cảm xúc trong mọi trường hợp, bao gồm cả cảm xúc tiêu cực và tích cực. Điều chỉnh cảm xúc có thể tác động tại một hoặc nhiều điểm trong quá trình tạo ra cảm xúc, đòi hỏi bản thân mỗi người phải biết điều khiển, cân đối giữa hai trạng thái cảm xúc này một cách phù hợp trước khi thể hiện.

+ Hầu hết mọi người đều tiếp xúc với các tác nhân kích thích có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau trong một ngày. Nếu phản ứng không phù hợp hoặc cực đoan với những kích thích này có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với khả năng hòa nhập tốt trong môi trường xã hội của mỗi người.

- Tầm quan trọng của kỹ năng kiểm soát cảm xúc

+ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là rất quan trọng để mỗi người có thể bình tĩnh hiểu, kiểm soát bản thân trước khi để cảm xúc chi phối hoàn toàn.

+ Điều này rất quan trọng để tránh những xung đột căng thẳng, thậm chí là xô xát lẫn nhau.

+ Việc làm chủ được cảm xúc bằng cách thể hiện một thái độ đúng mực, biết cách ứng xử một cách khéo léo chính là nền tảng cho những mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp và bền vững.

+ Hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý, thể chất.

+ Người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc sẽ có ý thức học hỏi, rèn luyện mỗi ngày để có những ứng xử phù hợp, chuẩn mực. Một tác phong chuyên nghiệp và có hiểu biết sẽ được những người khác tôn trọng, yêu mến.

+ Chính vì vậy, kỹ năng kiểm soát cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ tâm lý ổn định, một thái độ khách quan để ứng phó xuất sắc với mọi tình huống, tránh để người khác lợi dụng, khiêu khích nhằm hạ bệ, chơi xấu,...

- Hậu quả của việc không kiểm soát được cảm xúc

+ Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

+ Dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột.

+ Không tập trung.

+ Hiệu suất công việc không đảm bảo.

+ Dễ mắc sai lầm,...

- Làm thế nào để có kỹ năng kiểm soát cảm xúc?

+ Việc lắng nghe bản thân, nhận thức được phần cảm xúc đang trỗi dậy giúp bản thân có được một khoảng thời gian để bình tĩnh, nhận ra và kiểm soát chúng nhằm ứng xử sao cho phù hợp.

+ Mỗi người sinh ra hầu hết đều có bản năng tự vệ trong chính suy nghĩ của mình, giúp bảo toàn lợi ích cá nhân, nhưng khi suy nghĩ bị hướng theo một chiều tiêu cực, sẽ ảnh hưởng tới trí tuệ và các mối quan hệ xung quanh, do đó cần rèn luyện sự tự tin.

+ Khi cảm thấy cuộc sống của mình bị mất cân bằng, có những trạng thái chán nản, không hứng thú với bất kỳ việc gì, thì hãy dành cho bản thân một quãng nghỉ để giải tỏa chúng một cách lành mạnh.

+ Hành động thay vì nói

+ Người kiểm soát cảm xúc tốt, thay vì bộc lộ hết cảm xúc ra ngoài, nóng giận một cách vô cớ hay có những hành động bồng bột, họ sẽ bình tĩnh tìm ra giải pháp để ứng phó với mọi tình huống xảy đến.

+ Những người có kỹ năng kiểm soát cảm xúc luôn biết tự kiểm điểm lại bản thân sau những lỗi lầm hoặc một vấn đề tiêu cực nào đó. Họ luôn tự rút kinh nghiệm và tìm ra cách tốt hơn để khắc phục vấn đề đó nếu nó xảy ra trong tương lai.

+ Những người có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt thường có khả năng hiểu, đồng cảm với những cảm xúc của người khác một cách sâu sắc. Bằng cách đặt mình vào vị trí người đó để thấu hiểu những trạng thái tâm lý, cảm xúc mà họ đang trải qua. Điều này giúp tạo ra một môi trường tương tác tích cực, duy trì những mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp.

- Bình luận về sự đúng đắn, thiết thực của vấn đề, bác bỏ ý kiến trái ngược để củng cố quan điểm của mình (Nêu góc nhìn trái chiều):

+ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không đồng nghĩa với việc giả vờ lờ đi hoặc giấu giếm cảm xúc của mình. Thay vào đó, cần nhận ra và hiểu rõ cảm xúc để biết cách quản lý chúng một cách hiệu quả.

+ Việc giả vờ lờ đi hoặc giấu giếm cảm xúc có thể gây ra áp lực, căng thẳng, tạo ra sự không chân thành trong giao tiếp. Hãy thể hiện cảm xúc một cách chân thành, nhưng đồng thời biết điều chỉnh mức độ và cách thể hiện sao cho phù hợp với môi trường và tình huống.

+ Đừng cố gắng ép buộc bản thân phải kiểm soát cảm xúc quá mức, điều này có thể gây ra các tác dụng ngược. Khi kiểm soát quá mức, cơ thể sẽ có cảm giác căng thẳng, áp lực và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý,...

3. Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa của vấn đề, liên hệ với đời sống thực tại, rút ra bài học cho bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.304
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm